Lạm dụng canxi, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học cho thấy, các tác dụng phụ của việc bổ sung canxi có thể là: táo bón và rối loạn dạ dày.
Các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn có thể là: buồn nôn, nôn, chán ăn, giảm cân bất thường, tâm thần hoặc tâm trạng thay đổi, cơ/ xương đau, đau đầu, khát nước, đi tiểu nhiều, yếu và mệt mỏi. Phản ứng dị ứng cũng có thể có trong danh sách các tác dụng phụ của canxi.
Pho mát là thực phẩm giàu chất canxi
Theo lý thuyết, canxi trong các chất bổ sung thực sự có thể xâm nhập vào các mảng béo được tìm thấy trong các động mạch, khiến các mảng bám cứng lại và làm tăng nguy cơ đau tim.
Một nghiên cứu được tiến hành bởi Sabine Rohrmann, Tiến sĩ từ Đại học Zurich, nhóm của bà đã theo dõi khoảng 24.000 nam giới và phụ nữ trong 11 năm. Những người tham gia được yêu cầu hoàn thành các cuộc điều tra thực phẩm. Họ cũng được phỏng vấn liên quan đến lượng vitamin và khoáng chất.
Khi nhìn vào hiệu quả của việc bổ sung canxi, các nhà nghiên cứu thấy rằng, những người bổ sung canxi tăng nguy cơ các cơn đau tim lên 86% so với cá nhân không uống bổ sung. Trong khi cần có nhiều nghiên cứu bổ sung để xác nhận mối liên kết này, tốt nhất là nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu có một chế độ bổ sung canxi để đảm bảo an toàn.
Video đang HOT
Bổ sung canxi từ các thực phẩm tự nhiên trong chế độ ăn hàng ngày là cách tốt nhất tránh được tác dụng phụ kể trên.
Những nguồn thực phẩm giàu canxi bao gồm: sữa, pho mát, các sản phẩm sữa chua, các loại rau lá màu xanh đậm, các loại đậu, đậu phụ và một số loại hải sản (cá mòi, cá thu, cá hồi).
Điều quan trọng, phải nhớ rằng: dù cho “nạp” canxi một cách tự nhiên vào cơ thể nhưng quá nhiều vẫn có thể dẫn đến các tác dụng phụ như: sỏi thận, táo bón, canxi lẫn trong mạch máu, suy giảm khả năng hấp thu sắt và kẽm, tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
Để an toàn, đàn ông và phụ nữ tuổi từ 19-50 nên tiêu thụ không quá 2.500 mg/ngày và những người trên 50 tuổi nên tiêu thụ không quá 2.000 mg/ngày để tránh tác dụng phụ không mong muốn từ canxi.
Theo an ninh thủ đô
Con lùn bởi mẹ cho ăn sai cách
Đừng đổ lỗi cho tạo hóa, sự thấp bé của con có một phần lỗi từ phía cha mẹ, cụ thể là từ cách mẹ cho con ăn hàng ngày.
Thiếu hụt canxi không chỉ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng cơ thể nói chung mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của bé. Tuy nhiên trên thực tế, rất nhiều bé dù ăn nhiều canxi nhưng vẫn không thể cao. Theo Khám phá, nguyên nhân là bởi trẻ không chuyển hóa canxi tốt và mẹ không biết cách gia tăng sự hấp thụ canxi cho con.
Sau đâu là những kinh nghiệm dành cho các bà mẹ nếu thực sự không muốn thấy con mình với một chiều cao khiêm tốn:
Số lượng thịt, cá quá nhiều cũng giảm hấp thụ canxi
Lượng protein nạp vào cơ thể quá mức cũng làm giảm hấp thụ canxi. Thí nghiệm cho thấy: nếu một ngày trẻ ăn 80 gram protein thì sẽ có 37 mg canxi bị mất. Nếu lượng protein hàng ngày lên tới 240 gram và bổ sung hẳn 1400 mg canxi thì cũng sẽ "thất thoát" mất 137 mg canxi. Do đó, mẹ nên sắp xếp khẩu phần ăn của trẻ và lượng thịt cá bé nạp vào mỗi ngày sao cho không phá vỡ sự cân bằng của thực phẩm.
Trộn canxi với thức ăn, sữa
Một số cha mẹ nghiền nát viên canxi và trộn lẫn với thức ăn hoặc sữa để cho bé ăn. Phương pháp này rất phản khoa học. Trẻ chỉ có thể hấp thụ tối đa 20% canxi trộn lẫn trong thức ăn, phần còn lại sẽ bị bài tiết sau khi tiêu hóa. Lượng canxi tồn đọng nhiều, lâu ngày sẽ gây ra táo bón ở trẻ.
Bổ sung canxi nhưng không có vitamin D
Để hấp thụ canxi, trẻ phải tiêu thụ vitamin D. Không có vitamin D, cơ thể không thể tạo ra một hormone gọi là calcitriol, trong khi đó hormone này lại góp phần hấp thu canxi. Ngoài việc tắm nắng cho trẻ, vitamin D có thể bổ sung qua đường uống hoặc qua một số loại thực phẩm như sữa, lòng đỏ trứng, cá hồi, nấm, dầu gan cá, pho mát...
Quá nhiều phốt pho khiến mất canxi
Trong những trường hợp bình thưởng, tỷ lệ canxi : phốt pho trong cơ thể là 2:1. Nói cách khác, lượng canxi nạp vào phải gấp đôi lượng phốt pho. Nếu mẹ cho con ăn đúng theo tỷ lệ này, cơ thể bé sẽ hấp thụ canxi tốt hơn. Vậy nhưng thực tế thì sao? Quá nhiều bà mẹ cho con uống nước có ga, nước ngọt, cà phê, bánh mì kẹp thịt, bánh pizza, khoai tây chiên và các loại thực phẩm chứa nhiều phốt pho khác. Kết quả tỷ lệ canxi : phốt pho trong cơ thể lên đến 1:10 hoặc thậm chí nhiều hơn. Quá nhiều phốt pho sẽ "đánh bật" canxi ra khỏi cơ thể trẻ, dẫn đến thiếu hụt canxi.
Không kiểm soát chặt lượng muối
Hấp thụ muối quá nhiều có thể sẽ làm tăng sự bài tiết các khoáng chất qua đường tiết niệu, đặc biệt là bài tiết canxi. Nói cách khác, càng ăn nhiều muối cơ thể sẽ càng bài tiết ra nhiều canxi. Với trẻ nhỏ, cơ thể rất nhạy cảm với muối nên mức độ bài tiết còn nhiều hơn người lớn. Chính vì vậy, đây lại là một lý do nữa để thuyết phục các bà mẹ không nên cho con ăn muối quá sớm và quá mặn.
Ăn nhiều rau màu xanh thẫm khi bổ sung canxi
Một số loại rau như rau bina, rau dền, măng tây, hành, đậu trắng, đậu tương, có chứa oxalat dễ dàng kết hợp với canxi trong cơ thể để tạo thành canxi oxalate, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ canxi trong cơ thể. Vì vậy khi bổ sung canxi cho con mẹ nên lưu ý đến điều này.
Theo SKGĐ
Thai chậm tăng cân có nên bổ sung canxi Em 30 tuổi, mang thai bé thứ 2 được 19 tuần, nhưng tăng có 2 kg. Em sợ thiếu canxi nên mua thêm canciium 600 vitamin D vì em không uống được sữa bà bầu và các loại sữa. Em không biết thừa canxi có hại gì cho bé không. Tại em không có các triệu chứng như chuột rút, co cơ, chỉ...