Làm đẹp kinh dị từ gián, ốc sên, rệp
Ốc sên, gián đất, rệp son… dù có vẻ ngoài gớm ghiếc nhưng chúng được dùng để chiết xuất ra những chất trong mỹ phẩm làm đẹp.
Mặt nạ dưỡng da từ gián đất
Ước tính tại Trung Quốc, hiện có 10 triệu con gián đất được nuôi với giá bán khoảng 40USD/kg gián sấy khô (hơn 800.000 VND). Loài sinh vật này đang nhận được sự “ưu ái” đặc biệt từ ngành công nghiệp sản xuất mỹ phẩm.
Phơi khô da gián là công đoạn đầu tiên để chế tạo mặt nạ dưỡng da từ gián.
Thực tế, từ xa xưa, người Trung Quốc đã biết sử dụng gián làm thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, loài vật này có thể trị được bệnh rụng tóc, ung thư, thậm chí là viêm xương. Thế nhưng gần đây, người ta mới phát hiện ra tác dụng đặc biệt của gián: làm mặt nạ dưỡng da.
… xay da gián ra thành bột…
… trộn với một chút rượu vang…
Cụ thể, để tạo ra một chiếc mặt nạ gián, nguyên liệu tối quan trọng đó là… da gián. Đây là một thứ rất khó kiếm, bởi lẽ sau khi lột da, gián thường ăn luôn lớp da cũ của mình để bù đắp Chitin (ki-tin) – một trong ba loại polysaccharide phổ biến nhất trong tự nhiên. Thành phần quan trọng trong da gián này làm tăng tốc độ lành vết thương ở người, do đó có khả năng làm mờ sẹo rất hiệu quả trong làm đẹp.
Sau khi thu thập da gián, người sản xuất cần đem rửa sạch và phơi khô trong vài ngày. Bước tiếp theo, người ta đem xay da gián khô ra thành bột, nhưng sẽ tốt hơn nếu vẫn còn lại những mảnh xác nhỏ. Nó sẽ làm tăng độ chà xát, thẩm thấu ki-tin vào da khi đắp mặt nạ.
… nấu lên trong 2 – 3h để tạo độ sệt…
Cuối cùng, bạn thêm chút đất đỏ vào hỗn hợp để da mặt mịn màng hơn…
Lượng bột da gián thu được sẽ cần thêm vào rượu vang đỏ với tỉ lệ 1 thìa bột da gián với 2 thìa rượu vang. Chúng được trộn lại với nhau và đem nấu trong 2-3 giờ để tạo độ sệt. Cuối cùng, người ta thêm đất sét đỏ vào lượng gel bột gián thu được. Đất sét đỏ giúp mặt nạ mịn hơn, tăng độ khoáng chất trong sản phẩm làm đẹp này.
Kem dưỡng da từ nước dãi ốc sên
Video đang HOT
Thời cổ đại, ông tổ ngành y Hippocrates đã từng đề cập tới việc sử dụng ốc sên cho việc chăm sóc da vào khoảng năm 400 TCN. Chuyện tưởng đùa nhưng sự thật ngày nay, sau nhiều nghiên cứu khoa học, người ta đã chứng minh tác dụng tuyệt vời của ốc sên trong ngành công nghiệp mỹ phẩm thế giới.
Nước dãi ốc sên có rất nhiều công dụng.
Theo đó, trong nước dãi ốc sên có chứa rất nhiều chất: proteoglycan, glycosaminoglycans, glycoprotein, hyaluronic acid, peptide kháng khuẩn, đồng, kẽm, sắt. Qua thực nghiệm, các chuyên gia chứng minh rằng, nước dãi ốc sên có khả năng giữ ẩm, thúc đẩy quá trình hồi phục tự nhiên của da, kích thích da tái tạo, hòa tan tế bào chết và sản xuất kháng sinh chống nhiễm trùng.
Ứng dụng kết quả trên, các xí nghiệp mỹ phẩm sử dụng thứ nước dãi này để làm kem dưỡng da, điều trị mụn trứng cá và tẩy da chết.
Để bào chế kem dưỡng da ốc sên, bước quan trọng nhất trong quy trình sản xuất đó chính là thu nước dãi của loài sinh vật này. Ốc sên chỉ tiết nước dãi khi nó bị “stress”, do đó các nhà sản xuất mỹ phẩm phải sử dụng liệu pháp “stress y học an toàn” (chẳng hạn như dọa chúng) để ép ốc sên tiết nước dãi.
Lượng nước dãi được thu cho tới khi đủ liều lượng dùng cho con người, sau đó được đưa qua chu trình làm tinh khiết, khử trùng và bào chế đặc biệt.
Nước dãi ốc sên chưa qua xử lý sẽ là nơi trú ngụ các ấu trùng nguy hiểm.
Bởi lẽ bản thân nếu bôi trực tiếp nước dãi ốc sên lên mặt không qua xử lý, đó sẽ trở thành nơi trú ngụ cho các ấu trùng nguy hiểm, phản tác dụng so với mong muốn. Sau bước này, mọi quy trình sản xuất kem dưỡng da được tiến hành như bình thường.
Son môi từ rệp son
Son môi là một trong những loại mỹ phẩm không thể thiếu được đối với phụ nữ. Và nếu ai muốn tìm một loại son môi có thành phần tự nhiên, bền màu và sáng bóng thì son môi chiết xuất từ rệp son là một trong những lựa chọn hàng đầu.
Cận cảnh một chú rệp son.
Thực tế, lịch sử cổ đại từng ghi nhận sự xuất hiện của son môi bọ cánh cứng và nhựa kiến có từ thời nữ hoàng Cleopatra. Sau này, người ta phát hiện ra loài rệp son – một côn trùng của Mexico và Trung Mỹ nếu đem sản xuất son môi sẽ cho màu đỏ mạnh mẽ hơn rất nhiều so với những loại son trước đó. Cũng từ đây, rệp son được ưa chuộng sử dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm hiện đại.
Rệp son khi bị nghiền nát sẽ có màu đỏ thẫm.
Về cơ bản, quy trình sản xuất son môi từ rệp son cũng giống như sản xuất son môi thông thường khác. Tuy nhiên, công đoạn khó và cầu kỳ nhất chính là chiết xuất phẩm đỏ từ bọ rệp.
Để làm được điều này, người ta đem ngâm rệp son trong nước nóng, phơi khô để đạt đến độ giòn nhất định, sau đó tán ra. Lúc này, cánh cứng bị vỡ nát và tiết ra màu đỏ thẫm giống như phẩm màu. Loại màu này được dùng để sản xuất thuốc nhuộm tóc và chế tạo son môi màu đỏ như chúng ta biết.
Theo Zing
Gián đất lên ngôi ở Trung Quốc
Trào lưu làm kem đắp mặt dưỡng da và chế thuốc chữa dạ dày từ những con gián đất đang khiến nông dân Trung Quốc đua nhau xây trang trại, nuôi dưỡng hàng trăm triệu con côn trùng này và gây lo sợ cho dân chúng xung quanh.
Một triệu con gián sổng chuồng
Wang Fuming nuôi gián trong ngôi nhà ở ngoại ô gần thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông. Ảnh: LA Times.
Cách chính xác để ăn gián ở tỉnh Sơn Đông, phía bắc Trung Quốc là rán không phải một, mà là hai lần trong chảo dầu nóng.
"Lần rán thứ hai sẽ làm giòn lớp vỏ bên ngoài trong khi bên trong vẫn còn mềm ngọt", Wang Fuming, người đàn ông 43 tuổi nói. Ông nghiêng bát đổ đám côn trùng vừa thu hoạch được vào chiếc chảo nóng. Wang là người đi đầu trong phong trào nuôi gián ở tỉnh Sơn Đông. Ông đang nuôi hơn 22 triệu con gián trong những ngôi nhà bằng bê tông ngoại ô thành phố Tế Nam.
Sau khi chế biến xong, Wang nhẹ nhàng đổ ra đĩa. Những con gián tròn, cánh hơi xòe ra được rắc thêm một lớp bột mỳ ăn liền vị cải muối trước khi thưởng thức.
"Sẽ ngon hơn nếu có thêm vài quả ớt", ông tỏ sự tiếc nuối.
Gián sau khi rán lên có ruột màu vàng như phô mai, mang vị của đất cùng chút mùi amoniac. Tuy nhiên, gián trở nên phổ biển ở Trung Quốc không phải vì hương vị của chúng mà là vì khả năng làm thuốc.
"Liều thuốc thần kỳ"
"Chúng thực sự là một liều thuốc thần kỳ", Liu Yusheng, giáo sư đại học Nông nghiệp Sơn Đông và là người đứng đầu Hiệp hội côn trùng tỉnh này, nói. "Chúng có thể chữa được nhiều bệnh và phát huy tác dụng nhanh hơn nhiều so với các loại thuốc khác".
Theo giáo sư Liu, một loại kem làm từ bột gián đang được sử dụng trong vài bệnh viện Trung Quốc để chữa bỏng và làm mặt nạ chăm sóc sắc đẹp tại Hàn Quốc. Trong khi đó, một công ty dược phẩm ở tỉnh Tứ Xuyên điều chế được loại siro hứa hẹn có thể chữa viêm dạ dày, loét tá tràng và lao phổi từ gián.
"Trung Quốc gặp vấn đề từ sự già hóa dân số", giáo sư Liu giải thích. "Vì vậy, chúng tôi đang cố gắng tìm ra loại thuốc mới cho người già. Loại thuốc này phải rẻ hơn thuốc Tây. Ngoài ra, chúng tôi còn có truyền thống ăn côn trùng".
Trong thập niên qua, ông Wang từng nuôi một loại côn trùng khác là gián đất (Eupolyphaga Sinensis) cũng được dùng trong phương thuốc cổ truyền Trung Quốc. Nhưng từ năm 2011, khi nhu cầu về gián bắt đầu tăng vọt, Wang chuyển sang nuôi loài gián Mỹ (Periplaneta americana) màu đồng, dài tối đa 4 cm.
Bên trong nhà nuôi là hàng trăm chiếc tổ được gài lại với nhau, xếp từ trên mái nhà và nằm dọc theo những chiếc kệ tối. Các cửa ra được chặn lại bằng lưới. Không khí nơi đây luôn có mùi hôi khó chịu.
"Đó là mùi của chúng", ông Wang nhún vai.
Các bao tải gián chết đang chờ được chuyển đi. Ảnh: Telegraph.
Nguồn thu nhập
Mùa thu hoạch nông sản ở Sơn Đông bắt đầu từ tháng 9. Thay vì bứt táo, bẻ ngô như những người nông dân khác, ông Wang "gặt hái" nhiều bao gián lớn.
"Chúng tôi giết gián trước 4 tháng tuổi vì khi đó cánh gián đã phát triển đầy đủ và chúng có thể bay được", ông nói. "Giết chúng rất dễ. Chúng tôi chỉ cần mang các thùng nước sôi lớn vào trong, sau đó nhúng tổ gián vào".
Theo Wang Fuming, số gián thu hoạch được sẽ được bán cho các công ty dược phẩm và giá bán đang tăng mạnh. Tính từ năm 2011, ông đã tăng quy mô sản xuất lên 5 lần, với sản lượng hơn 100 tấn mỗi năm và đang có 8 công nhân làm việc.
Wang nhận được 100 yêu cầu giúp đỡ của những người muốn nuôi gián từ đầu năm nay và đã giúp đỡ 30 người xây nông trại.
"Thu nhập rất tốt", Xiao Zhongwu, 49 tuổi, người có một trang trại nhỏ hơn ở khu ngoại ô gần Khúc Phụ cho biết. "Tôi làm nhiều việc, từ kinh doanh dịch vụ vận tải, vận chuyển đá cẩm thạch, giấy và nông sản cho các công ty địa phương. Tuy nhiên, công việc đó chỉ mang lại khoản tiền nhỏ trong khi nuôi gián kiếm tốt hơn nhiều".
Xiao cho biết đã đầu tư 260.000 USD để xây dựng một chuỗi nông trại nhỏ. Cửa sổ được dán một lớp nhựa, ngăn gián thoát ra ngoài. Ông có thể kiếm được ít nhất 48.000 USD một năm và có thể lên đến 145.000 USD nếu thuận lợi.
Xiao nuôi gián theo một "công thức đặc biệt", hỗn hợp của rau và thức ăn thừa có chứa nhiều axit amino theo yêu cầu của người mua. Theo ông, nuôi gián rất đơn giản. "Chỉ cần giữ chúng ấm là chúng vui vẻ rồi", ông nói.
Nguy cơ tiềm ẩn
Cho đến nay, ngành công nghiệp đang bùng nổ này vẫn còn chưa được kiểm soát chặt chẽ ở Trung Quốc. Một triệu con gián từng thoát ra từ một trang trại ở tỉnh Giang Tô hồi tháng 8, trở thành tin nóng trên các phương tiện truyền thông nước này.
Wang Pengsheng, 38 tuổi, một thợ máy nghỉ việc, cho biết đã mua một khoảnh đất để nuôi gián sau 6 tháng nghiên cứu. Anh mua hơn 80 kg trứng với giá 16.000 USD và bắt đầu xây dựng trang trại của riêng mình.
Chính quyền địa phương coi việc xây dựng của Wang Pengsheng là bất hợp pháp và phá hủy nhà nuôi khi anh đi kiểm tra đàn dê và lợn nuôi ở một nơi khác.
"Mọi thứ đã biến mất, chỉ còn lại đống đổ nát khi tôi quay về vào buổi tối", Wang kể lại. "Sau đó, một nhóm nhà tiêu diệt côn trùng xuất hiện và giết tất cả gián thoát ra".
"Chính quyền địa phương đang chịu áp lực từ những người cho rằng gián có hại. Họ không cho phép tôi xây dựng lại nhà nuôi", Wang nói về khó khăn khi anh muốn thực hiện lại kế hoạch của mình.
Wang Fuming đã nghe kể về trường hợp của Wang Pengsheng, người cùng họ ở Giang Tô. Ông cho biết chưa có vụ xổng chuồng nào xảy ra ở trang trại của mình. "Một số gián đã chạy thoát khi tôi mới bắt đầu. Nhưng khi chúng tôi giăng lưới ở cửa sổ và cửa ra vào, lũ gián đã được kiểm soát tốt hơn", ông nói.
Theo VNE
Thích thú sống cùng 200.000 con gián trong nhà Để thỏa mãn niềm đam mê kỳ quặc, Kyle Kandilian đã dành nhiều thời gian và tâm huyết vào nông trại gián của mình. Anh chàng Kandilian (20 tuổi) sống tại thành phố Dearborn, bang Michigan, Mỹ có sở thích đặc biệt với những con gián dù với nhiều người loài côn trùng này chỉ nghe thấy thôi cũng đủ khiến họ giật...