Làm dâu Thụy Sĩ, cô gái Việt vẫn lo cơm cho trăm trẻ vùng cao
Chỉ sau một thời gian ngắn kêu gọi, Quỳnh Anh đã trở thành cầu nối để hỗ trợ bữa ăn cho 99 đứa trẻ và 14 cụ già neo đơn.
Hoàng Quỳnh Anh hiện sống ở Thụy Sĩ cùng chồng.
Sinh ra trong một gia đình nông thôn nghèo ở Nghệ An, Quỳnh Anh hiểu hơn ai hết những buồn tủi và thiếu thốn của một đứa trẻ nghèo thời thơ ấu. Những thiệt thòi ấy thậm chí còn gây ra những tổn thương trong tâm hồn cô suốt một thời gian dài khi đã trưởng thành.
Ý thức về sự nghèo khó của bản thân và gia đình, Hoàng Quỳnh Anh (SN 1989) khao khát kiếm tiền để thoát nghèo ngay khi học xong. Cô lăn lộn kinh doanh tự do ở TP.HCM suốt 11 năm trước khi sang Campuchia mở rộng thị trường. Ở đây, cô quen bạn trai người Thụy Sĩ mà bây giờ là chồng cô.
Cả hai sau đó kết hôn và trở về Thụy Sĩ sinh sống. Hiện tại, Quỳnh Anh vẫn làm kinh doanh tự do, trở thành một người sản xuất nội dung số với hàng trăm ngàn người theo dõi.
Cuộc sống đầy đủ vật chất và yên bình ở một đất nước châu Âu xinh đẹp không khiến cô lãng quên những phận đời kém may mắn ở quê nhà.
“Thời sinh viên, tôi cũng hay giúp những người khó khăn xung quanh, có lúc 5 ngàn đồng, 10 ngàn đồng thôi nhưng thấy vui lắm. Tôi nghĩ làm việc tốt thì không cần phải nhiều tiền, quan trọng nhất là những cảm xúc trong trái tim mình”.
Những đứa trẻ Hà Giang là nhóm đầu tiên được dự án “Chân nhỏ đến trường” hỗ trợ nuôi cơm.
Là một đứa trẻ thoát nghèo thành công, Quỳnh Anh luôn cho rằng, con đường gần như duy nhất để thoát nghèo là giáo dục. Chính vì thế, có 2 thứ mà cô luôn quan tâm trong hành trình làm thiện nguyện của mình, đó là trẻ em và giáo dục.
Sau một thời gian dài quan sát những cô giáo vùng cao ở Mèo Vạc, Hà Giang, Quỳnh Anh nhen nhóm ý tưởng nuôi cơm cho các em đi học. Cô muốn tận dụng kênh nội dung của mình, kêu gọi các mạnh thường quân chung tay hỗ trợ.
Video đang HOT
Ý tưởng ban đầu của Quỳnh Anh là mỗi mạnh thường quân đóng góp tối thiểu 50 nghìn đồng/tháng. Cứ 10 mạnh thường quân thì sẽ có số tiền 500 nghìn đồng/tháng để hỗ trợ cho 1 đứa trẻ vùng cao.
Sau khi kêu gọi và hỗ trợ thành công cho những đứa trẻ đầu tiên, các cô giáo vùng cao đã đề xuất hỗ trợ thêm cho các cụ già neo đơn ở địa phương. Vượt quá sự mong đợi và kỳ vọng ban đầu, Quỳnh Anh nhận được sự tin tưởng của rất nhiều người – hầu hết là người Việt trong nước.
Cho đến nay, cô trở thành cầu nối để hỗ trợ bữa ăn cho 99 đứa trẻ và 14 cụ già neo đơn, mỗi tháng 500 nghìn đồng/người.
“Lúc đầu, tôi nghĩ mình chỉ có thể kêu gọi được cho 5 bé nhưng sau đó số lượng các mạnh thường quân tăng lên rất nhiều và trở thành một dự án như bây giờ.
Thậm chí, vẫn còn nhiều mẹ mong muốn được hỗ trợ các bé nhưng tôi đang để trong danh sách chờ vì chưa xác minh thêm được các trường hợp mới cần hỗ trợ”, Quỳnh Anh chia sẻ.
60 suất quà được tặng riêng cho các hộ gia đình đặc biệt khó khăn ở Hà Giang.
Vì không ở Việt Nam nên hành trình làm thiện nguyện của cô dâu Thụy Sĩ cũng phải thông qua nhiều đầu mối từ xa. “Các hoàn cảnh khó khăn do các cô giáo lựa chọn. Lúc đầu, tôi nhờ các cô đến tận nhà mỗi bé để quay hình xác nhận hoàn cảnh. Sau đó, thấy các cô quá vất vả đi đường núi rừng nên tôi nhờ các cô xin xác nhận hộ nghèo ở từng xã. Tôi cũng thấy được những trăn trở và tấm lòng của các cô nên càng tin tưởng hơn”.
Quỳnh Anh thú thật rằng, cô chưa từng biết cách thức hoạt động của các nhóm thiện nguyện khác, mà chỉ làm theo những gì mình cho là đúng và tốt nhất cho bọn trẻ. Sở dĩ, nhiều mạnh thường quân vẫn ở trong danh sách chờ được ủng hộ vì Quỳnh Anh không muốn lưu quỹ số tiền lớn. “Tôi chỉ nhận số tiền từng tháng, tháng nào sẽ chi tiêu tháng đó để tránh các tiêu cực về việc tồn dư tiền”.
Trước rất nhiều sự việc bê bối xung quanh việc làm thiện nguyện, Quỳnh Anh cho biết cô cũng rất ngại những rắc rối ập đến.
Hiện tại, số tiền hỗ trợ 500 nghìn đồng/tháng được quy định rõ ràng các khoản chi tiêu cho 1 đứa trẻ, gồm: 270 nghìn cho 20kg gạo, 50 nghìn mắm muối, 180 nghìn thức ăn mặn thay đổi mỗi tháng.
“Giá cả của từng món đều được đối chiếu với các sạp bán lẻ ở vùng cao. Bên cạnh đó, ê-kíp của tôi cũng đang hoàn thành các số liệu và thông tin trên một file drive để mọi người luôn có thể tự kiểm tra. Tôi cũng yêu cầu cô giáo lập một tài khoản ngân hàng mới để tiện cho việc sao kê và minh bạch tiền”.
“Tôi nghĩ ai cũng sợ những chuyện không hay cho mình, nhưng tôi tin là nếu mình làm điều gì đó bằng cả tấm lòng và trái tim thì nhất định sẽ có những kết quả tốt đẹp. Dù có thể sẽ có những lời ác ý nhưng tôi tin bản thân mình ngay thẳng thì mọi chuyện sẽ có con đường”, Quỳnh Anh bộc bạch.
“Tôi luôn khuyên mọi người lựa chọn số tiền vừa sức mình để có thể đi lâu dài hơn với các bé”, Quỳnh Anh chia sẻ.
Quỳnh Anh chia sẻ, cô khá bất ngờ khi nhận được nhiều sự tin tưởng từ những người xa lạ, chỉ biết cô qua những video. “Tôi thật sự rất xúc động và biết ơn. Đó cũng là nguyên nhân quan trọng nhất để tôi dám thực hiện những điều to lớn hơn chút nữa, ước mơ xa hơn chút nữa”.
Cô gái Nghệ An tin rằng, trong sâu thẳm mỗi người luôn mong muốn được chia sẻ với cộng đồng. Đó cũng là lý do cô chọn mức hỗ trợ khá thấp để kêu gọi – 50 nghìn đồng/tháng, để ai cũng có cơ hội được bày tỏ tình yêu thương của mình với những hoàn cảnh khó khăn hơn.
“Có nhiều mẹ ủng hộ nhiều hơn nhưng tôi luôn khuyên mọi người lựa chọn số tiền vừa sức mình để có thể đi lâu dài hơn với các bé. Đó mới là điều quan trọng nhất”, cô nói.
Mới đây, Quỳnh Anh thông báo đã lập một quỹ từ thiện riêng có tên là Edelweiss – được đặt theo tên một loài hoa màu trắng mọc nhiều ở dãy núi Alps. “Tôi sợ rằng sau một thời gian số lượng mạnh thường quân sẽ giảm, các bé sẽ mất đi nguồn hỗ trợ. Nên tôi lập quỹ này ra để có thể tự mình tích cóp tiền trong kinh doanh, bù vào các khoản thiếu hụt. Xa hơn, nếu được, tôi có thể làm các tủ thuốc tại mỗi điểm trường vùng cao. Lâu dài hơn nữa là cấp học bổng cho học sinh nghèo hiếu học.
Quỹ này là của riêng vợ chồng tôi, hoạt động độc lập với dự án Chân nhỏ đến trường mà chúng tôi và các mạnh thường quân đang thực hiện ở Hà Giang”, Quỳnh Anh chia sẻ về các dự định thiện nguyện trong tương lai.
“Tôi đã luôn cố gắng làm những gì mình có thể cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình trong suốt một thời gian dài. Tôi luôn nghĩ đó là việc mình nên làm để thấy bản thân có trách nhiệm với cuộc sống và giữ được cho mình một trái tim biết khắc khoải yêu thương. Cứ làm thôi, làm theo sức của mình, làm đúng và làm chắc chắn nhất có thể là được”.
Cãi bố mẹ kiên quyết lấy bạn gái đang bệnh nặng, tân hôn nghe vợ nói mà tôi đờ đẫn
Bố mẹ tôi nói cưới Hoài về phục vụ cô ấy chứ Hoài chẳng giúp ích được gì.
Bệnh nặng như vậy suốt ngày ra vào bệnh viện, không đi làm kiếm tiền được, cũng chẳng thể làm mẹ, làm dâu, vậy cưới về làm gì?
Sau hai năm yêu nhau, đúng lúc tôi và Hòa đang chuẩn bị tính chuyện đám cưới thì Hòa đi khám bệnh và bàng hoàng phát hiện mắc ung thư gan. Hoài khóc đến lả người, bố mẹ cô ấy cũng đau khổ khôn cùng.
Tôi thương Hoài đến đứt ruột nhưng khi đó tôi còn vấp phải một vấn đề khó khăn nữa. Đó là gia đình tôi phản đối không chấp nhận đám cưới nữa, muốn tôi hủy hôn với Hoài. Bố mẹ tôi nói cưới Hoài về phục vụ cô ấy chứ Hoài chẳng giúp ích được gì hết. Bệnh nặng như vậy suốt ngày ra vào bệnh viện, không đi làm kiếm tiền được, cũng chẳng thể làm mẹ, làm dâu, vậy thì tôi cưới cô ấy về làm gì? Chúng tôi đâu có ràng buộc với nhau.
Tôi không nghe lời vẫn muốn kết hôn với Hoài, thậm chí bố mẹ còn định từ mặt con trai. Nhưng sau đó mấy cô bác h.ọ h.àng nhà tôi khuyên nhủ, cuối cùng bố mẹ mới đồng ý cho tôi làm đám cưới với Hoài theo kế hoạch trước đó.
Gia đình tôi phản đối không chấp nhận đám cưới nữa, muốn tôi hủy hôn với Hoài. (Ảnh minh họa)
Về phần tôi, dù vì bất kỳ lý do gì, là tình yêu, tình nghĩa hay đạo đức làm người thì tôi cũng không thể bỏ rơi Hoài trong hoàn cảnh ấy được. Đang yêu thương nhau, chẳng lẽ chỉ vì phát hiện bệnh tật mà tôi ruồng rẫy Hoài ư? Cho dù Hoài không thể sống cạnh tôi dài lâu thì tôi cũng muốn chăm sóc cô ấy đến ngày tháng cuối cùng.
Hoài và bố mẹ cô ấy rất cảm động trước tình cảm và tấm lòng của tôi. Vì vợ bị bệnh nên đám cưới chúng tôi chỉ làm nhỏ gọn song rất ấm cúng. Bệnh của Hoài cũng chỉ những người thân thiết trong gia đình hai bên mới biết, còn lại chúng tôi không công khai rộng rãi.
Đêm tân hôn, do cả ngày tổ chức tiệc cưới đều mệt nên tôi giục Hoài đi ngủ sớm. Ai ngờ cô ấy cười hớn hở bảo rằng có thứ muốn cho tôi xem. Nhìn rõ hai món đồ vợ đưa, tôi trợn trừng kinh ngạc, sốc không thể tin nổi. Đó là sổ đỏ một mảnh đất có vị trí đắc địa, giá thị trường chắc cũng phải đến 5 - 7 tỷ đồng và một số tiết kiệm trị giá 4 tỷ nữa mang tên Hoài.
Tôi ngơ ngác nhìn vợ hỏi tại sao lại như vậy, gia đình Hoài rất bình thường cơ mà, chưa nói cô ấy còn đang bệnh nan y. "Bố mẹ em có tài sản nhưng vốn không thích phô trương nên ít người biết. Ông bà sống giản dị cũng không muốn thể hiện với mọi người. Chính bố em đưa ra phương án giả bệnh để thử lòng anh đấy, xem anh có thật tâm đối đãi với em không thì ông bà mới yên tâm trao gửi con gái...", vợ cười nói.
Thật sự tôi không trách vợ thử lòng mình đâu mọi người ạ. (Ảnh minh họa)
Tôi hóa đá trước sự thật mà vợ tiết lộ. Sau đó tôi bảo cô ấy cứ giữ sổ tiết kiệm ấy phòng thân, sau này chẳng may tôi làm ăn thất bại hay có chuyện gì thì còn nuôi con. Tôi sẽ không động vào tiền riêng của vợ. Về mảnh đất kia, hiện tại chúng tôi cứ ở chung với bố mẹ xem sao, nếu cảm thấy không hợp nhau muốn ra ở riêng thì tôi sẽ tích góp tiền xây nhà trên mặt đất đó vậy. Coi như vợ góp đất, tôi góp cái nhà.
Hoài mỉm cười đồng ý. Thật sự tôi không trách vợ thử lòng mình đâu mọi người ạ. Vì tôi hiểu tâm tư suy nghĩ của cô ấy cũng như bố mẹ vợ. Phụ nữ luôn lo lắng bất an mà, cô ấy làm vậy cũng có thể hiểu được. Bản thân tôi thương Hoài thật lòng nên chẳng có gì phải sợ, tôi đã vượt qua bài kiểm tra của gia đình vợ một cách xuất sắc.
Bởi vậy mới nói cứ sống chân tình, hết lòng với nhau thì bằng cách này hay cách khác chúng ta sẽ nhận được sự đền đáp xứng đáng, phải không mọi người?
Cháu đi viện cả tháng bà nội chẳng thèm lên thăm, biết sự thật tôi khóc như mưa Đợt đó do con bị n.hiễm t.rùng máu nên phải nằm viện cả tháng trời, tôi giận ra mặt khi h.ọ h.àng ai cũng đến thăm nhưng tuyệt nhiên không thấy bóng dáng mẹ chồng. Tôi với chồng học cùng lớp đại học, chúng tôi đến từ 2 tỉnh khác nhau. Yêu nhau được 3 năm chúng tôi mới tổ chức đám cưới....