Lâm Đồng chỉ cho phép lái xe đã tiêm vaccine vận chuyển hàng hóa
Sáng 3/9, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Lâm Đồng đã ban hành văn bản khẩn số 1411/SGTVT-VT PT&NL về việc đảm bảo điều kiện đã tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 cho lái xe, phụ xe tham gia vận tải hàng hóa liên tỉnh.
Lực lượng chốt trực tại thôn 1, xã Đạ Sar (huyện Lạc Dương) ghi lại biển số xe, thông tin của lái xe đối với những ô tô chở hàng từ nơi khác đến. Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN
Theo văn bản này, các đơn vị vận tải hàng hóa và các hộ kinh doanh vận tải (chủ phương tiện) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng kể từ 12h hôm nay 3/9 không được sử dụng lái xe, phụ xe chưa được tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 tham gia hoạt động vận tải hàng hóa liên tỉnh. Những trường hợp đang trên đường vận chuyển thì chỉ được hoạt động cho đến khi kết thúc hành trình vận chuyển.
Các đơn vị vận tải, các chủ phương tiện rà soát lại toàn bộ đội ngũ lái xe, phụ xe của đơn vị chưa được tiêm phòng vaccine liên hệ ngay với Trung tâm y tế tại địa phương để được ưu tiên tiêm phòng vaccine đợt cuối cùng. Những trường hợp không tuân thủ việc tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 sẽ không được giải quyết lưu thông qua các chốt trên địa phận tỉnh Lâm Đồng.
Lãnh đạo Sở Y tế Lâm Đồng cho biết đến nay, tỉnh đã hoàn thành 6 đợt tiêm vaccine phòng COVID-19. Trong đó đợt 1, tiêm cho các lực lượng chức năng trên tuyến đầu chống dịch.
Video đang HOT
Từ đợt 2 (tháng 6/2021) đến nay, tỉnh Lâm Đồng ưu tiên tiêm cho các tài xế, phụ xe; các trường hợp người già trên 65 tuổi; người có các bệnh nền; người hưởng trợ cấp xã hội; các lực lượng tình nguyện tham gia chống dịch COVID-19.
Ông Nguyễn Văn Gia, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Lâm Đồng cho biết, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng về chiến dịch tiêm vaccine do Bộ Y tế phân bổ đến các địa phương, Sở Giao thông Vận tải đã tổng hợp danh sách các tài xế, phụ xe do các phường, xã lập và gửi đến Sở Y tế Lâm Đồng. Đến nay, tỉnh đã tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trên 11.000 lái xe, phụ xe vận tải hàng hóa liên tỉnh.
Để hạn chế thấp nhất dịch bệnh lây lan qua đội ngũ lái xe, phụ xe ra ngoài cộng đồng, tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện phương án “1 cung đường, 2 điểm đến”, lái xe, phụ xe không dừng đỗ dọc đường.
Mặt khác, theo quy định của UBND tỉnh Lâm Đồng, lái xe, phụ xe điều khiển phương tiện hàng hóa đường dài, xe bus, xe chở hành khách phải lưu trú, sinh hoạt tập trung tại các địa điểm do cấp huyện bố trí hoặc điểm lưu trú riêng biệt do doanh nghiệp, đơn vị vận tải tự bố trí; tuyệt đối không trở về gia đình, khu dân cư nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh ra cộng đồng.
'Tuýt còi' nhiều địa phương ra văn bản gây khó cho lưu thông hàng hóa
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi một loạt các địa phương về việc bãi bỏ các quy định gây khó khăn cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa trong thời gian diễn ra dịch COVID-19.
Lực lượng làm nhiệm vụ tăng cường kiểm soát người và phương tiện lưu thông trong thời gian tỉnh Cà Mau áp dụng thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chinh phủ. Ảnh: Kim Há/TTXVN
Theo đó, tại văn bản gửi UBND tỉnh Cà Mau, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị tỉnh Cà Mau chỉ đạo rà soát, bãi bỏ quy định kiểm tra y tế chưa thống nhất với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Trước đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam nhận được thông tin về việc, doanh nghiệp vận tải muốn vận chuyển hàng hóa vào tỉnh Cà Mau phải xét nghiệm nhanh và sau khi giao hàng xong lại phải tiếp tục xét nghiệm mặc dù giấy xét nghiệm vẫn còn hiệu lực trong 72h. Sự việc khiến nhiều lái xe không muốn vận chuyển hàng hóa đi Cà Mau.
Để thuận lợi cho hoạt động vận tải hàng hóa được lưu thông kịp thời, thông suốt mọi lúc, mọi nơi trong thời gian tăng cường các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo các đơn vị liên quan tại các chốt kiểm soát dịch bệnh, thực hiện nghiêm công điện của Thủ tướng Chính phủ và Công điện của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc rà soát, bãi bỏ các văn bản do địa phương đã ban hành còn có nội dung chưa thống nhất với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
"Việc rà soát này nhằm tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị vận tải, đảm bảo hoạt động vận tải hàng hóa được lưu thông kịp thời thông suốt", Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu.
Trong khi đó, tại văn bản gửi UBND tỉnh Gia Lai do Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Xuân Cường ký, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị tỉnh này có những biện pháp tháo gỡ khó khăn cho phương tiện vận tải hàng hóa lưu thông thuận lợi khi qua địa bàn tỉnh.
Theo đó, qua thông tin từ báo cáo nhanh của Cục Quản lý đường bộ III (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) về việc tại chốt cầu 110 km 1667 630, đường Hồ Chí Minh thuộc địa bàn tỉnh Gia Lai khi các tài xế vận tải hàng hoá đến làm việc để thông thương hàng hóa thì người của cơ quan chức năng thông tin gây khó cho việc lưu thông phương tiện.
Cụ thể, thời điểm này tỉnh Gia Lai đã yêu cầu: Những nơi không có Chỉ thị 16/CT-TTg xe "luồng xanh" và lái xe có đủ điều kiện theo quy định vẫn lưu thông bình thường, xe và lái xe từ những nơi thuộc Chỉ thị 16/CT-TTg thì phải đổi lái xe, sử dụng lái xe của Gia Lai, hoặc sang hàng thì mới cho chạy vào và phải có giấy phép.
Trước những quy định này của Gia Lai, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị tỉnh Gia Lai và các tỉnh thành khác quan tâm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan bãi bỏ, sửa đổi các quy định tại tại các chốt kiểm soát dịch COVID-19 chưa thống nhất với quy định của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải.
Trong khi đó, ngày 28/8, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Xuân Cường cũng đã ký ban hành văn bản số 6159/TCĐBVN-ATGT gửi Sở Giao thông Vận tải Cần Thơ yêu cầu rà soát, điều chỉnh hoặc thu hồi văn bản số 2346/SGTVT-QLKCHT&ATGT (văn bản 2346) ngày 27/8/2021 do đơn vị này ban hành.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, việc yêu cầu Sở Giao thông vận tải Cần Thơ rà soát, điều chỉnh hoặc thu hồi văn bản số 2346 nhằm bảo đảm thống nhất với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải để bảo đảm vận tải, lưu thông hàng hóa kịp thời, thông suốt.
Quảng Ninh lên tiếng khi lọt danh sách 8 tỉnh, thành chống dịch quá "gắt" Trước việc lọt danh sách một trong 8 tỉnh, thành có biện pháp chống dịch Covid-19 quá "gắt" gây ùn ứ lưu thông hàng hóa, tỉnh Quảng Ninh khẳng định, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động này. Tỉnh Quảng Ninh khẳng định luôn tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện vận tải hàng hóa nhưng phải đảm bảo an...