Lạm dụng ‘thuốc 6 múi’ – cơ càng to, con càng khó
Các bác sĩ nam khoa cảnh báo việc lạm dụng thuốc tăng cơ có thể khiến nam giới gặp vấn đề về tinh binh và khó có con.
Đối với những người thường xuyên tập thể hình, sử dụng những thuốc hỗ trợ tập luyện là biện pháp giúp việc tập luyện hiệu quả, cơ bắp phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên, việc lạm dụng các loại thuốc này có thể dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc. Trong đó, giảm hoặc mất khả năng có con là một trong những điều nguy hiểm nhất.
Bác sĩ Đoàn Anh Sang, chuyên gia về sức khỏe sinh sản nam giới, cho biết cách đây không lâu, một Việt kiều 34 tuổi cùng vợ đến Trung tâm Sức khỏe Nam giới Men’s Health vì hơn 2 năm chưa thể có con.
Bệnh nhân cho biết đã theo đuổi bộ môn thể hình được 7 năm và có sử dụng thuốc tăng cơ. Ban đầu, bệnh nhân tiêm thuốc một lần/tuần. Sau đó, để duy trì khối cơ, anh quyết định giảm liều và chuyển sang dùng mỗi tháng một lần.
Tuy nhiên, sau thời gian dài, vợ chồng anh rất lo âu vì cả hai chưa thể có em bé.
Lạm dụng thuốc tăng cơ thời gian dài dẫn đến tình trạng vô tinh. Ảnh: Pixabay.
Video đang HOT
Sau khi được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm để đánh giá chức năng sinh sản, các bác sĩ cho biết người đàn ông này mắc phải tình trạng vô tinh (không có tinh trùng trong tinh dịch) do rối loạn hệ thống nội tiết sinh sản. Nguyên nhân có thể là sử dụng các loại thuốc tăng cơ có nguồn gốc steroid.
“Những hợp chất này có hoạt tính sinh học tương tự nội tiết tố nam testosterone. Khi được đưa vào cơ thể, nó sẽ làm cho nồng độ nội tiết tăng cao, thậm chí dư thừa. Cơ thể sẽ đáp ứng lại ’sự giàu có testosterone ngoại sinh’ này bằng cách giảm sản xuất nội tiết ở tinh hoàn và sử dụng nguồn tài nguyên được cung cấp sẵn”, bác sĩ Sang phân tích.
Tuy nhiên, chất này không được các tế bào sinh tinh sử dụng để tạo nên tinh binh. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm chất lượng và số lượng tinh trùng ở những người sử dụng thuốc tăng cơ có nguồn gốc steroid.
Các nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cho thấy việc sử dụng testosterone liều cao trên người trưởng thành trong khoảng 6 tháng liên tục, nguy cơ dẫn đến vô tinh là 64-75%. Ngoài ra, những trường hợp sử dụng thuốc uống kéo dài từ 10-12 tuần sẽ gây nên tình trạng giảm số lượng tinh trùng.
“Việc sử dụng thuốc có thành phần nội tiết tố nhằm mục đích tăng cơ kéo dài và không kiểm soát sẽ dẫn đến nguy cơ vô sinh rất cao. Tốt nhất, người dùng nên tham vấn từ các chuyên gia, đặc biệt là lời khuyên của bác sĩ trước khi dùng thuốc”, bác sĩ Sang khuyến cáo.
Theo Zing
Ai có nguy cơ đột quỵ khi tập gym?
Thời gian gần đây, các trường hợp tập luyện bị chấn thương nặng, dẫn đến thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ, đặc biệt đột quỵ,...
không còn là hiện tượng hiếm gặp. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ tập luyện sai cách, không phù hợp với sức khỏe. Vậy nên tập luyện thế nào để phòng ngừa đột quỵ?
Theo các thông tin đăng tải, các trường hợp đột quỵ đều còn rất trẻ. Trong lúc đang tập thể hình tại một phòng tập gần nhà, nam thanh niên 17 tuổi (ngụ Bình Chánh, TP.HCM) bất ngờ bị đột quỵ, nhập viện trong tình trạng xuất huyết não nghiêm trọng, được cứu sống ngoạn mục. Rồi trường hợp đang tập gym tại phòng tập, nam thanh niên 23 tuổi, quốc tịch Australia, bị đột quỵ, ngừng tuần hoàn. Một sự việc đau lòng khác xảy ra cách đây không lâu tại Thanh Hóa, một nam sinh lớp 12 đã tử vong ngay tại phòng tập gym. Nguyên nhân ban đầu được xác định nam thanh niên này bị đột quỵ.
Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não, xảy ra khi một phần não bộ bị tổn thương do tắc mạch máu đi nuôi não gây đột quỵ, hoặc nhồi máu não hay vỡ mạch máu não làm đột quỵ xuất huyết não. Não không được cung cấp oxy, đột ngột ngưng trệ trong vài phút, tế bào não bắt đầu chết dần, có thể tử vong bất cứ lúc nào.
Khi tập luyện, nhịp tim sẽ thay đổi, đập nhanh hơn. Nếu không thường xuyên tập luyện để kiểm soát nhịp tim, sẽ rất nguy hiểm khi nhịp tim tăng nhanh, huyết áp cũng tăng cao, kèm theo đó là các cơn thiếu máu não, thường chỉ thoáng qua, kéo dài trong vài phút sau đó người bệnh trở lại trạng thái bình thường. Nhưng đó lại dự báo những cơn đột quỵ sau này.
Các dấu hiệu của đột quỵ có thể nhận thấy như: Đau đầu dữ dội, choáng váng, cứng cổ và buồn nôn. Gặp khó khăn trong việc nói và hiểu người khác nói gì. Mắt mờ hoặc mù một bên, thấy hình nhân đôi. Mất ý thức: người bệnh sững sờ, không biết gì, khó đánh thức hoặc đột ngột, đôi khi tử vong ngay.
Những người mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp, bệnh về hô hấp, hen suyễn, nghiện rượu bia, thuốc lá, người cao tuổi đang có rối loạn về nhận thức là những đối tượng dễ gặp đột quỵ khi tập gym.
Tập luyện trong phòng gym phù hợp hầu hết mọi đối tượng. Tuy nhiên, thể trạng của mỗi người không giống nhau, nên phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe để điều chỉnh lượng bài tập, chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý.
Khi tập luyện, người mắc các bệnh trên cần cẩn thận, tránh vận động quá sức, tốt nhất nên có huấn luyện viên quan sát và kiểm tra nhịp tim liên tục để đảm bảo sự an toàn. Người mắc các bệnh mạn tính liên quan đến tim mạch, hô hấp cần lưu ý chế độ tập luyện, dinh dưỡng sau: Luôn kiểm tra nhịp tim và giữ nhịp tim ở vùng an toàn khi tập luyện (
Luôn mang theo thuốc xịt hen suyễn (phòng khi bị lên cơn trong lúc tập luyện). Nên điều chỉnh trọng lượng cơ thể để tránh béo phì ảnh hưởng đến các bệnh về tim mạch. Ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày. Tập luyện 3-5 ngày/tuần để cải thiện và duy trì tình trạng sức khỏe tốt. Không nên ăn quá mặn, giảm lượng muối không quá 1,5g/ngày. Tránh thức ăn có lượng cholesterol cao. Không uống nhiều rượu bia, không hút thuốc lá. Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
Để an toàn khi tập gym, bạn nên kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi tập để đảm bảo mình hoàn toàn khỏe mạnh để chịu được môn thể thao gắng sức và tìm đến một huấn luyện viên thể hình hướng dẫn các bước tập ban đầu, phù hợp với sức khỏe của bạn. Tập luyện với tư thế chuẩn, kể cả chi tiết nhỏ nhất. Nên tập các bài tập có tác dụng tăng sức khỏe cho hệ tim mạch.
Khi tập luyện, chỉ nên chạm ngưỡng cao nhất là mức độ hơi khó thở nhưng vẫn có thể trò chuyện được. Không lao vào tập gắng sức liên miên mà nên đan xen các khoảng nghỉ. Nguyên tắc là chỉ tập hiệp tiếp theo khi nhịp tim, hơi thở và huyết áp đã trở lại ổn định. Tập luyện ở những nơi thoáng khí, cố gắng ra ngoài hít thở thật nhiều oxy nếu bạn đang phải tập ở nơi thiếu oxy.
Nếu ngày hôm đó tập luyện mà bạn bị mệt hoặc cảm thấy có dấu hiệu khác thường, hãy dừng việc tập luyện ngay lập tức và nghỉ ngơi trong ít nhất 3 ngày. Nên đi khám bác sĩ ngay nếu thấy các dấu hiệu của đột quỵ ngày một rõ nét.
BS. Nguyễn Đức Hùng
Theo Sức khỏe & Đời sống
5 điểm cho thấy chàng sở hữu lượng tinh binh khỏe mạnh, sẵn sàng cho việc thụ thai Trên thực tế, một số dấu hiệu ở nam giới cho thấy anh ấy sở hữu tinh binh khỏe mạnh, sẵn sàng cho việc thụ thai. Tóc khỏe Nếu tóc, lông trên cơ thể đàn ông dày, mượt, điều đó có nghĩa rằng estrogen của cơ thể của người đàn ông tương đối mạnh và các hormone được tiết ra tương ứng với...