Lâm Đồng: “Gã điên” nuôi heo giữa “bão” dịch tả lợn châu Phi, sau 4 tháng lãi hơn 1 tỷ
Nhiều người đã nói anh Vũ Quang Thành (xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) là “gã điên” khi xây chuồng nuôi heo lúc dịch tả lợn châu Phi đang hoành hành.
Nhưng trong làm ăn, nhiều khi “liều ăn nhiều”. Anh Thành lãi hơn 1 tỷ sau 4 tháng nuôi heo.
“Gã điên” ngược dòng nuôi lợn
Tháng 5/2020, tỉnh Lâm Đồng đã công bố hết dịch tả lợn châu Phi. Người dân đang dần tái đàn để gây dựng những đàn lợn mới nhằm phục hồi kinh tế.
Đến xã Gia Lâm, chúng tôi được giới thiệu đến trang trại lợn của anh Vũ Quang thành. Đây được xem là hộ dân duy nhất nuôi lợn tại xã Gia Lâm.
Anh Thành tiến hành phun nước, vệ sinh chuồng trại nuôi lợn.
Trao đổi với phóng viên, anh Thành cho biết, vào năm 2019, khi dịch tả lợn châu Phi hoành hành trên cả nước, các hộ chăn nuôi heo tại Lâm Đồng bị thiệt hại rất lớn. Vào thời điểm này, anh Thành đã tìm hiểu và rút ra được kinh nghiệm cho riêng mình.
Video đang HOT
Theo anh Thành, dịch tả lợn châu Phi ảnh hưởng đến hầu hết các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, bởi công tác vệ sinh, phòng ngừa dịch bệnh chưa được chú trọng.
“Sau khi tìm hiểu và được người quen tư vấn, tôi đã vay thế chấp tài sản cho ngân hàng để vay 1 tỷ đồng. Trong đó, tôi dùng 800 triệu đồng xây dựng chuồng nuôi heo theo mô hình chuồng lạnh công nghệ Đan Mạch. Khi gia đình tôi quyết định rồi chở vật liệu xây dựng về xây chuồng nuôi lợn, nhiều người nói tôi là ” gã điên” mới nuôi heo vào lúc này. Tuy nhiên, trước khi làm, tôi đã tìm hiểu rất kỹ nên bỏ ngoài tai hết”, anh Thành nhớ lại.
Hệ thống chuồng lạnh nuôi heo của anh Thành được xây dựng trên diện tích 500m2 cùng hệ thống nhà kho, ao xử lý nước thải, hầm Biogas. Trong đó, tường của chuồng nuôi heo được xây cao kín, xung quanh lắp đặt nhiều cửa kính, hệ thống đèn điện. Nhiệt độ luôn được duy trì ở mức 20-27 độ nhờ hệ thống điều khiển tự động.
Tay cầm chiếc vòi xịt nước, anh Thành chia sẻ: “Thời buổi này, không biết thì phải tìm hiểu, phải học, hầu như tất cả kiến thức khoa học kỹ thuật, trong đó có kỹ thuật nuôi heo đều có trên mạng. Lần nuôi heo đầu tiên bắt đầu làm chưa có kinh nghiệm nên rất lo lắng. Nhiều đêm tôi suy nghĩ đến mất ngủ. Nhờ áp dụng công nghệ nên khi vào khu chuồng chăn nuôi heo không hề có mùi hôi”.
Hiệu quả bất ngờ, “liều ăn nhiều”
Theo thống kê của cơ quan chức năng địa phương, kể từ khi phát hiện dịch tả lợn châu Phi tại Lâm Đồng vào tháng 6/2019, đến nay đã khiến hơn 68.000 con heo mắc bệnh, tiêu hủy hơn 4.000 tấn. Hiện nay, tại xã Gia Lâm chỉ còn khoảng 10.000 con heo do các hộ liên kết nuôi gia công cho doanh nghiệp. Còn lại, anh Thành chính là hộ cá nhân duy nhất còn nuôi heo.
Sau khi được tư vấn, xây chuồng nuôi heo theo tiêu chuẩn của Đan Mạch, tháng 11/2019, 350 con heo giống được anh Thành lựa chọn kỹ càng, đảm bảo tiêu chuẩn được đưa vào nuôi trong mô hình chuồng lạnh. Sau 4 tháng chăm sóc tỉ mỉ đàn heo, anh Thành xuất bán, sau khi trừ chi phí, anh vẫn lãi hơn 1 tỷ đồng.
Sau lứa heo đầu tiên, anh Thành đã thu lãi hơn 1 tỷ đồng nhờ cách nuôi heo táo bạo giữa bão dịch tả lợn châu Phi.
“Phải đến khi xuất bán lứa lợn đầu tiên, tính toán lại số tiền lời tôi mới dám nghĩ đến 2 chữ thành công. Nhiều người trêu tôi là “liều ăn nhiều”. Ngoài những kỹ thuật chăm sóc heo tôi học được thì việc xử lý phân, khí thải cũng được tôi tính toán ngay từ đầu để không ảnh hưởng đến môi trường cũng như những người dân xung quanh”, anh Thành chia sẻ.
Nói về mô hình chăn nuôi heo của anh Thành, Chủ tịch Hội Nông dân xã Gia Lâm, ông Đinh Văn Sang nhận định, dịch tả heo châu Phi đã ảnh hưởng rất lớn đến các hộ dân nuôi ở quy mô nhỏ, lẻ. Dịch tả lợn châu Phi đã làm người dân thiệt hại rất lớn, khó khăn trong tái đàn. Cách làm mới, đưa công nghệ hiện đại vào chăn nuôi heo của anh Thành là rất táo bạo, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhiều ổ dịch tả lợn Châu Phi chưa được khống chế tại Sơn La
Tính đến nay, toàn tỉnh Sơn La có 10 xã, 29 ổ dịch tả lợn châu Phi đã được khống chế và công bố hết dịch.
Hiện còn 4 xã, thị trấn (Chiềng Pằn, Chiềng Sàng, Viêng Lán và Thị trấn) với 8 ổ dịch vẫn chưa được khống chế.
Ông Lò Minh Hùng kiểm tra công tác phòng, chống DTLCP tại huyện Yên Châu.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), ngày 1/6, ông Lò Minh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống DTLCP và Đoàn công tác của tỉnh đã kiểm tra công tác phòng, chống DTLCP tại huyện Yên Châu.
Theo báo cáo, từ ngày 18/3/2019-21/5/2020, trên địa bàn huyện Yên Châu đã phát sinh 37 ổ DTLCP tại 13/15 xã, thị trấn. Đến ngày 31/5/2020, có 10 xã, 29 ổ dịch đã được khống chế và công bố hết dịch; còn 4 xã, thị trấn (Chiềng Pằn, Chiềng Sàng, Viêng Lán và Thị trấn) với 8 ổ dịch vẫn chưa được khống chế.
Ông Lò Minh Hùng yêu cầu huyện Yên Châu và các xã, thị trấn đang có dịch bệnh thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống DTLCP; tăng cường tuyên truyền trong cán bộ và nhân dân về công tác phòng, chống DTLCP.
Đặc biệt người dân tại các bản có dịch và địa bàn các xã giáp ranh; khẩn trương khoanh vùng dập dịch, tránh lây lan dịch bệnh sang vùng lân cận. Tăng cường công tac chu đông giam sat, theo dõi, canh bao va xư ly dưt điêm khi dich mơi phat sinh.
Đồng thời, thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng tại những nơi có nguy cơ phát sinh cao và các phương tiện lưu thông từ các địa phương khác vào địa bàn. Xử lý nghiêm những trường hợp giấu dịch, vứt xác lợn dịch ra môi trường; quản lý chặt chẽ việc vận chuyển lợn vào địa bàn, không thả rông lợn, hạn chế tập trung đông người tại nơi có ổ dịch.
Duy trì chốt kiểm dịch theo đúng quy trình; thành lập đoàn kiểm tra liên ngành của huyện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh lợn trên địa bàn; hỗ trợ kịp thời các hộ chăn nuôi tiêu hủy lợn mắc DTLCP theo quy định.
Trước đó, Đoàn công tác của tỉnh và huyện Yên Châu đã trực tiếp đến kiểm tra các điểm tiêu hủy lợn mắc DTLCP tại các xã Chiềng Pằn, Viêng Lán.
Tái đàn lợn thời dịch tả lợn châu Phi: "Cuộc chơi" không dành cho người liều Năm 2019, dịch tả lợn châu Phi - một loại dịch bệnh chưa có thuốc chữa, chưa có vaccine phòng ngừa - xuất hiện tại Việt Nam. Dịch bệnh lan tới đâu, lợn mẹ, lợn con, lợn nhỡ... chết la liệt tới đó. Có những thôn làng "sạch" bóng lợn, chuồng trại tan hoang, nông dân kiệt quệ. Nhưng chỉ sau 1 năm,...