“Làm đàn ông mà để vợ chửi mẹ mình thì nhục lắm!”
Mỗi lần nghe vợ nói hỗn về mẹ, tôi phải rất kìm chế… cố giữ sao cho đầu óc đủ tỉnh táo để phân biệt điều đúng, điều sai.
Phải thừa nhận vợ tôi có cái hợp lý của cô ấy khi nói về mẹ chồng, nhưng trước sau gì, khi vợ hay nói hỗn về mẹ đó cũng là sự xức phạm đối với người đàn ông.
Mẹ tôi là mẫu người nhà quê thuần tuý
Quê tôi ở vùng Nho Quan – Ninh Bình. Mẹ tôi là người nhà quê, cả đời lam lũ nên quen sống trong sự giản dị chất phác theo đúng kiểu “chặt to kho mặn”, “hiểu gì nói vậy”… của những người dân quê tôi.
Ai sống trong trong hoàn cảnh của tôi mới hiểu hết giá trị của một người mẹ “nhà quê chính hiệu”, quen “thắt lưng buộc bụng”, “chắt bóp” từng xu từng hào đáng quý như thế nào…
Tôi mồ côi cha từ bé. Cha tôi hy sinh ở chiến trường Bình – Trị – Thiên trong kháng chiến chống Mỹ hồi những năm 1970. Kỷ niệm về cha trong tôi thật nhạt nhoà vì hồi ấy tôi còn quá bé để có thể nhớ. Trong tôi chỉ còn lại lờ mờ về hình ảnh người cha anh hùng qua tấm hình sờn mòn trên bàn thờ và tấm bằng tổ quốc ghi công.
Mẹ tôi ở vậy nuôi tôi và sống với những ký ức đẹp và đầy tự hào về người chồng đã hy sinh tuổi xuân cho đất nước. Mẹ luôn dặn tôi phải gắng ăn học để cho xứng đáng với người cha đã khuất.
Vì thế, tôi luôn rất nỗ lức để không phụ lòng bà và đã trở thành một bác sỹ giỏi.
Để có được thành công nhất định ngày hôm nay, tất cả là nhờ tài xoay sở của mẹ. Mẹ một tay nuôi tôi, lăn lộn đủ nghề, buôn thúng bán bưng ngoài chợ. Dù gian khó thế nào mẹ cũng nhất định khuyên tôi không được nản chí học hành vì thế dù rất thương mẹ, tôi không dám bỏ học đi làm vì tôi biết bà sẽ rất buồn khi tôi không vào được đại học.
Chính vì thế ngày nay tôi mới có được tấm bằng bác sỹ, trở thành người thành đạt trong xã hội. Tôi hiểu rằng, có được điều ấy tất cả là nhờ có mẹ.
Vì lo toan cho tôi nên mẹ “chắt bóp” từng xu từng hào, dành dụm nuôi con ăn học mà không bao giờ dám “ăn trắng mặc trơn” như người.
Mà với lại, quê tôi thì nghèo, mẹ tôi chỉ đi chợ buôn bán đồ hoa quả thì lấy đâu mà giàu có. Người quê tôi ai chẳng chắt bóp, không chắt bóp lấy gì mà sống. Lâu dần thành thói quen, nên mẹ tôi luôn tối giản dị và tận dụng hết công suất những gì có trong nhà mà không hề dám bỏ phí một chút gì.
Mẹ tôi là một người nhà quê chính hiệu.Bà tằn tiện từng chút một để dành tiền nuôi tôi ăn học. (ảnh minh họa)
Mẹ nhặt từng cọng rau trong vườn cho bữa ăn đạm bạc. Thu từng cành cây, que củi để nấu nướng. Cái chậu cái nồi mẹ dùng từ khi tôi sinh ra đến giờ vẫn còn dùng tốt… quần áo rách đâu mẹ vá đấy, bao nhiêu năm trời tôi học ở Hà Nội về vẫn thấy mẹ tôi mặc bộ quần áo từ cái thời nảo thời nao.
Video đang HOT
Nghe hàng xóm kể “mẹ mày rõ thật tội, ăn không dám ăn mặc không dám mặc để hết cho con…” Tôi cười cười vậy, vâng vâng dạ dạ cho qua chuyện. Đêm về, thương mẹ nước mắt cứ chảy thầm.
Nhiều đêm lên giường rồi tôi lại vùng xuống, ngồi vào bàn học, quyết học thành tài để báo hiếu mẹ.
Vợ tôi thường hay nói hỗn về mẹ chồng
Đến khi thành đạt, tôi đón mẹ về Hà Nội ngay để phụng dưỡng mẹ trong tuổi già. Tôi muốn mẹ sống những ngày tháng nhàn nhã, và để cho tôi còn được báo hiếu với mẹ.
Những ngày tháng đầu tiên thật là những ngày hạnh phúc, vì giờ đây không còn lo cái ăn cái mặc nữa.
Mẹ tôi thì vẫn thế, bà vẫn giữ những sự cần kiệm nhất định trong cuộc sống như thói quen của bà từ xa xưa.
Mãi cho đến khi tôi lập gia đình, niềm vui hai mẹ con mới dần đổ vỡ…
Vợ tôi người Hà Nội, cô ấy quen sống trong đầy đủ từ bé. Khi lấy vợ tôi không nghĩ mọi chuyện lại rối tinh như ngày hôm nay dù tôi đã lường trước và đã làm công tác tư tưởng cả phía mẹ và phía vợ.
Hồi đầu, sinh hoạt của mẹ tôi với vợ không có gì mâu thuẫn. Vợ tôi vẫn hay phàn nàn một chút, nhưng rồi sau đó cô ấy lại tươi cười vì tin rằng sẽ “cải tạo” được cách “ăn ở quê mùa” của mẹ chồng.
Vợ tôi rất hay nói hỗn với mẹ chồng (ảnh minh họa)
Nhưng cho đến khi chẳng “cải tạo” được mà còn bị trách cứ là “hoang phí quá” thì vợ tôi đâm ra hay bực mình.
Mẹ tôi thì cứ phàn nàn vợ tôi không biết tiết kiệm, cơm thừa không đem hấp lại đổ đi, rồi áo quần sao mà ăn mặc xa hoa thế: “cả triệu bạc cái ví, ôi trời, đúng là ném tiền qua cửa sổ”…
Tôi thì rất hiểu vợ mình. Cô ấy là người thành thị nên “ thời trang” phải là đương nhiên. Mà thực ra cô ấy cũng chỉ muốn mình đẹp lên trong mắt chồng thôi, chỉ có điều mẹ tôi ở quê nên thấy “sốc” với cách chi tiêu của cô ấy.
Với tôi thì không thành vấn đề vì vợ chồng tôi đều kiếm ra tiền. Vợ tôi là dược sỹ nên thu nhập khá cao.
Nhưng thay vì nên phản ứng “mềm mỏng” với mẹ thì cô ấy cứ càu nhàu “đúng là nhà quê”, “đồ nhà quê”… Rồi lắm khi tôi thấy cô ấy phản ứng rất quá đáng, nói những câu làm “đau đầu nhau”: “Ở đây không ai người ta khen thưởng cái tính bủn xỉn đâu” hay “để tiền mà mua cục vàng chết ngậm cho sướng à”…
Tôi nghe rất chối… còn mẹ tôi, nhiều khi bà khóc vì bị xúc phạm…
Người ta nói mẹ chồng thì cay nghiệt với nàng dâu, điều ấy có đúng nhưng là sai với mẹ tôi. Mỗi lần nói qua nói lại với vợ tôi không được, bị cô ấy “tấn công” quá, bà chỉ biết khóc rồi lau nước mắt…
Tôi thấy tội nghiệp cho mẹ…
Tôi thực sự bị xúc phạm
Tôi cũng hiểu vợ tôi có điều “khó chịu” khi bị mẹ “phê phán” này nọ, nên tôi vẫn thường an ủi cô ấy cho cô ấy “dịu” bớt. Nhưng đến khi, càng ngày vợ tôi càng phản ứng ra mặt, tôi khuyên giải mà cô ấy không nghe nói tôi “bênh mẹ mà đè nén vợ”.
Vợ tôi không bao giờ đặt mình vào hoàn cảnh mẹ tôi để biết bà có lý khi “xót của”, hay sinh hoạt có khi “thô kệch, quê mùa”.
Làm thằng đàn ông mà để cho vợ chửi mẹ mình thì nhục lắm (ảnh minh họa)
Vợ tôi không chịu hiểu với cuộc đời tôi – chồng cô ấy, chính những đức tính mà vợ tôi đem ra bôi bác mẹ chồng đã nuôi tôi trưởng thành.
Cho đến khi, khuyên mãi không được… một hôm hai mẹ con lại cãi nhau, vợ tôi to tiếng nói mẹ tôi là “nhà quê vô học” thì tôi đã tát cô ấy rất mạnh. Đấy là lần đầu tiên tôi tát vợ. Tôi biết tôi sai nhưng tôi không kìm chế được.
Cuộc sống gia đình tôi giờ rất nặng nề. Gia đình cô ấy thì bênh con nên nói rất nặng lời với tôi và bà mẹ “nhà quê” của tôi. Mẹ tôi thì buồn bã khuyên tôi cho bà về quê vì bà sống ở thành phố không hợp… Tôi thì không thể nào bỏ mẹ sống neo đơn một mình…
Tôi hỏi mấy người bạn thân mong tìm một lối thoát cho tất cả. Bạn tôi xúi tôi “bỏ quách con vợ ngược ngạo của mày đi”… “đàn ông không lấy con này lấy con khác”…
Nghe xong, tôi càng rối bời…
Tôi thực sự yêu thương vợ mình dù cho cô ấy có “chứng tật”. Nhưng khi cô ấy nói hỗn với mẹ thì tôi thực sự bị xúc phạm nặng nề. Tôi vẫn cố gắng vớt vát, để thời gian trôi qua, hy vọng làm cô ấy hiểu ra và gia đình lại được hoà hợp.
Còn nếu cô ấy vẫn giữ “lập trường” của mình thì vợ chồng tôi đành phải li dị.
Tôi vừa buồn vừa nhục, lời mấy cậu bạn cứ văng vẳng bên tai: “Làm thằng đàn ông mà để vợ chửi mẹ mình, nó ngồi lên đầu mẹ mình thì nhục lắm…” ./.
Theo Eva
Người nhà không muốn tôi lấy chồng Bắc
Em là gái miền Trung còn anh là trai miền Bắc. Khi biết em và anh yêu nhau, bố mẹ em phản đối vì cho rằng quê anh ở quá xa, nếu lấy nhau em phải theo anh về Bắc sống.
Em với anh yêu nhau gần nửa năm. Hiện cả hai làm việc tại miền Trung. Gia đình không muốn em lấy chồng xa nhà vì trong nhà chỉ có hai chị em, em gái tật nguyền, sau này em phải có trách nhiệm lo cho em gái, nếu lấy chồng xa em không thể chăm sóc gia đình. Họ hàng cũng bảo lấy chồng Bắc sẽ rất khổ.
Còn anh là con trai một trong nhà, anh lại làm bên quân đội, tuy giờ anh làm ở miền Trung nhưng có thể sau này về Bắc sống, anh cũng từng nói đến chuyện đó với em.
Hai đứa rất yêu nhau nhưng khi nghĩ đến hoàn cảnh gia đình hai bên như vậy đều rất buồn. Anh bảo nếu sau này chuyển về Bắc thì người chịu thiệt thòi đau khổ nhất chính là em, anh thấy thương em. Em thật sự không biết mình nên làm gì, tiếp tục yêu thì có khả năng sau này sẽ phải đau khổ khi anh về Bắc sống, đồng nghĩa với việc chia tay. Còn giờ chia tay anh thì không thể vì hai đứa vẫn còn yêu nhau rất nhiều. Em nên làm gì? (My)
Ảnh: womanaroundtown.com
Trả lời:
Chào bạn,
Không gian, thời gian và hoàn cảnh là ba yếu tố cơ bản của tình cảm vợ chồng và là chuẩn mực để quyết định yêu hay không. Trong những hoàn cảnh cụ thể, người ta có thể vượt không gian và thời gian để đến hôn nhân, và cũng trong hoàn cảnh nhất định, người ta phải lệ thuộc không gian và thời gian. Đây là những vấn đề rất phức tạp của tình yêu.
Trong trường hợp của bạn, có lẽ chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh nhiều hơn, còn không gian ở Bắc hay ở Trung bây giờ thực sự không đáng ngại nhờ phương tiện giao thông công cộng rất thuận lợi. Cái khó của bạn là cha mẹ có hai chị em mà em gái lại tật nguyền. Trong hoàn cảnh gia đình như vậy thì vấn đề hiếu thảo phải đặt lên hàng đầu. Bạn nghĩ xem nếu đi lấy chồng xa, khi cha mẹ và em có mệnh hệ nào thì ai là người lo? Đây là vấn đề khó nhất đối với bạn.
Còn anh ấy lại là con một, mà anh ấy đã có ý định về quê nên không có chuyện bạn ở lại trong này nếu kết hôn. Hoàn cảnh của hai bạn khó có lời giải nếu như một trong hai người phải xa quê, mà bạn là người nan giải hơn anh ấy. Nếu thực sự anh ấy yêu bạn thì nên ở lại miền Trung vì anh ấy là con một nhưng không có em tật nguyền, còn nếu chỉ vì con một mà buộc bạn về Bắc với gia đình thì tình yêu này quá ích kỷ.
Bạn nên dừng tình yêu lại để tính toán cho gia đình, và bạn là người duy nhất trong niềm tin và mong đợi của cha mẹ và em. Nếu như bạn "chia tay anh thì không thể" thì bạn sẽ rơi vào "có thể bất hạnh".
Chúc bạn sáng suốt.
Theo VNE
Băn khoăn lựa chọn giữa 2 chàng trai Em 24 tuổi, tốt nghiệp đại học được 1 năm nhưng chưa xin được việc làm. Trong chuyện tình cảm em đang có sự phân vân giữa 2 người đàn ông đến với mình. Một anh là người yêu cũ của em, chia tay đã được 6 tháng. Anh cùng quê, hơn em 2 tuổi, hiện giờ làm việc ở Nha Trang. Còn...