Lâm Đồng thúc tiến độ dự án 25.000 tỷ đồng của Sài Gòn – Đại Ninh
Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng mới đây đã có công văn đề nghị chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng, UBND tỉnh Lâm Đồng thống nhất chủ trường cho Công ty cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh được gia hạn thời gian đưa đất vào sử dụng 24 tháng (kể từ ngày ký Văn bản số 725/UBND-ĐC) đối với dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh tại huyện Đức Trọng và đề nghị Công ty này tập trung các nguồn lực đầu tư hoàn thành dự án đi vào hoạt động theo cam kết và quy định.
Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo từ UBND tỉnh và quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng đề nghị Sài Gòn – Đại Ninh đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án nêu trên mà không phải chờ khi có giá đất chuyển mục đích sử dụng đất và nộp xong tiền sử dụng đất mới triển khai đầu tư các hạng mục của dự án.
Cũng theo Sở này, việc xác định giá giao quyền sử dụng đất sẽ thực hiện đồng thời với thủ tục triển khai đầu tư xây dựng dự án.
Dự án khu đô thị thương mại, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh (tên gọi khác là khu đô thị Nam Đà Lạt) do Công ty CP Đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh đầu tư, tại địa bàn TP. Đà Lạt và huyện Đức Trọng. Khu đô thị Nam Đà Lạt có tổng vốn đầu tư 25.243 tỷ đồng, diện tích hơn 3.595ha (trong đó có 1.306ha đất quy hoạch lâm nghiệp). Thuộc các xã Phú Hội, Tà Hine, Ninh Loan và Ninh Gia – huyện Đức Trọng) đã được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Cổ phần Đầu tư du lịch Sài Gòn – Đại Ninh làm chủ đầu tư vào cuối năm 2010.
Từ năm 2012, UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định cho Công ty cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở để thực hiện dự án.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 5/10/2022, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có báo cáo gửi UBND tỉnh Lâm Đồng về tình hình thực hiện các công trình trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI đến tháng 9 năm 2022 và các nhiệm vụ, giải pháp các tháng cuối năm 2022.
Đơn vị cho biết, dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư ngày 30/12/2010 cho Sài Gòn Đại – Ninh với mục tiêu đầu tư xây dựng, kinh doanh Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái.
Dự án có quy mô đầu tư gồm các khu biệt thự, công trình công cộng, cây xanh công viên; diện tích hơn 3.595 ha, tổng vốn đầu tư 25.243 tỷ đồng.
Đến thời điểm báo cáo, Công ty đã hoàn thành thủ tục thuê đất, thuê rừng để triển khai dự án với diện tích 1.428,3ha; được chuyển mục đích sử dụng đất giai đoạn 1; phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500; phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường – hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng.
Công ty cũng đã xây dựng một số công trình kiến trúc, san gạt đường giao thông và rải cấp phối một số đoạn đường, với vốn đã đầu tư 2.296 tỷ đồng, chiếm 9% tổng mức đầu tư.
Sau khi tổ chức rà soát theo Kết luận số 929 ngày 12/6/2020 và 1033 ngày 30/6/2021 của Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh đã thống nhất chủ trương cho Sài Gòn – Đại Ninh tiếp tục triển khai thực hiện dự án. Sau đó, dự án đã được UBND tỉnh gia hạn thời gian đưa đất vào sử dụng tại văn bản 725 ngày 28/01/2022.
Ngày 27/5, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh đã làm việc với Công ty, yêu cầu cam kết tiến độ và thực hiện ký quỹ đảm bảo thực hiện dự án, hoàn thành trước ngày 30/6/2022.
Đến ngày 5/7/2022, Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh có văn bản đề nghị các sở, ngành liên quan rà soát lại phương án giá đất cụ thể tính thu tiền sử dụng đất của dự án theo quy định.
Tổ đối thoại, giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng hoạt động tích cực
Tháng 1 năm 2022, UBND tỉnh Lâm Đồng thành lập Tổ công tác đối thoại và giải quyết kiến nghị, khó khăn cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, do ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Tổ trưởng và lãnh đạo một số sở, ngành có liên quan là thành viên.
Sản xuất tại Công ty Trách nhiệm Dệt tơ tằm Việt Silk. Ảnh minh họa: Nguyễn Dũng/TTXVN
Qua 6 tháng hoạt động, Tổ công tác đã tham gia tích cực vào việc thay mặt UBND tỉnh để đối thoại với các doanh nghiệp, đồng thời giải quyết kiến nghị, khó khăn cho các doanh nghiệp vừa được phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Trong hoạt động khảo sát, lấy ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp và tổng hợp kiến nghị từ Liên minh hợp tác xã và các hiệp hội, Tổ đã thực hiện 1 đợt khảo sát, phát ra 1.300 phiếu và gửi trực tiếp đến email của các doanh nghiệp.
Qua ý kiến của các doanh nghiệp, đánh giá tỉnh Lâm Đồng chu đáo, hướng dẫn tận tình khi tới làm các thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký đầu tư; hài lòng khi doanh nghiệp tới liên hệ hoặc ứng dụng công nghệ thông tin làm các thủ tục về đất đai, môi trường; đánh giá khá tốt và không có vướng mắc khi thực hiện chính sách thuế, hải quan.
Đối với các chi phí không chính thức được 1 số doanh nghiệp đánh giá ở mức chấp nhận được. Các khoản phí, lệ phí và chi phí không chính thức giảm bớt; đã có những thay đổi tích cực trong năm của nhà nước đối với doanh nghiệp, được doanh nghiệp đánh giá cao về thủ tục, giấy tờ giảm nhiều...
Tuy nhiên, một số nội dung cũng được doanh nghiệp đánh giá chưa tốt như còn chậm trễ trong việc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quy hoạch đất của tỉnh chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp; kiến nghị giải quyết ô nhiễm của Công ty TNHH Appolo Việt Nam do doanh nghiệp khác gây ra tại khu công nghiệp Lộc Sơn - Phú Hội đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Trong việc thanh, kiểm tra, các doanh nghiệp vẫn phải đưa quà cáp hoặc trả các khoản phí không chính thức cho cán bộ thanh tra, số lần kiểm tra doanh nghiệp mỗi năm còn vượt quá quy định; các doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn khi thực hiện quyết định chủ trương đầu tư, thủ tục giải phóng mặt bằng, thủ tục liên quan đến quy hoạch xây dựng, thẩm định báo cáo tác động môi trường.
Theo đánh giá của các doanh nghiệp thì một số lĩnh vực vẫn còn phiền hà nhiều nhất khi thực hiện các thủ tục hành chính là bảo hiểm xã hội; đất đai, giải phóng mặt bằng; xây dựng và thanh quyết toán qua kho bạc.
Đặc biệt, vẫn còn những thông tin mà doanh nghiệp không thể tiếp cận như Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm và giai đoạn 5 - 10 năm của tỉnh; kế hoạch về các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng mới; các kế hoạch đầu tư của tỉnh; các mẫu đơn xin đăng ký kinh doanh và sử dụng đất; địa chỉ và số điện thoại liên hệ của cán bộ nhà nước cấp tỉnh; dữ liệu về các doanh nghiệp đã đang ký kinh doanh của tỉnh...
Theo thông tin từ UBND tỉnh Lâm Đồng: hiện tại trên địa bàn toàn tỉnh có 11.937 doanh nghiệp đang hoạt động cùng với 5 Liên hiệp hợp tác xã, 479 hợp tác xã và Quỹ tín dụng nhân dân.
Trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh có 703 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký trên 10.300 tỷ đồng, tăng 7,3% số doanh nghiệp và tăng 18,7% về vốn đăng ký. Cũng trong thời gian này, 374 doanh nghiệp đăng ký tạm dừng hoạt động; 100 doanh nghiệp giải thể và 226 doanh nghiệp hoạt động trở lại. Toàn tỉnh có 9 dự án được cấp Quyết định chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 703 tỷ đồng, quy mô 77,9 ha...
Vụ xâm hại hồ thủy lợi Próh ở Lâm Đồng: Sẽ xử lý kiên quyết, không có vùng cấm Từ đầu năm 2021, hồ Próh - một trong những hồ thủy lợi lớn nhất ở tỉnh Lâm Đồng bắt đầu bị xâm hại nghiêm trọng và kéo dài cho đến nay. Tại cuộc giao ban báo chí ngày 11/7, trước thông tin về tình trạng này, ông Trần Văn Hiệp - Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng tuyên bố sẽ xử lý...