Lâm Đồng: Tiết kiệm 50% nước tưới cà phê bằng công nghệ thông minh
Tiết kiệm 50% lượng nước, kiểm soát được phân bón, giảm chi phí mà vẫn tăng năng suất cà phê là hiệu quả từ mô hình tưới nước bằng cảm biến và công nghệ thông minh đang được triển khai tại Lâm Đồng.
Tỉnh Lâm Đồng có trên 170.000ha cà phê với sản lượng trên 450.000 tấn/năm, nhưng một phần diện tích này luôn trong tình trạng thiếu nước, đặc biệt là tại các huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm. Vì vậy, Ngân hàng Thế giới (WB) đã tài trợ cho dự án VnSAT với các mô hình thí điểm tưới tiết kiệm nước cho cây cà phê bằng cảm biến và công nghệ tưới thông minh.
Đại diện VnSAT giới thiệu dự án tại huyện Di Linh. Ảnh: P.V
Dự án đã hỗ trợ cho các nông hộ 50% chi phí để lắp đặt hệ thống tưới cho cà phê. Hiện đã có 17 hộ dân áp dụng thí điểm, được lắp ráp các thiết bị tưới thông minh như đồng hồ bấm giờ, đồng hồ đo lưu lượng nước tưới, trạm đo khí hậu…
Ông Nguyễn Viết Hợi (ngụ thôn Tầm Xá, xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà) cho biết, tưới tiết kiệm giống như “mưa dầm thấm lâu”, lượng nước tưới không ồ ạt mà được thấm dần vào đất, tập trung tại gốc cà phê, cung cấp nước và dinh dưỡng vừa đủ một cách thường xuyên theo nhu cầu sinh trưởng của cây. Việc bón phân hòa tan trong nước tưới cũng sẽ hạn chế thất thoát, giảm công sức lao động.
Video đang HOT
Cũng là người tiên phong lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm, bà Lại Thị Hiền (xã Tân Lâm, huyện Di Linh) cho biết, gia đình bà đã xây bể chứa nước khoảng 10m3 nước cùng hệ thống máy bơm, đồng hồ đo nước và các van chia ra nhiều hướng khác nhau. Một hệ thống ống nước nhỏ được lắp đặt dưới mặt đất khoảng 2 – 5cm thuận lợi cho việc tưới nhỏ giọt.
Bà Hiền phấn khởi nói: “Với mô hình này, lượng nước luôn được kiểm soát, không thừa mà cũng không thiếu, đồng thời giúp nông dân kiểm soát được phân bón, tiết kiệm chi phí và tăng năng suất cây trồng”.
Ông Trần Nhật Thi – Phó Chủ tịch UBND huyện Di Linh cho biết, những mô hình tưới tiết kiệm, vừa đủ lượng nước cho từng loại cây trồng rất được khuyến khích tại địa phương. Tuy nhiên, người dân cũng cần thay đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, sử dụng tiết kiệm nước tại những vùng thiếu nước, áp dụng các biện pháp tưới nhỏ giọt, phun mưa tự động.
Đại diện VnSAT tại Lâm Đồng cho hay, dự án được khởi động từ giữa năm 2015 với tổng nguồn vốn thực hiện khoảng 197 tỷ đồng, triển khai trên 8 huyện, thành phố trọng điểm trồng cà phê của Lâm Đồng. Mục tiêu của dự án là hỗ trợ 14.700 hộ nông dân áp dụng công nghệ tiên tiến để canh tác bền vững trên diện tích tối thiểu 16.000ha cà phê, đồng thời khuyến khích áp dụng rộng rãi.
Theo Danviet
Lâm Đồng: "Cơn mưa vàng", tiết kiệm hàng tỷ đồng tiền tưới
Sau chuỗi ngày nắng nóng khô hạn, tại Lâm Đồng đã xuất hiện những cơn mưa đầu mùa được ví như "cơn mưa vàng" làm người dân phấn khởi, tiết kiệm được nhiều tỷ đồng chi phí tưới cà phê.
Trong hai ngày 6 - 7.3 tại Lâm Đồng đã xuất hiện những cơn mưa đầu mùa ở huyện Bảo Lâm, TP.Đà Lạt và Bảo Lộc với thời gian khá dài làm người dân trong vùng phấn khởi.
Trước đó, tiết trời nắng nóng và khô hạn đã khiến nhiều diện tích cà phê của tỉnh trong tình trạng "khát nước", héo rũ, khô nụ. Ngoài việc tận dụng các nguồn nước sông, suối, ao hồ thì có nhiều người dân vẫn đang ngóng chờ một cơn mưa để giải tỏa cơn khát.
Cơn mưa đầu mùa đã giải tỏa cơn khát sau nhiều ngày nắng nóng. Ảnh: Văn Long.
Theo thống kê tại huyện Bảo Lâm có khoảng 6.000 ao hồ do người dân tự đào, phân bổ khắp các xã, thị trấn. Tuy nhiên mới chỉ đảm bảo được cho người dân tưới được khoảng 85% diện tích cà phê. Chính vì vậy, những cơn mưa đầu mùa đã giảm bớt chi phí tưới chống hạn cho nhiều hộ gia đình.
"Cơn mưa vàng" xuất hiện ở Lâm Đồng đã giúp người trồng cà phê tiết kiệm hàng tỷ đồng chi phí tưới nước trong bối cảnh giá xăng, giá điện tăng...Ảnh: IT.
Nhiều người tỏ ra khá bất ngờ về cơn mưa bất chợt tại Đà Lạt. Những điểm dừng của xe buýt trở thành nơi trú mưa. Ảnh: Văn Long.
Tại TP .Bảo Lộc và Đà Lạt cũng đã có mưa lớn kéo dài khoảng 30p. Thậm chí nhiều người còn khá bất ngờ về cơn mưa chiều ngày 6 và 7.3. Ghi nhận của PV tại TP. Đà Lạt, khu vực đường 3 tháng 4, Hồ Xuân Hương, ngã 5 Đại học... và khu vực lân cận có mưa lớn, phá bỏ thời tiết nắng nóng nhiều ngày.
Cơn mưa cũng làm cho nhiều hộ dân tại TP.Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm giảm được chi phí tưới. Ảnh CTV.
Theo Danviet
Lâm Đồng: Bùng phát dịch lở mồm long móng, lợn chết vứt đầy suối Những con lợn mắc dịch lở mồm long móng (LMLM) tại xã Gia Lâm (huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) được người dân đem vứt xuống đầy con suối Cam Ly gây ô nhiễm môi trường, bốc mùi hôi thối nồng nặc và đặc biệt là khiến nguy cơ bùng phát dịch lan rộng ra các địa bàn lân cận. Dẫn PV đi...