Làm “chuyện ấy”: Tuổi nào thì nghỉ?
Chuyện yêu không giới hạn độ tuổi miễn là bạn sẵn sàng đầu tư thời gian và cả sự kiên nhẫn.
Nhu cầu tình dục ở người cao tuổi không chỉ là nhu cầu về sinh lý, mà còn là nhu cầu tâm lý, sự trải nghiệm của quá khứ…
Nhiều người nghĩ rằng, phụ nữ có thể gặp rắc rối khi tiến hành “chuyện ấy” lúc đã có tuổi, còn đàn ông thì chỉ đến khi… nằm xuống mới hết ham muốn. Vậy, thực sự thế nào?
Theo chuyên gia tư vấn Vũ Kim Khôi, đối với đàn ông ngoài bốn mươi, sức khỏe nói chung và sức khỏe tình dục nói riêng đã bắt đầu xuống dốc. Tuy nhiên, về ham muốn tình dục thì có thể nói, chỉ khi nào… hết thở thì mới hết đòi hỏi.
Về ham muốn tình dục thì có thể nói, chỉ khi nào… hết thở thì mới hết đòi hỏi.
Thực tế có những ông bảy mươi, thậm chí tám mươi vẫn có thể “yêu” và… có con. Điều cần lưu ý là ở tuổi này, phải hết sức chú ý vấn đề sức khỏe, nhất là sức khỏe tim mạch; không nên ham hố mà “làm việc” quá sức.
Đối với đàn ông ở tuổi thất thập thì cần phải biết tính toán làm thế nào để sinh hoạt điều độ, an toàn. Theo “quy luật con số 9″ thường dùng để tính toán tần suất quan hệ tình dục cho nam giới, chẳng hạn, đàn ông 70 tuổi nên sinh hoạt 6 tuần 3 lần (9×7= 63).
Video đang HOT
Với đàn ông thì như vậy, còn phụ nữ thì sao, độ tuổi nào phụ nữ hết ham muốn?
Theo các chuyên gia, thời gian sẽ khiến cho cơ thể lão hóa, hư suy. Tuy nhiên, lứa tuổi nào con người ta giảm hay hết ham muốn tình dục thì không nhất định, mà mỗi người đều có sự khác nhau. Nhưng đa phần trục trặc thường sau tuổi mãn kinh.
Đến tuổi mãn kinh (thường ngoài 45 tuổi) có đến 50% phụ nữ, thậm chí nhiều hơn có sự trục trặc về chức năng tình dục và những trục trặc này rất đa dạng. Tình trạng tiền mãn kinh có thể ảnh hưởng đến chức năng tình dục ở phụ nữ tuổi trung niên. Thiếu hụt estrogen sau mãn kinh có thể dẫn đến những thay đổi ở cơ quan sinh dục và trong việc đáp ứng tình dục.
Phụ nữ trung niên thường gặp trục trặc về tình dục khi đã mãn kinh
Da ở vùng cơ quan sinh dục khô đi, kém đàn hồi và mỏng hơn, âm vật giảm nhạy cảm hoặc có thể có cảm giác khó chịu khi đụng chạm. Ngoài ra, do niêm mạc âm đạo mỏng và kém chun giãn nên co hẹp lại, nhất là khi lại ngừng quan hệ tình dục. Sự giãn nở và tiết chất nhờn tự nhiên ở âm đạo cũng chậm hơn khi hưng phấn tình dục. Những thay đổi đó có thể làm cho quan hệ tình dục khó khăn hoặc đau và khó đạt được cực khoái.
Tuy nhiên, ở người phụ nữ (cũng như nam giới) nếu cơ thể khỏe mạnh bình thường, không bị ức chế về mặt tâm lý… thì nhu cầu về tình dục gần như không có tuổi. Bởi vậy, không nên quan niệm ở người đã có tuổi thì nhu cầu và hứng thú tình dục bị tắt lịm nếu như họ vẫn khỏe mạnh, và không bị ức chế về mặt tâm lý.
Một điều cũng cần hiểu là nhu cầu tình dục không bao giờ chỉ là nhu cầu về sinh lý, mà còn là nhu cầu tâm lý, sự trải nghiệm của quá khứ… Ngoài ra cũng cần lưu ý, quan hệ tình dục cũng phải thường xuyên được “ôn luyện”, nếu không dễ dẫn đến tình trạng bị trầm cảm và lãnh cảm. Cũng cần hiểu thêm rằng, quan niệm về tình dục không chỉ bó hẹp ở việc giao hợp, sự thỏa mãn tình dục không nhất thiết phải thông qua giao hợp…
Chính vì vậy, tùy theo từng chị em, mà quý ông cần quan tâm đến nhu cầu chính đáng. Chớ thấy chị em có tuổi mà các ông chồng lơ là chuyện tình dục, dễ khiến các bà cáu gắt, hay giận dỗi, đá thúng đụng nia.
Theo Nhã Uyên (Chất lượng Việt Nam)
Rối loạn tâm thần do mãn kinh
Gần đây, Viện sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận không ít bệnh nhân ở độ tuổi mãn kinh nhập viện trong tình trạng trầm cảm nặng, có biểu hiện lạ về tâm sinh lý.
Bệnh nhân N.T.K 51 tuổi (Hà Nội) nhập viện trong tình trạng rối loạn cảm xúc rất nặng. Gia đình chị H cho biết, trước khi nhập viện khoảng 1 năm, chị K. sống khép mình, không trò chuyện, cười đùa với bất cứ ai. Lúc thì chị lầm lì, buồn rầu, ức chế, cáu gắt, lúc thì khóc lóc, rên rỉ. Hơn nữa, trước đây chị K không bao giờ ghen tuông nhưng từ khi có biểu hiện lạ về cảm xúc, chị K lại sinh ra thói "ghen bóng ghen gió", luôn nghi ngờ chồng có bồ. Thấy vợ có biểu hiện lạ, anh M đưa vợ đến khám thì té ngửa khi biết vợ mình mắc bệnh rối loạn trầm cảm nặng.
Cũng bị trầm cảm từ rất lâu nhưng không phát hiện sớm đó là trường hợp bệnh nhân L.T.H. 55 tuổi quê ở Thái Nguyên. Trước khi vào nhập viện chị H có biểu hiện rối loạn trầm cảm, thay đổi tâm sinh lý. Trước đó, chị H vốn là chủ một doanh nghiệp tư nhân. Dáng chị cân đối, tay chân tháo vát, miệng nói vui vẻ. Nhưng hơn nửa năm trở lại đây, chị H xuất hiện những cơn đau bụng, kinh nguyệt không đều, sút cân, gầy rộc và thường xuyên cáu gắt. Chị đi khám sản phụ khoa thì các bác sỹ cho biết đó là biểu hiện của tiền mãn kinh. Chị H tiếp tục điều trị theo hướng sản phụ khoa nhưng không thấy tiến triển. Gia đình thuyết phục chị đi khám về tâm thần kinh thì được biết chị đã có dấu hiệu của rối loạn thần kinh.
Bệnh nhân nhập viện tâm thần do thời kỳ mãn kinh. (Ảnh minh họa)
BS CKII. Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng T4, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai khẳng định ông đã điều trị cho rất nhiều chị em mắc bệnh thần kinh. Đa số chị em không biết mình đang mắc bệnh về tâm sinh lý mà lại đi chạy chữa ở các chuyên khoa khác như sản phụ khoa, khớp, tiêu hóa, tim mạch nhưng không khỏi, chỉ đến khi những ảnh hưởng về tâm sinh lý đó gây xáo trộn cuộc sống thì họ mới "cầu cứu" bác sĩ tâm thần.
Trao đổi với chúng tôi, BS. Dương Đình Phúc, Trưởng Khoa Tâm thần kinh, Bệnh viện 354 cho biết: "Trước đây nhiều người thường nghĩ chỉ những phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh mới mắc rối loạn cảm xúc, đặc biệt là trầm cảm. Nhưng hiện có nhiều phụ nữ quanh tuổi mãn kinh từ 45 - 50 tuổi cũng mắc bệnh này. Thậm chí, mãn kinh 1 - 2 năm vẫn có thể gặp. Họ thường có biểu hiện rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, suy giảm khả năng tiếp thu thông tin mới, chán những sở thích trước đây đã có".
Cũng theo BS Phúc, có rất nhiều trường hợp không thừa nhận mình bị tâm thần hay trầm cảm. Họ thường nghĩ mình bị bệnh dạ dày, đại tràng... do ăn không được, buồn nôn, thậm chí nôn. Nhưng khi soi thì không phải dạ dày mà chỉ bị trào ngược. Họ điều trị theo hướng dạ dày thời gian rất lâu nhưng không khỏi, bởi nguồn gốc bệnh là thần kinh thì lại không được điều trị.
Theo BS Phúc, khi thấy bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tâm sinh lý cần đưa ngay đến chuyên khoa tâm thần khám và điều trị
BS Phúc khuyến cáo, trong gia đình có phụ nữ ở quanh tuổi mãn kinh cần phải biết và tìm hiểu những biểu hiện bệnh của họ để tránh tác động làm cho họ căng thẳng. Họ sẽ dễ cáu gắt, nổi khùng... Khi thấy các biểu hiện của rối loạn tâm thần hay bị trầm cảm cần đưa họ đến với chuyên khoa tâm thần điều trị, bởi có nhiều bệnh nhân đi điều trị lòng vòng mà không hiệu quả.
Mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp lần thứ hai trong đời sống sinh dục của người phụ nữ (lần thứ nhất xảy ra ở tuổi dậy thì) xảy ra do sự suy giảm chức năng buồng trứng, dần dần buồng trứng ngưng hoạt động và ngưng tiết các nội tiết tố nữ, dẫn đến việc ngưng hành kinh mỗi tháng, và chấm dứt khả năng sinh sản của người phụ nữ.
Mãn kinh là một hiện tượng sinh lý tự nhiên, thường xảy ra ở phụ nữ lứa tuổi từ 45-50. Trong quá trình mãn kinh, người phụ nữ thường có những thay đổi về Tâm - Sinh lý có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc, cũng như có những nguy cơ mới về sức khỏe có thể xảy ra.
Thu Trịnh
Theo Khampha
Tôi giống như người ở của anh Tôi phải nín nhịn mọi cơn giận dữ của anh để đổi lấy niềm vui trong tình yêu. Từ khi bên anh, tôi đánh mất mình. Tôi là người thích đọc mục Tâm tình, nhiều khi đọc những bài đầy tâm trạng như vậy, tôi nghĩ nếu là tôi, chắc tôi cũng không biết làm thế nào vì chính tôi cũng chẳng thể...