Làm đẹp bằng son giá rẻ không rõ nguồn gốc, môi thiếu nữ sưng tấy mủ
Bệnh nhân N.T.B.N (15 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) cho biết trước đó em có xem quảng cáo trên Facebook và đặt mua một hộp son dưỡng giá 5.000 đồng và một cây son kem lì giá 17.000 đồng.
Môi bị sưng, đóng mày, rỉ máu của bệnh nhân sau khi sử dụng son môi giá rẻ bán tràn lan trên mạng xã hội. (Ảnh: TTXVN phát)
Một nữ bệnh nhân 15 tuổi đã mua và sử dụng son giá rẻ không rõ nguồn gốc trên mạng xã hội dẫn đến môi bị sưng, ngứa, mưng mủ, rỉ máu nghiêm trọng. Thông tin này được bác sỹ của Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ ngày 28/4.
Bệnh nhân N.T.B.N (15 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) được mẹ đưa đến Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh trong tình trạng môi khô, sưng, ngứa, mưng mủ, đóng mày, rỉ máu.
Bệnh nhân cho biết trước đó em có xem quảng cáo trên Facebook và đặt mua một hộp son dưỡng giá 5.000 đồng và một cây son kem lì giá 17.000 đồng.
Người bán hàng quảng cáo son có thành phần tự nhiên, không chì, không hóa chất, an toàn cho môi. Tuy nhiên, sau khi sử dụng, môi của em bắt đầu bị khô, ngứa, sau đó sưng kèm nổi mụn mủ… ăn uống, giao tiếp rất khó khăn.
Tại bệnh viện, bệnh nhân được bác sỹ Phan Ngọc Huy, Khoa Thẩm mỹ da, xác định bị viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm và chỉ định điều trị bằng kháng sinh, kháng viêm, thuốc bôi.
[An Giang: Phát hiện kho hàng đồ gia dụng không rõ nguồn gốc xuất xứ]
Theo bác sỹ Huy, dị ứng son môi là tình trạng xảy ra do cơ thể phản ứng quá mức với các thành phần của son. Thông thường sau khi sử dụng son vài phút hoặc vài giờ, vùng da có thoa son sẽ bị viêm đỏ, ngứa ngáy… Tình trạng dị ứng nếu nặng hơn sẽ nổi mụn nước, mưng mủ, đóng mày, rỉ máu…
Nhiều nguyên nhân gây dị ứng sau khi sử dụng son môi gồm: Son kém chất lượng, không có nguồn gốc rõ ràng; các loại son này thường chứa hàm lượng chì, phẩm màu hóa học vượt mức cho phép nên khi sử dụng sẽ gây kích ứng.
Ngoài ra, thành phần trong các sản phẩm này còn khiến da môi thâm sạm, nứt nẻ, khô ráp. Nếu sử dụng trong thời gian dài, chúng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dùng.
Son môi quá hạn sử dụng cũng có thể gây dị ứng do sản phẩm được tổng hợp từ nhiều thành phần khác nhau. Do đó, khi quá hạn sử dụng, những chất này có thể bị biến chất, từ đó dễ gây ra tình trạng bị dị ứng.
Cơ địa nhạy cảm cũng là nguyên nhân gây dị ứng bởi da ở vùng này khá mỏng. Các thành phần có thể gây dị ứng trong son môi người tiêu dùng cần lưu ý là các chất bảo quản (formaldehyde, quaternium, methylisothiazolione…), màu nhân tạo (màu đỏ eosin), chất làm bong tróc da (salicylic acid, phenol).
Đặc biệt, son môi tự làm (handmade) là những loại son môi tiềm ẩn nguy cơ không an toàn do chưa được cơ quan chức năng kiểm định.
Son là mỹ phẩm không thể thiếu đối với phụ nữ. Vì vậy, bác sỹ Phan Ngọc Huy khuyến cáo, trước khi mua, sử dụng sản phẩm chị em cần kiểm tra kỹ thành phần, chọn son có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Trước khi muốn sử dụng loại son mới, cần thử nghiệm bằng cách bôi son vào vào vùng da ở mặt trong cánh tay để trong 24 giờ xem có hiện tượng dị ứng không. Khi thấy có các dấu hiệu viêm đỏ, sưng, ngứa… người dùng cần ngưng ngay việc sử dụng son.
Sau khi sử dụng son cần tẩy trang môi nhẹ nhàng bằng nước sạch hoặc dầu dừa, dầu ôliu; tuyệt đối không dùng sản phẩm tẩy trang chứa cách thành phần hóa học.
Khi bị sưng, ngứa nên dùng khăn ướt đắp lên môi 15-20 phút. Trường hợp dị ứng nặng khiến môi sưng, nổi mụn nước… cần đến ngay cơ sở có chuyên khoa da liễu uy tín để được bác sỹ thăm khám, điều trị./.
Kính hiển vi bóc trần thành phần của nước vo gạo dùng để rửa mặt
Nước vo gạo vốn dĩ là loại "nước thần" được truyền đời từ ông bà ta cho việc rửa mặt làm trắng da. Thế nhưng dưới ống kính hiển vi, nước vo gạo lại không hề thần thánh như chị em vẫn tưởng.
Từ thời cung tần mỹ nữ hay thời bao cấp xưa kia, khi công nghệ máy móc chưa phát triển, chị em phụ nữ không có nhiều mỹ phẩm để chăm sóc sắc đẹp nên thường phải sử dụng những loại dược liệu "cây nhà lá vườn". Một trong số phương pháp làm đẹp 0 đồng đó chính là rửa mặt với nước vo gạo. Cách thức rất đơn giản đó là vo gạo xong giữ lấy nước chắt đó và rửa mặt.
Mức độ hiệu quả của loại nước cũng được kiểm chứng qua nhiều đời. Tuy nhiên, đến đời nay thì nước vo gạo đang nằm ở vị trí nào trong bảng đồ mỹ phẩm skincare của chị em? Trước tiên, hãy để khoa học kiểm tra độ sạch của nó.
Một tài khoản chuyên soi các vật dụng dưới kính hiển vi đã thực hiện thí nghiệm soi nước vo gạo từ 2 loại gạo: gạo nhà làm và gạo công nghiệp.
Gạo nhà làm là loại gạo quê, thường được sản xuất các khâu từ thu gặt đến phơi, xay sát đều được làm thủ công. Hạt gạo vì thế không được đều nhau và có màu ngả vàng, không được bóng và trắng như hạt gạo công nghiệp.
Trong nước vo gạo có chứa rất nhiều tinh bột và các hợp chất có lợi khác như chất chống oxi hóa, khoáng chất và vitamin A, B, C,... Trong làm đẹp, nó có tác dụng se khít lỗ chân lông, trị mụn và đồng thời làm sáng da. Dưới ống kính zoom 640x, cho thấy có rất nhiều vi sinh vật tồn tại trong nước vo gạo, chúng rất nhỏ và chuyển động khá nhanh nên phải tinh mắt mới có thể nhìn được chúng.
Thí nghiệm được sử dụng nước cất làm nước vo gạo nên đã hạn chế được phần nào vi khuẩn. Tuy nhiên, số vi khuẩn nhìn thấy ở nước vo gạo được sản xuất thủ công có nhiều hơn với gạo công nghiệp do quy trình không được đảm bảo vệ sinh.
Tuy gạo nhà làm có khâu sản xuất thô sơ và không tránh được các bụi bẩn bám vào nhưng chúng lại giữ được nguyên được số khoáng chất có trong vỏ gạo. Gạo công nghiệp tuy sạch hơn nhưng thực tế hàm lượng khoáng chất lại không bằng.
Số vi khuẩn có trong nước vo gạo này được cho là bình thường. Chúng đều bị tiêu diệt và an toàn với sức khỏe khi được nấu chín, tuy nhiên dùng để rửa mặt và làm đẹp lại là một vấn đề khác.Thực tế, hiệu quả của việc rửa mặt này vẫn còn nhiều tranh cãi trong cộng đồng người yêu làm đẹp da.
Có người dùng hiệu quả, nhưng có người dùng lại càng lên mụn.
Do đó, bạn cũng không nên đặt quá nhiều hi vọng vào phương pháp làm đẹp 0 đồng này. Tuy nhiên, với người yêu thích các biện pháp làm đẹp từ tự nhiên này, vẫn có thể áp dụng. Cách vo gạo để lấy được tinh chất cũng rất đơn giản. Bạn nên loại bỏ nước đầu đi để hạn chế bụi bẩn có trên hạt gạo, sau đó cho lượng nước vừa đủ đầy trên mặt gạo rồi dùng tay vo gạo kỹ, đổ nước gạo đã vo ra một bát sạch. Bạn để bát nước này ở nơi khô thoáng trong khoảng 4 đến 5 tiếng cho tinh chất gạo lắng xuống, đổ phần nước phía trên đi.
Nước vo gạo sau khi lắng nên dùng luôn, không nên để quá lâu sẽ lên men và có nhiều vi khuẩn.
Bạn đồng thời cần phải đảm bảo, lựa chọn loại gạo sản xuất chất lượng, sử dụng nguồn nước sạch, không nên sử dụng nước vo gạo để qua đêm và tuyệt đối không nên sử dụng đối với da có vết thương hở.
Da có vết thương hở như mụn mủ, mụn viêm hay da tăng tiết dầu nhờn quá nhiều nếu rửa với nước vo gạo sẽ không đảm bảo vệ sinh và sạch bằng sữa rửa mặt.
Bác sĩ chuyên khoa da liễu Lương Trung Hiếu cũng khuyến khích chị em có bệnh lý về da không nên dùng nước vo gạo để rửa mặt. Thay vào đó, hãy sử dụng các sản phẩm được tổng hợp và bào chế sẵn với các % định lượng đảm bảo cho làn da. Việc tìm một loại gạo an toàn và đảm bảo các yếu tố tốt cho làn da hiện nay khó như tìm kim đáy bể, đồng thời lại không thể định lượng được đúng các thành phần. Trong khi đó, tìm một sản phẩm có giá cả phù hợp trên thị trường dễ dàng hơn nhiều
Hóa ra việc tô son mỗi ngày và thỉnh thoảng tô son lại khác nhau đến vậy đối với phụ nữ Trên thực tế, có một sự khác biệt lớn giữa việc thoa son hàng ngày và thỉnh thoảng tô son, hãy cùng xem tại sao chúng ta không nên tô son mỗi ngày. Dưới đây là những vấn đề chúng ta sẽ thường xuyên gặp phải khi tô son hàng ngày mà không phải ai cũng biết. Môi nám, thâm Tẩy trang không...