Làm dâu hào môn, Rằm tháng Giêng cũng bị chồng cấm về nhà mẹ
Đến nước này, tôi không biết mình nên ứng xử với cuộc hôn nhân hiện tại ra sao nữa. Tôi thực sự bất lực vì người chồng gia trưởng của mình.
Đầu năm, tôi cũng không muốn nói chuyện mâu thuẫn vợ chồng. Thế nhưng tình cảnh của bản thân khiến tôi thực sự không kìm được lòng. Tôi muốn chia sẻ suy nghĩ của mình, hi vọng nhận được tư vấn của mọi người.
Lấy chồng hơn 6 năm, tôi chưa một lần về ăn Tết cùng bố mẹ đẻ. Mỗi lần Tết đến, lòng lại nôn nao nhớ quê. Sáu năm lấy chồng xa là 6 năm tôi rơi nước mắt đêm giao thừa. Nhưng vì không muốn bố mẹ chồng nghĩ ngợi nên tôi phải nuốt nước mắt vào trong.
Thấy vợ buồn, chồng không động viên còn nói những lời khó nghe: “Ở nhà cao cửa rộng, ăn uống sung túc, sướng như tiên còn không biết điều. Năm nào tôi cũng thấy cô khóc, khóc cái nỗi gì không biết. Tết không về thì ngày khác về, sao cứ phải Tết?”.
Câu nói của chồng như dao cứa vào tim tôi. Ảnh minh họa. Nguồn: Sohu
Video đang HOT
Câu nói của chồng như dao cứa vào tim tôi. Anh hỏi tôi sao phải chọn Tết để về quê mẹ? Vậy trong lòng anh có nghĩ, tại sao anh lại bắt tôi Tết phải ở nhà chồng phục vụ?
Thái độ đó càng khiến tôi hiểu thêm sự ích kỉ của người đàn ông tôi từng cãi lời bố mẹ quyết tâm lấy. Giờ có khóc lóc kêu khổ với bố mẹ cũng không biết bắt đầu từ đâu vì đó là lựa chọn mà tôi từng nghĩ sẽ không bao giờ hối hận.
Năm nay trước Tết, vợ chồng tôi lại cãi nhau trận nảy lửa vì chuyện về quê. Tôi nhẫn nhịn nên chấp nhận ở lại ăn Tết nhà chồng. Tôi càng không muốn năm mới mặt nặng mày nhẹ với nhau. Tôi gom góp ngày nghỉ phép còn lại của năm trước để ra Tết xin nghỉ dài. Tết không về được nên tôi chọn dịp Rằm tháng Giêng để về sum vầy, hy vọng còn chút không khí Tết.
Ấy vậy mà vừa mở miệng đề nghị, tôi đã bị chồng giáo huấn một bài về “đạo làm dâu hào môn”. Anh chì chiết tôi lấy được chồng giàu còn không biết điều. Anh ca cẩm tôi lấy chồng phải theo phong tục nhà chồng: “Cô có nghe câu ‘cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng’ không? Rằm là dịp quan trọng nên cô muốn đi đâu cũng phải qua Rằm. Về nhà bố mẹ đẻ cũng vậy”.
Bây giờ thì tôi đã hiểu trước giờ anh luôn nghĩ tôi “chuột sa chĩnh gạo”. Lấy chồng giàu mà đến quyền về nhà thăm bố mẹ đẻ cũng không có thì giàu có với tôi có ý nghĩa gì?
Tự nhiên nước mắt tôi trào ra, uất ức không thể nói thành lời. Tôi đã nhẫn nhịn 6 năm qua. Giao thừa nào cũng nghĩ về bố mẹ mà đau lòng. Tết ở nhà chồng, Rằm tháng Giêng anh cũng phải ở nhà chồng. Tôi không hiểu anh có biết nghĩ hay không.
Tối đó, tôi lặng lẽ lên phòng sắp xếp đồ về quê, mặc chồng thái độ khó chịu, cấm đoán. “Tôi quyết định rồi, tôi vẫn sẽ về nhà bố mẹ đẻ. Anh cũng có con gái, anh nên suy nghĩ tích cực. Anh làm thế nào để sau này con gái anh nó có đường lui. Đừng quá quắt để tuổi già ngồi khóc nhớ thương con”.
Câu nói của tôi dường như khiến anh chột dạ nên không nói được lời nào. Thực sự nghĩ về những gì mình phải chịu đựng suốt nhiều năm qua, tôi chỉ muốn ly hôn. Phụ nữ lấy chồng xa thiệt thòi, tủi thân. Giá như có người chồng hiểu và yêu thương mình thì tốt biết mấy. Tôi lại không may mắn có được phước phận như người ta…
Thấy vợ đang dạy con, chồng thốt một câu đắng chát khiến vợ bẽ bàng
Tôi ngượng ngùng với chính con trai mình bởi câu nói của chồng.
Vì con trai đang tuổi lớn nên tôi hạn chế tối đa việc mâu thuẫn vợ chồng trước mặt con. Tôi sợ con buồn và có những suy nghĩ lệch lạc về cuộc sống. Nhưng chồng tôi lại không đồng quan điểm với vợ. Tính anh bộp chộp, nghĩ gì nói đó nên nhiều khi làm vợ bị tổn thương, buồn lòng anh cũng chẳng hay biết.
Đêm qua, tôi kiểm tra vở học của con và phát hiện con không ghi đủ bài. Giận quá, tôi dạy con một trận. Trong lúc tôi đang dạy con, to tiếng vạch ra lỗi sai và bắt con nhận lỗi thì chồng tôi lại thốt một câu khiến tôi bẽ bàng: "Con học dở giống mẹ chứ giống ai mà em la mắng con. Em cũng có học hết lớp 12 đâu mà ép con phải học giỏi".
Tôi ngượng ngùng, đỏ mặt bởi câu nói tỉnh bơ của chồng. Không những thế, anh còn khoa trương tự khen bản thân giỏi giang khi tốt nghiệp đại học loại giỏi, nói được 2 thứ tiếng. Anh còn cho rằng việc anh cưới tôi là may mắn, phúc đức ba đời của dòng họ nhà tôi.
Tôi ngậm đắng, bảo con đi vào phòng học bài. Con đi rồi, tôi gắt gỏng hỏi tại sao chồng lại hạ bệ vợ trước mặt con trai mình? Anh vẫn bình thản bảo chỉ đang nói thật thôi. Chính vì tôi học không giỏi nên mới làm công nhân chứ chẳng làm được ông nọ bà kia như người khác.
Những câu nói đầy xúc phạm của chồng làm tôi tổn thương khủng khiếp. Vậy mà hồi còn yêu, anh luôn miệng nói muốn cưới tôi bởi tôi đảm đang, chu đáo, biết đối nhân xử thế. Dù tôi có làm công nhân, chỉ cần tôi kiếm tiền chân chính bằng mồ hôi, nước mắt thì chẳng có lý do gì để anh coi thường vợ cả. Thế mà mới 10 năm, anh đã quên hết những lời mình từng nói.
Về lý do tôi nghỉ học sớm cũng vì bi kịch gia đình khi bố mẹ tôi bỏ nhau. Tôi sống với ông bà ngoại, thiếu sự quản lý từ ba mẹ và do chán nản nên mới nghỉ học đi kiếm việc làm từ sớm.
Những câu nói của chồng làm tôi đánh mất sự tự tin khi đối diện với con trai. Tôi phải giải thích với con như thế nào để con tôn trọng mẹ đây?
Từ vụ chồng trút "cơn mưa" dao vào vợ, chuyên gia chỉ cách để giải quyết mâu thuẫn tránh không đẩy xung đột lên cao Chỉ vì mâu thuẫn vợ chồng mà người chồng đã dùng dao chém nhiều nhát vào người vợ. Sự việc đau lòng ở Yên Bái này thêm lần nữa cho thấy việc vợ chồng thiếu cách giải quyết mâu thuẫn tránh không đẩy xung đột lên cao. Công an huyện Trấn Yên (Yên Bái) mới đây đã phối hợp cùng Công an xã...