Lâm Đồng: Làm nông nghiệp công nghệ cao để hút khách du lịch
Lâm Đồng là địa phương có nền nông nghiệp công nghệ cao phát triển nên các cá nhân, tổ chức cũng chú trọng đầu tư phát triển du lịch canh nông dựa trên nền tảng sẵn có.
Không những thế, chính quyền địa phương đã tạo nhiều điều kiện để phát triển du lịch đúng với lợi thế của tỉnh nhà.
“Trăm hoa đua nở…”
Trong những năm qua, nền nông nghiệp công nghệ cao tại Lâm Đồng đã và đang phát triển rất mạnh, chính vì vậy kéo theo du lịch canh nông cũng nở rộ. Hiện nay, tại Lâm Đồng có khoảng 4.500ha diện tích nhà kính ứng dụng công nghệ cao, trong đó riêng TP.Đà Lạt khoảng hơn 2.800ha (chiếm 60% diện tích nhà kính toàn tỉnh), đây là một tiền đề để ngành du lịch địa phương phát triển.
Du khách tham quan mô hình trồng cà chua tại điểm du lịch canh công của ông Trần Huy Đường. Ảnh: V.L
Đến nay, tỉnh Lâm Đồng đã ban hành bộ tiêu chí công nhận mô hình “tuyến du lịch canh nông”, “điểm du lịch canh nông”. Qua đó, địa phương đã công nhận 32 điểm du lịch canh nông đạt chuẩn.
Trao đổi với phóng viên Báo NTNN, ông Trần Huy Đường – chủ trang trại Du lịch canh nông Green Box (Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 7, TP.Đà Lạt) chia sẻ: “Trang trại thu nhỏ của tôi ra đời với mong muốn mang đến cho du khách những cảm nhận và trải nghiệm về công việc hàng ngày của người nông dân cùng với việc thưởng thức hương vị tươi ngon của rau trái mới thu hoạch. Bên cạnh đó, du khách có thể trải nghiệm cùng người nông dân làm đất, trồng cây, thu hoạch và thưởng thức tại trang trại”.
Cũng là một mô hình du lịch canh nông, nhưng anh Nguyễn Định lại có một cách làm khác. Tại khu vườn mang tên Định Farm của mình tại (đường vòng Lâm Viên, phường 8, TP.Đà Lạt), anh Định trồng các loại nông sản lạ mắt độc đáo như dưa pepino tím, vàng, các loại cà chua, dưa leo Hà Lan… Khi đến tham quan, du khách có thể tự hái và thưởng thức các loại rau, củ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP ngay tại vườn, mua với giá ưu đãi.
Video đang HOT
Tuy nhiên, một trong những hạn chế của du lịch canh nông là cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư xứng tầm. Ông Phan Thanh Sang – Chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt nhận định: “Nếu du khách đến một điểm du lịch mà xe không thể đón đưa khách, đường bùn lầy lội hay không có chỗ để xe, không có nhà vệ sinh… thì chắc chắn họ chỉ tới đó một lần và không quay trở lại. Chính vì vậy chúng ta cần xây dựng khu du lịch của mình hoàn thiện về cơ sở hạ tầng để khách muốn quay lại tham quan”.
“Chuẩn hóa” du lịch canh nông
Hiện nay, trên khắp các phường của TP.Đà Lạt đều thấy bóng dáng của các mô hình du lịch canh nông. Tại các điểm du lịch như: Làng hoa Vạn Thành, nông trại Cún – Puppy farm (Măng Lin, phường 7), đồi hoa cẩm tú cầu (Trại Mát, phường 11), trang trại rau thủy canh Đức Tiến (Đa Thiện, phường 8), khu vườn bí ngô khổng lồ (đường Hồ Xuân Hương, phường 12) hầu như luôn tấp nập khách tham quan đến trải nghiệm.
Ông Tôn Thiện San – Chủ tịch UBND TP.Đà Lạt, nhận định: “Du lịch canh nông là một lợi thế của Đà Lạt. Địa phương đã khuyến khích và tạo điều kiện để người dân phát triển mô hình này. Ngoài việc du khách được trải nghiệm công việc của người nông dân, qua đây còn quảng bá, giới thiệu những sản phẩm đặc trưng của Đà Lạt – kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.
Để “chuẩn hóa” du lịch canh nông, tỉnh Lâm Đồng đã ban hành bộ tiêu chí công nhận mô hình “tuyến du lịch canh nông”, “điểm du lịch canh nông”. Sau khi kiểm tra, rà soát và đánh giá các điểm du lịch, Sở VHTTDL Lâm Đồng đã công nhận 32 điểm du lịch canh nông đạt chuẩn. Trong thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục kiểm tra, đánh giá những mô hình mới để công nhận và quảng bá đến du khách trong và ngoài nước.
Theo ông Phạm S – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, để làm du lịch canh nông, lợi thế lớn nhất của tỉnh là đi đầu trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, nhiều mô hình vẫn còn mang tính chất tự phát và chưa có chiến lược phát triển lâu dài, chưa thu hút sự tham gia trực tiếp của người dân địa phương. Kỹ năng giao tiếp, nghiệp vụ chuyên môn về du lịch của người dân tổ chức du lịch nông nghiệp còn hạn chế.
Chính vì vậy, các đơn vị cần tiếp tục quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch canh nông của địa phương, Sở VHTTDL cần tổ chức các buổi tọa đàm, tập huấn nhằm đào tạo nguồn nhân lực (bao gồm cán bộ quản lý ngành, các chủ trang trại, nhà vườn, nông dân). Bên cạnh đó, Sở có thể xây dựng đề án để đưa lãnh đạo, người dân đi tham quan tại nước ngoài, nâng cao trình độ, khả năng thuyết trình giới thiệu sản phẩm…
Theo Danviet
Tân An (Long An): Nông nghiệp đô thị lên ngôi
TP.Tân An là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Long An; được xem là đô thị vệ tinh của TP.HCM và là đô thị cửa ngõ vùng ĐBSCL. Vì thế, khi xây dựng NTM, chính quyền thành phố xác định sẽ dựa trên nền đô thị để phát triển khu vực nông thôn.
TP.Tân An có 14 đơn vị hành chính, trong đó có 5 xã: An Vĩnh Ngãi, Bình Tâm, Hướng Thọ Phú, Nhơn Thạnh Trung, Lợi Bình Nhơn nằm trong lộ trình xây dựng NTM. Hiện, Tân An đã hoàn thành Chương trình xây dựng NTM, đang trình T.Ư công nhận.
Đô thị trong lòng nông thôn
Nông nghiệp công nghệ cao sẽ là chủ lực trong lĩnh vực nông nghiệp của TP.Tân An thời gian tới. Ảnh: C.L
Theo UBND TP.Tân An, tổng kinh phí huy động xây dựng NTM từ năm 2011-2018 hơn 295 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách hơn 230 tỷ đồng. Vốn vay tín dụng hơn 17,6 tỷ đồng. Doanh nghiệp hỗ trợ trên 30 tỷ đồng và nhân dân đóng góp gần 16,5 tỷ đồng.
Theo ông Huỳnh Văn Nhịn - Phó Chủ tịch UBND TP.Tân An, hiện nay việc quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn các xã theo đồ án quy hoạch chung của TP.Tân An đến năm 2030. Các đồ án quy hoạch xây dựng NTM và các đồ án quy hoạch phân khu xây dựng trên địa bàn các xã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
"Xác định quy hoạch là cơ sở quan trọng để xây dựng NTM, thành phố đã sớm chỉ đạo các xã lập các quy hoạch xây dựng NTM từ năm 2013. Các quy hoạch luôn được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố" - ông Nhịn chia sẻ.
Năm 2011, khi triển khai Chương trình NTM, TP.Tân An có 4/5 xã chưa đạt tiêu chí giao thông. Xác định phát triển cơ sở hạ tầng giao thông là yêu cầu cấp thiết góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", nhiều tuyến đường giao thông đã được đầu tư nâng cấp. Hiện hầu hết các đường trục xã, trục ấp, ngõ xóm của các xã đã được nhựa hay bêtông hóa.
Ông Nguyễn Văn Lựa (ấp Nhơn Trị 2, xã Nhơn Thạnh Trung) cho biết, trước đây, đường giao thông trên địa bàn xã đi lại rất khó khăn do nắng thì bụi, mưa thì lầy. Nhưng, nhờ chủ trương xây dựng NTM nên các con đường, như Lê Minh Xuân, Trần Công Oanh... đã được nhựa hóa, lắp đèn chiếu sáng và camera giám sát an ninh trật tự...
Cũng như đường giao thông, khi bắt đầu xây dựng NTM có 4/5 xã không đạt tiêu chí nhà ở dân cư. Để chuẩn hóa nhà ở dân cư, trong những năm qua, thành phố đã phát huy hiệu quả các chương trình hỗ trợ, kêu gọi ủng hộ từ các tổ chức, cá nhân để giúp đỡ các hộ nghèo, người có công với cách mạng xây dựng nhà ở. Nhờ đó đến cuối năm 2018, trên địa bàn các xã không còn nhà tạm, nhà dột nát. Hơn 93% số nhà ở dân cư ở các xã đạt chuẩn.
Trong xu thế đô thị hóa nông thôn, lĩnh vực kinh doanh, sản xuất với thương mại - dịch vụ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã phát triển khá nhanh tại khu vực nông thôn TP.Tân An. Theo UBND TP.Tân An, trong giai đoạn 2011 - 2018, tốc độ tăng trưởng các lĩnh vực này là 11%/năm. Năm 2018, ngành dịch vụ khu vực nông thôn đạt hơn 3.600 tỷ đồng (hơn 18% tổng giá trị kinh tế của thành phố). Hiện trên địa bàn 5 xã có hơn 260 doanh nghiệp đang hoạt động, hơn 1.000 hộ kinh doanh... Thu nhập bình quân của khu vực nông thôn TP.Tân An từ 54 - 67 triệu đồng/người/năm.
Nông nghiệp đô thị lên ngôi
Theo ông Nhịn, hiện nay các xã của TP.Tân An đang trong giai đoạn nâng chất các tiêu chí NTM. Về quy hoạch, tiếp tục thực hiện quy hoạch chung của thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đối với các xã, sẽ tiếp tục rà soát, bổ sung quy hoạch và chuyển đổi các xã đủ điều kiện lên phường. "Trước mắt, phấn năm 2020, xã Bình Tâm và Bình Lợi Nhơn được công nhận thành lập phường" - ông Nhịn thông tin.
Riêng với lĩnh vực nông nghiệp, ông Nhịn cho biết, sẽ đẩy mạnh đề án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp đô thị. "Đô thị hóa, công nghiệp hóa, lĩnh vực dịch vụ - thương mại sắp tới sẽ phát triển rất nhanh khi thành phố đã lên đô thị loại II. Đất dành cho nông nghiệp sẽ teo tóp dần. Vì thế, chủ trương của thành phố là đẩy mạnh phát triển nông nghiệp đô thị để khai thác quỹ đất nhỏ nhưng lợi nhuận cao. Thành phố sẽ xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, liên kết sản xuất, xây dựng chuỗi gái trị hàng hóa..." - ông Nhịn cho biết.
Cùng với đẩy mạnh triển khai đề án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, TP.Tân An cũng triển khai đề án phát triển nông nghiệp ven đô. Theo đó, sẽ phát triển diện tích trồng thanh long VietGAP lên 900ha vào năm 2020; rau màu tăng 160ha...
Theo Ủy ban MTTQ TP.Tân An, vừa qua thành phố đã cho lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng NTM trên địa bàn. Kết quả, có 99,6% số người dân được hỏi cho biết hài lòng với kết quả xây dựng NTM của thành phố.
Theo Danviet
Sức bật hạ tầng khu Đông TP.Hồ Chí Minh TP.Hồ Chí Minh định hướng phát triển khu phía Đông thành đô thị sáng tạo, nhằm tạo sự tương tác giữa các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ. Nút giao Cát Lái trên xa lộ Hà Nội. Ảnh: sggp.org.vn Thời gian qua, khu Đông được xem là điểm sáng về phát...