“Làm CSHS là phải chịu thiệt thòi…”
Vượt qua những giây phút “mềm lòng” trước lời nói con trẻ, Thượng uý Hồ Việt Khởi lại lao vào cuộc chiến chống tội phạm. Dù trong cuộc đấu tranh đó, anh phải đánh đổi cả những phút giây yên bình bên vợ con.
Dù tuổi đời còn khá trẻ và thời gian công tác chưa nhiều, nhưng với niềm đam mê nghề nghiệp, Thượng uý Hồ Việt Khởi – Phó đội trưởng Đội trinh sát tuyến, địa bàn, Tổ trưởng tổ hình sự đặc nhiệm Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45) Công an TP Cần Thơ đã cùng CBCS trong đơn vị lập nhiều chiến công xuất sắc trong phòng, chống và truy bắt tội phạm; đảm bảo TTATXH trên địa bàn thành phố.
Sau khi học xong PTTH năm 2001, Khởi xin cha mẹ được tham gia Công an nghĩa vụ. Sau 4 tháng huấn luyện ở Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ Công an TP Cần Thơ, Khởi được điều về công tác tại Phòng CSBV và Cơ động. Đến năm 2004, được vào biên chế chính thức và niềm vui lớn nhất đối với Khởi là được điều về công tác tại Phòng PC45, Công an TP Cần Thơ và được phân công về Đội chống cướp, truy nã.
Thượng úy Hồ Việt Khởi (trái) làm việc với đối tượng trộm cắp tài sản.
Những tháng ngày làm trinh sát, rong ruổi trên các nẻo đường đã làm cho Khởi lớn hơn, dày dặn kinh nghiệm hơn và có vị trí đáng kể trong đơn vị khi tham gia truy bắt các đối tượng phạm pháp hình sự. Trong 12 năm công tác, Thượng úy Hồ Việt Khởi tham gia cùng CBCS trong đơn vị bắt hàng trăm vụ trộm cắp, cướp giật, cưỡng đoạt, lừa đảo chiếm đoạt tài sản…
Video đang HOT
Chúng tôi từng trực tiếp chứng kiến nhiều vụ việc qua những lần đi theo Tổ hình sự đặc nhiệm. Khởi chỉ huy đồng đội trong tuần tra suốt đêm và xử lý rất nhiều vụ việc, bắt nhiều đối tượng trộm cắp, mang theo hung khí… Cách xử lý của Thượng úy Hồ Việt Khởi rất bài bản, nhanh chóng, hợp tình hợp lý.
Một điều làm tôi nể nữa là kinh nghiệm nhìn đối tượng, sự nhận diện đối tượng của Khởi khá chính xác. Hầu hết các đối tượng nghi vấn, Khởi kêu anh em trong tổ khám xét đều phát hiện hung khí hoặc trộm cắp tài sản. Khởi tâm sự rằng vợ của anh không biết những việc cụ thể anh làm, chỉ biết qua báo chí, truyền hình là nghề CSHS rất nguy hiểm. Nhiều khi nửa đêm đang ngủ có điện thoại của lãnh đạo hay anh em trong đơn vị báo là Khởi dậy đi.
“Nói thật, vợ tôi cũng thông cảm và tạo điều kiện cho chồng công tác nên việc đưa đón con cái đi học, vợ tôi cũng đảm nhận. Vì bọn tội phạm thường lợi dụng những giờ cao điểm, ngoài giờ hành chính để ra tay cướp tài sản, nên tôi cùng đồng nghiệp phải có mặt trên các tuyến đường và địa bàn trọng điểm, do đó ít có thời gian đưa đón con đi học, đi chơi”. Khởi tiếp: Có lần tôi đưa vợ con về bên ngoại chơi, con gái mách: Ngoại ơi, ba Khởi không thương con. Ông ngoại hỏi sao ba Khởi không thương con? Con gái mới nói là ba Khởi đi hoài, không đưa con đi học và đi đu quay.
Dẹp nỗi niềm riêng, “ông bố trẻ” Hồ Việt Khởi vẫn đảm nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Thành tích đạt được khá nhiều, nhưng khi được hỏi, Hồ Việt Khởi khiêm tốn: Đó là thành tích chung của đơn vị, bản thân em chỉ góp một phần nhỏ thôi.
Thượng tá Nguyễn Phú Thương – Phó trưởng Phòng PC45, cho biết: Là người trực tiếp phụ trách Đội trinh sát tuyến-địa bàn, trong đó có Tổ hình sự đặc nhiệm, tôi thấy đồng chí Khởi có vai trò rất quan trọng trong việc tham gia phá các vụ án thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo anh em trong Tổ hình sự đặc nhiệm liên tục tuần tra trên các tuyến đường, phòng, chống và truy bắt tội phạm. Không những thế, Khởi còn nắm vững địa bàn và quản lý tốt các đối tượng, nên khi xảy ra vụ việc, làm rất tốt bước đầu để các điều tra viên nhanh chóng phá án, bắt gọn đối tượng.
Với những thành tích đạt được, Thượng úy Hồ Việt Khởi được Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an), UBND TP Cần Thơ, Giám đốc Công an TP Cần Thơ và Công an một số tỉnh bạn tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen
Theo CATP
Sửa đáp án Sử: Thí sinh nói thiệt, Bộ khẳng định không
Ông Trần Văn Nghĩa, phó Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD&ĐT) khẳng định: "Việc chỉnh sửa đã được tính toán trên cơ sở khoa học, đảm bảo không thiệt thòi cho thí sinh".
Ngày 15/7, Ban chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD&ĐT đã ra thông báo sửa đổi đáp án môn Lịch sử kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ đợt 2 và đề nghị các trường sử dụng đáp án và phiếu chấm.
Thí sinh trong kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2012.
Một số giáo viên có kinh nghiệm về dạy và luyện thi môn Lịch sử cho rằng đáp án vẫn khiến cho thí sinh thiệt thòi đến 2 điểm.
Cụ thể: Cách trình bày ý ở Câu 4b này về mặt kiến thức là sự khái quát lại những thành tựu nhưng trong hình thức trình bày của đáp án lần 2 vẫn năm trong phạm vi của ý "về chính sách đối ngoại" khiến nhiều thí sinh mất 0,5 điểm vì ý này.
Tiếp đó ở câu 1 (2 điểm) đáp án cũng sẽ khiến thí sinh bị mất từ 1,0 điểm đến 1,5 điểm vì thang điểm không phù hợp.
Thí sinh Đào Phương Bình, đạt giải Nhất kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia môn Lịch sử năm 2012, thi khối C vào Học viện An ninh cho rằng, đáp án câu 4a sửa lại của Bộ khiến cho em bị mất ít nhất 0,5 điểm: "Em đề nghị Bộ GD-ĐT nên có đáp án linh hoạt trong câu 2 yêu cầu phân chia các thời kỳ, vì mỗi người có cách chia khác nhau. Ví dụ thời kỳ 1919-1945, 1945-1975, 1975-2000. Hoặc nếu tách ra 1945-1954, 1954-1975 cũng đúng vì nó là 2 cuộc kháng chiến hay gộp 1945-1975 cũng được vì nó là công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và bảo vệ thành quả của Cách mạng Tháng Tám".
Chiều 17/7, ông Trần Văn Nghĩa, phó Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết: Qua báo chí Bộ đã lắng nghe những ý kiến của các thầy cô về những điểm "chưa hợp lý" trong đáp án chỉnh sửa ở môn Lịch sử.
"Việc chỉnh sửa xuất phát từ những gì chưa hợp lý. Trước khi chỉnh sửa đã có thảo luận và phản biện khoa học. Tất cả đã cân nhắc rất kỹ và đảm bảo đáp án không thiệt thòi cho thí sinh" - ông Nghĩa nói. Tất nhiên một vấn đề liên quan đến khoa học xã hội sẽ có nhiều ý kiến khác nhau.
Trước một số ý kiến cho rằng đáp án môn Lịch sử chưa thật chuẩn, cần chỉnh sửa lại ông Nghĩa nói: "Bộ sẵn sàng lắng nghe ý kiến của các thầy cô. Nếu thấy có những điểm cần góp ý các thầy có thể liên hệ làm việc. Bộ sẽ tập hợp các ý kiến để có trả lời tất cả các ý kiến".
Theo Vietnamnet
Nơi cô dâu không được mặc váy ngày cưới Trước khi đi đăng ký kết hôn, phải "đặt cọc" với chính quyền xã hai triệu đồng và còn nhiều chuyện phi lý khác nữa tưởng chừng không còn tồn tại nhưng lại đang diễn ra tại một miền quê đất Kinh Bắc Đám cưới là ngày trọng đại trong cuộc đời mỗi người. Bất cứ cô dâu nào cũng muốn mình thật...