Lâm Đồng: Du lịch là ngành kinh tế động lực
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh này với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế động lực.
Tăng tỷ trọng trên 37% vào năm 2025
Theo đó, tăng tỷ trọng ngành du lịch – dịch vụ trong GRDP của tỉnh đạt trên 37%; số lượng khách tham quan, lưu trú tăng bình quân từ 9 đến 10%/năm; trong đó khách quốc tế chiếm từ 12% trong tổng số du khách. Phát triển hệ thống cơ sở lưu trú du lịch cao cấp (đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao) với số phòng đạt chuẩn cấp cao trên 25%; trên 45% trong số phòng đạt chuẩn từ 1 đến 5 sao. Thu hút khoảng 15.000 lao động trực tiếp làm trong ngành du lịch-dịch vụ; trong đó 85% lao động được đào tạo kỹ năng nghề du lịch đạt trình độ sơ cấp trở lên và đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ. Đến năm 2030, tỷ trọng ngành du lịch – dịch vụ trong GRDP toàn tỉnh đạt trên 40%…
Nhằm góp phần đạt mục tiêu 5 năm tới thu hút khách du lịch lưu trú bình quân 2,5 ngày, ngành du lịch Lâm Đồng tập trung phát triển 6 loại hình du lịch, bao gồm: du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch MICE, du lịch sinh thái, du lịch canh nông và du lịch thể thao mạo hiểm. Trên cơ sở này, hình thành các sản phẩm du lịch truyền thống các dân tộc thiểu số địa phương, du lịch tâm linh, khuyến khích nghiên cứu sản xuất sản phẩm tiểu thủ công nghiệp. Kết hợp các bên cung ứng dịch vụ MICE nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách; phát triển du lịch tham quan, nghiên cứu hệ động, thực vật tại hai Vườn Quốc gia là Cát Tiên và Bidoup – Núi Bà cùng Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang. Tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đu dây vượt thác, leo núi, đi bộ trong rừng, chèo thuyền vượt ghềnh thác…
Thành phố Đà Lạt – xứ sở của hoa Anh đào và kiến trúc
Tạm dừng cấp phép du lịch canh nông
Video đang HOT
Tuy nhiên, đối với du lịch canh nông, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Văn bản số 7420, ngày 08.9.2020, “tạm thời chưa xem xét việc chấp thuận chủ trương thực hiện dự án xây dựng Điểm du lịch canh nông trên địa bàn tỉnh; yêu cầu chủ đầu tư các Điểm du lịch canh nông tạm dừng việc đầu tư xây dựng cho đến khi có chỉ đạo của UBND tỉnh”. (Trước đó, trên địa bàn tỉnh đã có 33 Điểm đã được cấp phép đưa vào hoạt động lịch). Lý do tạm dừng theo UBND tỉnh Lâm Đồng, đây là mô hình mới, chưa có quy định và hướng dẫn cụ thể của các bộ, ngành Trung ương trong quá trình tổ chức thực hiện về: tiêu chí xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng,… Ngày 10.9, tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi Trường Nguyễn Hồng Hà, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng cũng đã kiến nghị đến Bộ vấn đề này. Ghi nhận các kiến nghị, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, tiếp tục phối hợp với các ngành liên quan để có phương án tháo gỡ. UBND tỉnh Lâm Đồng đã giao các sở, ngành liên quan và UBND huyện, thành phố kiểm tra, rà soát tổng hợp báo cáo thực trạng về mô hình du lịch canh nông và tham mưu đề xuất UBND tỉnh trong tháng 10.2020.
Thực hư ông chủ bầy 'Quỷ Núi' bị nghi ngờ đưa tượng đất nung đến 'Vạn lý trường thành' mini
Những hình ảnh rùng rợn tại khu du lịch Quỷ Núi và một cảnh quan được mô phỏng y hệt 'Vạn lý trường thành' ở Đà Lạt (Lâm Đồng) bị cho là có liên quan nhưng thực sự có phải như vậy?
Mấy ngày nay, dư luận đặc biệt quan tâm đến thông tin về "một công trình cảnh quan được mô phỏng y hệt "Vạn lý trường thành" của Trung Quốc tại khu vực đồi Mộng Mơ, đặc biệt là có hàng chục bức tượng người màu vàng khiến người ta liên tưởng đến "đội quân đất nung" có nguồn gốc Trung Quốc.
Trước phản ứng của dư luận, Tập đoàn địa ốc Liên Minh Group nói các bức tượng ấy do ông Dũng Lò vôi, chủ khu du lịch Đại Nam - Bình Dương bán rẻ cho, đây là tượng cũ làm từ 10 năm trước.
Hình ảnh "đội quân đất nung" được đặt trong khu du lịch tại Đà Lạt. Ảnh: HL
Số tượng này được đưa về Khu du lịch Quỷ Núi (thuộc huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) định bài trí làm mới cảnh quan.
Trước đó, Khu du lịch Quỷ Núi vừa mở cửa đón khách đã nhận nhiều bình luận trái chiều khi dựng lên những hình thù ma quái. Nhiều ý kiến cho rằng các bức tượng quỷ nằm xen giữa cây cối, suối nước đã "phá nát Đà Lạt mộng mơ".
Thậm chí sau đó người của Tập đoàn này còn hành hung một người có nhận xét chê bai khu du kịch Quỷ Núi khiến dư luận nổi sóng.
Trước những lùm xúm đó, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu tạm dừng hoạt động Khu du lịch Quỷ Núi để làm rõ một số vấn đề dư luận phản ánh.
Hình ảnh rùng rợn được xây dựng ở khu du lịch Quỷ Núi
Ông Ngô Quang Phúc, chủ tịch HĐQT Tập đoàn Liên Minh trả lời báo chí nói rằng, có người gán ghép các tượng lính này được đặt trong mô hình Vạn lý trường thành thu nhỏ trong khu du lịch Đồi Mộng Mơ và nghĩ đến việc "xây mộ Tần Thủy Hoàng", đó hoàn toàn là những suy diễn không đúng.
Ông Phúc khẳng định bản thân chưa bao giờ đến mô hình Vạn lý trường thành thu nhỏ ở Đồi Mộng Mơ, Đà Lạt.
Được biết, khu du lịch đồi Mộng Mơ do Công ty CP Du lịch Thành Ngọc quản lý.
Còn chủ đầu tư Khu Quỷ Núi là Công ty cổ phần Tập đoàn Liên Minh (Liên Minh Group).
Liên Minh Group thành lập tháng 7/2009, có trụ sở chính tại số 1K đường Yersin, phường 10, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Trên website của doanh nghiệp này giới thiệu, Liên Minh Group có một chi nhánh đặt tại Nha Trang do ông Ngô Quang Phúc (SN 1982), chủ tịch HĐQT làm đại diện pháp luật.
Tập đoàn này hoạt động trong lĩnh vực bất động sản tại Đà Lạt - Lâm Đồng với các dịch vụ như: Tư vấn đầu tư bất động sản, môi giới bất động sản, dịch vụ nhà đất, thuê và cho thuê nhà đất, thẩm định giá bất động sản, tư vấn vay vốn ngân hàng, tư vấn phong thủy, quản lý và phát triển dự án, tư vấn thiết kế và thi công xây dựng, các dịch vụ mua bán nhanh trong vòng 24h.
Ngoài lĩnh vực BĐS, Lien Minh Group còn tham gia nhiều lĩnh vực khác như: Nông nghiệp công nghệ cao, Dược liệu sạch, Trung tâm tài chính, Sàn Auto, Bảo vệ vệ sỹ, Mật vụ Security, Dịch vụ du lịch thương mại...
Hiện tại, Liên Minh Group có 42 cơ sở trực thuộc và chi nhánh đại diện tại Đà Lạt, Đức Trọng, Đơn Dương, Bình Dương, Nha Trang, Đà Nẵng, Hà Nội, Sài Gòn...
Theo tìm hiểu được biết, Liên Minh Group có số vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng, gồm 2 cổ đông sáng lập là ông Ngô Quang Phúc và Phạm Văn Long. Và 'dàn' lãnh đạo của Liên Minh Group đều là những doanh nhân thế hệ 8X. Đầu năm 2019, Liên Minh Group bất ngờ tăng vốn gấp 100 lần, lên mức 500 tỷ đồng.
Trên website của mình, Liên Minh Group quảng bá là "sàn giao dịch bất động sản hàng đầu tại Đà Lạt với hàng ngàn bất động sản được cập nhật liên tục hàng ngày và đang phát triển mạnh mẽ ra khắp cả nước như Nha Trang, Hà Nội, Sài Gòn...".
Tháng 6/2016, nhóm doanh nhân này đã góp vốn thành lập CTCP Đầu tư Khai thác du lịch QN-SM trụ sở đặt tại số 17K Phù Đổng Thiên Vương, phường 8, TP Đà Lạt.
Chỉ 1 tháng sau (tháng 7/2016), nhóm doanh nhân trên tiếp tục góp mặt tại CTCP Đầu tư và phát triển TĐ Liên Minh Nha Trang, trụ sở đặt tại số 166K, Phạm Văn Đồng, phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Công ty này hoạt động trong lĩnh vực khai thác thủy sản biển.
Tháng 3/2018, CTCP Đầu tư và Phát triển du lịch Tập đoàn Liên Minh Sài Gòn được thành lập có trụ sở tại địa chỉ đặt tại số 811 Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5, TP.HCM.
Và tại Hà Nội là CTCP Đầu tư và phát triển Liên TĐ Liên Minh Hà Nội có trụ sở đặt tại quận Cầu Giấy, Hà Nội. Công ty này hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Ngoài ra, tại Đà Lạt, Liên Minh Group còn được biết đến với thương hiệu Pini Coffee (Cà phê Chồn và xe cổ), Pini Icecream, Hồ Thủy Quái, Auto Lien Minh, Bokabang Lien Minh v.v...
3 điểm đến hấp dẫn du khách dịp lễ 2/9 Nếu tìm kiếm điểm đến an toàn, gần TP.HCM, bạn có thể ghé Phú Quốc (Kiên Giang), Đà Lạt (Lâm Đồng), Nha Trang (Khánh Hòa) với đa dạng khu vui chơi, check-in và quán ăn, nhà hàng. Du lịch trải nghiệm ngày càng trở thành xu hướng mới của giới trẻ hiện đại. Thay vì tuân thủ lịch trình cố định theo tour,...