Lâm Đồng: Dân thiệt hại hơn 156 tỷ đồng vì dịch tả lợn châu Phi
Tính đến đầu tháng 10/2019, người dân tại 10 huyện, thành phố của tỉnh Lâm Đồng đã thiệt hại khoảng 156,02 tỷ đồng do dịch tả lợn Châu Phi. Theo đó, kinh phí ngân sách nhà nước cần hỗ trợ cho người chăn nuôi có lợn tiêu hủy khoảng 105,1 tỷ đồng.
Sáng ngày 10/10, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức “Hội nghị đánh giá công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”. Thông qua hội nghị, địa phương đã đánh giá và điểm lại công tác phòng chống dịch.
Bên cạnh đó, tỉnh Lâm Đồng cũng nhận định nguyên nhân khiến dịch phát sinh trên diện rộng đồng thời đánh giá tình hình trong thời gian tới để đưa ra các giải pháp phòng chống dịch nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người chăn nuôi.
Theo Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng, tại địa phương, dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ngày 21/6/2019 tại xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng. Đến nay, số lợn đã tiêu hủy là hơn 53.000 con (chiếm 15% tổng số đàn của tỉnh thời điểm tháng 7/2019 và chiếm 15,6% so với tổng đàn của 10 địa phương có dịch), trọng lượng tiêu hủy hơn 3.784.307 kg.
Đến nay, từ khi phát hiện dịch bệnh, Lâm Đồng đã tiêu hủy hơn 53.000 con.
Hiện nay, còn 2 huyện của Lâm Đồng chưa xuất hiện dịch tả lợn châu Phi là Lạc Dương và Đơn Dương. Tính đến ngày 8/10, có 21 xã đã qua 30 ngày không phát sinh lợn mắc bệnh. Tuy nhiên, thị trấn Liên Nghĩa và xã Tà Hine (huyện Đức Trọng) đã qua 30 ngày nhưng sau đó lại phát sinh trở lại.
Video đang HOT
Cũng theo sở này, ước tính thiệt hại của các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh khoảng 156,02 tỷ đồng. Trong đó, lợn nái và đực giống là 95,15 tỷ đồng, lợn thịt và lợn con khoảng 60, 87 tỷ đồng.
Người chăn nuôi đã thiệt hại hơn 156 tỷ đồng vì dịch tả lợn Châu phi.
Dựa theo mức hỗ trợ 25.000 đồng/kg đối với lợn thịt, lợn con và 30.000 đồng/kg đối với lợn nái và lợn giống thì nhà nước cần hỗ trợ cho người chăn nuôi khoảng 105,1 tỷ đồng.
Theo ông Nguyễn Văn Châu – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng: “Đến thời điểm hiện tại, địa phương đã tiến hành nhiều giải pháp nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người dân. Đặc biệt, để hỗ trợ người chăn nuôi trong việc xuất bán lợn thịt đảm bảo quy định, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản phối hợp với Trung tâm nông nghiệp các huyện và các trang trại chăn nuôi lấy hơn 3.400 mẫu để xét nghiệm phục vụ kiểm dịch động vật xuất bán lợn thịt. Hiện, các đơn vị vẫn đang tiếp tục hỗ trợ các trang trại trong việc lấy mẫu xét nghiệm để xuất bán sản phẩm”.
Theo Danviet
Lâm Đồng công bố dịch tả lợn Châu Phi, thực hiệp cấp bách 4 nội dung
UBND tỉnh Lâm Đồng đã có quyết định công bố dịch tả lợn Châu Phi trên toàn tỉnh và yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan thực hiện cấp bách 4 nội dung.
Ngày 4/7, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có quyết định công bố dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn toàn tỉnh.
Lâm Đồng là tỉnh phát hiện dịch tả lợn Châu Phi khá muộn, tuy nhiên cũng như các tỉnh khác, dịch lây lan rất nhanh qua các huyện trên địa bàn.
Tính đến nay, các vùng có dịch gồm các xã: Liên Hiệp, Phú Hội và thị trấn Liên Nghĩa (huyện Đức Trọng), thị trấn Đinh Văn (huyện Lâm Hà), xã Tân Lâm (huyện Di Linh), xã Lộc Nga (TP. Bảo Lộc, xã Gia Viễn (huyện Cát Tiên). Vùng bị dịch uy hiếp trong phạm vi 3 km bao quanh vùng có dịch và vùng đệm nằm trong phạm vi 10 km bao quanh vùng có dịch.
Dịch tả lợn Châu Phi đang lây lan rất nhanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Tới chiều 4/7, theo Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng, các địa phương có ổ dịch đều đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh lây lan, chốt chặn 24/24h, tuần tra tuyến đường ra vào ổ dịch.
Bên cạnh việc công bố dịch tả trên toàn tỉnh, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các địa phương thực hiện cấp bách 4 nội dung:
1. Các địa phương phải chủ động huy động và bố trí mọi nguồn lực để thực hiện các biện pháp cấp bách bao vây vùng dịch trên địa bàn; nhanh chóng khống chế dập dịch, không để lây lan ra vùng lân cận; xử lý tiêu hủy triệt để đàn lợn mắc bệnh theo quy định.
Các địa phương cần chủ động huy động và bố trí mọi nguồn lực để thực hiện các biện pháp cấp bách bao vây vùng dịch trên địa bàn
2. Các địa phương chưa có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi phải chủ động và tăng cường công tác phòng dịch, giám sát chặt chẽ dịch bệnh, có phương án xử lý kịp thời nếu dịch xảy ra.
3. Sở NNPTNT nhanh chóng phối hợp với UBND các địa phương có dịch triển khai công tác chống dịch, tập trung mọi nguồn lực để dập dịch; khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.
4. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở NNPTNT hướng dẫn các địa phương có dịch triển khai chính sách, hỗ trợ kịp thời cho các tổ chức, cá nhân chăn nuôi có lợn phải tiêu hủy theo quy định hiện hành.
Theo Danviet
Chống dịch tả lợn châu Phi ở Lâm Đồng "nóng" như "chống giặc" Sau khi phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên tại xã Liên Hiệp (huyện Đức Trọng), tỉnh Lâm Đồng đã triển khai nhiều biện pháp khoanh vùng, dập dịch với phương châm "chống dịch như chống giặc". Theo báo cáo mới nhất của UBND tỉnh Lâm Đồng, hiện nay địa phương đã tiêu hủy 82 con heo nái (tương đương...