Lâm Đồng: Thêm hàng chục bệnh nhân nhập viện sau khi ăn bánh mỳ Liên Hoa
Chiều 23/3, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng cho biết đã có thêm 36 người đến khám và nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt sau khi ăn bánh mì Liên Hoa, nâng tổng số người nhập viện lên 86 trường hợp.
Lúc 9h45, tiệm bánh này vẫn chưa đóng cửa hoàn toàn dù đã được cơ quan chức năng yêu cầu đình chỉ hoạt động.
Nhiều trường hợp khác là du khách ở các tỉnh, thành phố khác thông tin cho các cơ quan báo chí là cũng mới bị ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mỳ thương hiệu Liên Hoa ở thành phố Đà Lạt.
Tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt, từ sáng 22/3 đến sáng 23/3 có thêm 23 bệnh nhân bị ngộ độc đến khám và điều trị. Những bệnh nhân này đều khai báo có các triệu chứng như: rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, sốt, đi ngoài… sau khi ăn bánh mì Liên Hoa. Còn Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Lâm Đồng cũng tiếp nhận thêm 13 bệnh nhân nhập viện sau khi ăn bánh mì Liên Hoa. Trong tổng số 86 bệnh nhân nhập viện từ ngày 17/3 đến 23/3, đã có 45 bệnh nhân được xuất viện, hiện có 41 bệnh nhân tiếp tục điều trị tại 2 bệnh viện trên.
Lãnh đạo sở Y tế Lâm Đồng cho biết, Sở đang chỉ đạo Phòng Y tế Đà Lạt tham mưu cho UBND thành phố xử phạt nghiêm do hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng; đồng thời chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thường trực tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố, nếu có bệnh nhân mới nhập viện sẽ lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm xác định nguyên nhân. Hiện Đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố Đà Lạt đã xuống các cơ sở sản xuất và kinh doanh bánh mỳ thương hiệu Liên Hoa, lập biên bản và xử phạt các hành vi vi phạm trong kinh doanh ăn uống.
Trước đó ngày 22/3, phóng viên TTXVN đã đưa tin từ ngày 18/3/2022, tại thành phố Đà Lạt đã xuất hiện hàng chục ca, trong đó có cả vận động viên đang thi đấu và du khách ngoại tỉnh bị rối loạn tiêu hóa, triệu chứng của ngộ độc thực phẩm như đau bụng, nôn mửa, sốt, đi ngoài… . Các trường hợp này chủ yếu nhập viện tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt và Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng. Tất cả các bệnh nhân đều khai báo đã ăn bánh mỳ tại các cơ sở lấy tên Bánh mỳ Liên Hoa Bakery.
Trên địa bàn hiện có trên 10 tiệm bánh mỳ mang tên Liên Hoa; tuy nhiên chỉ có 1 cơ sở chính là của Hộ kinh doanh Liên Hoa trên đường 3/2. Các cơ sở khác lấy bánh mỳ từ cơ sở gốc này rồi tự chế biến nhân bánh và bán cho khách hàng. Tất cả cùng sử dụng thương hiệu Liên Hoa Bakery. Khi cơ quan chức năng kiểm tra, chủ các cơ sở không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc nguyên liệu sản xuất bánh mì, nhân bánh và cũng không có mẫu thực phẩm lưu theo quy định.
Sau khi các cơ quan báo chí đưa tin, nhiều du khách ở các địa phương khác đã thông tin họ cũng đã từng bị ngộ độc thực phẩm khi ăn bánh mỳ tại các cơ sở có thương hiệu Liên Hoa Bakery tại thành phố Đà Lạt.
Hiện, toàn bộ hệ thống sản xuất, kinh doanh bánh mỳ mang thương hiệu Liên Hoa Bakery tại thành phố Đà Lạt đã được yêu cầu tạm ngừng hoạt động cho tới khi cơ quan chức năng xử lý xong vụ việc.
Video đang HOT
Bà Trần Thị Ý Nhi, chủ cơ sở Liên Hoa Bakery tại số 165 Phan Chu Trinh cho biết, sau khi sự việc xảy ra, bà đã cùng nhân viên tới thăm hỏi các vận động viên đang thi đấu tại Trung tâm huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh Lâm Đồng cùng một số khách hàng khác bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mỳ của cơ sở.
Lâm Đồng: Trồng khoai tây cho "ăn" phân bón hữu cơ, nhổ lên xem thử nhà nông bất ngờ vì nhiều củ
Nằm trong Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ đến năm 2025 của tỉnh Lâm Đồng, mô hình sử dụng phân bón Mekofer trên cây khoai tây tại huyện Đơn Dương đã giúp nông dân tiết giảm được gần 17% chi phí, đồng thời cũng nâng cao năng suất so với lối canh tác truyền thống...
Ông Phạm Văn Trị, Chủ nhiệm Hợp tác xã Phi Vàng (thứ 3 từ trái sang) đang giới thiệu hiệu quả của việc bón phân hữu cơ với đại diện Cục BVTV. Ảnh: Quốc Hải
Ông Phạm Văn Trị, Chủ nhiệm Hợp tác xã Phi Vàng (xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) cho hay, năm nay là năm đầu tiên gia đình ông áp dụng quy đình bón phân hữu cơ Mekofer cho 1.000m2 khoai tây.
Cụ thể, ở giai đoạn bón lót, ông Trị sử dụng 125kg phân hữu cơ Mekofer. Đến giai đoạn bón thúc, ông sử dụng 75kg phân bón 9-6-3-9HC và 75kg 7-7-7-9 hữu cơ. Tổng chi phí phân bón cho 1.000ha này là 2.662.000 đồng.
Trong khi đó, với 1.000 m2 khoai tây đối chứng, ông sử dụng 30 bao phân dê trong giai đoạn bón lót.
Tiếp đến trong giai đoạn bón thúc, ông sử dụng phân bón 85kg Super Lân; 50kg NPK 15-9-20; 25kg K2SO4; 15kg MgSO4 và 30kg Nitrate bor. Tổng chi phí cho 1.000 m2 khoai tây đối chứng này là 3.191.000 đồng.
Bất ngờ với năng suất, chi phí của mô hình
Sau 60 ngày, cây khoai tây trên vườn áp dụng mô hình phát triển vượt trội, thân cứng cáp, lá xanh mướt. Điều đặc biệt đất tơi xốp, hệ vi sinh được cải thiện.
Ông Trị thổ lộ: "Đến nay, khoai tây có sự phát triển đồng đều, lượng củ nhiều hơn so với mô hình khoai tây đối chứng. Đặc biệt, việc áp dụng phân hữu cơ giúp gia đình tôi giảm được tới 16,6% chi phí so với các sử dụng phân bón thông thường. Năng suất dự kiến cũng đạt 35 tấn/ha, trong khi khoai tây ở ruộng đối chứng chỉ đạt tầm 30-32 tấn/ha".
Trực tiếp "lội ruộng" để thăm mô hình trồng khoai tây hữu cơ, ông Vũ Thắng, Phó Trưởng phòng Quản lý phân bón Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NNPTNT), đánh giá: "Quan sát bằng mắt thường cũng như đào thử một số gốc khoai tây giữ hai ruộng trình diễn và đối chứng, có thể thấy luôn cây khoai tây ở ruộng trình diễn xanh tốt hơn, cây cứng cáp và cho lượng củ nhiều hơn".
Cây khoai tây sử dụng phân bón hữu cơ xanh tốt hơn so với khoai tây ở ruộng đối chứng sử dụng phân bón vô cơ. Ảnh: Quốc Hải
Đặc biệt, theo chia sẻ của vị đại diện Cục Bảo vệ Thực vật, trong bối cảnh giá phân bón tăng mạnh như hiện nay, việc sử dụng phân bón hữu cơ giúp vừa tiết giảm chi phí, vừa tăng năng suất là một giải pháp rất hiệu quả.
"Ở nước ta, người dân ở nhiều vùng trồng đã sử dụng phân bón vô cơ hoặc sử dụng chưa cân đối giữa phân bón hữu cơ và vô cơ đã dẫn đến tình trạng thoái hóa.
Về phía Cục Bảo vệ thực vật, để góp phần cải thiện môi trường, thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp bền vững, thời gian qua Cục đã và đang triển khai các giải pháp tăng cường sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ...", ông Vũ Thắng, Phó Trưởng phòng Quản lý phân bón Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN-PTNT).
"Thời gian qua, Cục đã phối hợp cùng với trên 20 doanh nghiệp sản xuất phân bón thúc đẩy nghiên cứu, sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ.
Trong đó Công ty Mekofer là một trong các doanh nghiệp đã ký kết hợp tác cùng Cục BVTV về việc nhằm triển khai các mô hình trình diễn bón phân cân đối trên một số cây ăn trái, cây rau màu.
Đồng thời phối hợp tập huấn, hướng dẫn cho nông dân các quy trình sử dụng phân bón hữu cơ tiết kiệm, hiệu quả", ông Thắng chia sẻ thêm.
Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Lâm Đồng
Ông Nguyễn Văn Châu - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết, Lâm Đồng là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ đến năm 2025. Đề án này xuất phát trên nền tảng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh và hệ thống chứng nhận các nông sản của Lâm Đồng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
"Mô hình sử dụng phân bón hữu cơ Mekofer trên cây khoai tây tại huyện Đơn Dương cũng nằm trong đề án này, nên ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng cũng đang khuyến khích nông dân ứng dụng mô hình này để vừa tăng năng suất, vừa tiết giảm chi phí so với cách canh tác thông thường", ông Châu nói.
Ngoài ra, theo ông Châu, tỉnh Lâm Đồng cũng khuyến khích doanh nghiệp mở rộng quy mô đầu tư, xây dựng những mô hình nông nghiệp hữu cơ phù hợp với từng loại cây trồng, vật nuôi để được các tổ chức thẩm quyền cấp chứng nhận, từng bước nhân rộng trên địa bàn...
Ông Vũ Thắng, Phó Trưởng phòng Quản lý phân bón Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN-PTNT) đánh giá rất cao mô hình sử dụng phân bón hữu cơ trên cây khoai tây ở Lâm Đồng. Ảnh: Quốc Hải
Ở góc độ khác, TS Trần Văn Thịnh, Bộ môn Khoa học Đất - Phân bón, Phó Trưởng khoa Nông học (Trường Đại học Nông lâm TP.HCM) cho biết, những năm qua, đất đai sản xuất vùng Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên đã và đang chịu những tác động từ biến đổi khí hậu. Đất đai bị xói mòn trên diện rộng, khô hạn, có nơi đá ong hóa hoặc kết vón, hệ số pH thấp.
Thêm vào đó, việc bà con nông dân sử dụng nhiều phân bón hóa học sẽ làm mất cân bằng tự nhiên trong môi trường đất, các chất hóa học khi ngấm vào đất, lượng acid trong đất sẽ tăng, làm cho đất bị chua, bạc màu...
"Để khắc phục tình trạng này, nông dân cần sử dụng phân bón hữu cơ và axit humic để cải thiện độ phì cho đất, cung cấp nguồn dinh dưỡng carbon cho vi sinh vật, cung cấp dinh dưỡng tự nhiên giúp cây phát triển tốt, từ đó tăng năng suất và chất lượng nông sản...", ông Thịnh nói.
24 dự án ở khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm chậm tiến độ Ngày 17/3, Ban quản lý Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm cho biết, tại đây hiện có 24 dự án đang triển khai, hầu hết các dự án đều chậm tiến độ theo quy định. Ngoài ra, còn có 3 dự án đầu tư khác đã bị UBND tỉnh Lâm Đồng thu hồi. Khu du lịch hồ Tuyền Lâm. Ảnh: Phạm...