Làm chả cốm tinh tế và giòn thơm đúng kiểu Hà Nội
Biết bao nhiêu món ngon từ cốm đã được ra đời mà trong đó không thể thiếu chả cốm giòn thơm.
- 100g cốm tươi
- 100g giò sống
- 200g thịt xay
Video đang HOT
- 1/2 thìa cà phê bột canh
- 1/2 thìa cà phê đường
- Thịt dùng để xay các bạn nên mua phần thịt có lẫn cả mỡ. Mình thấy thịt vai là phù hợp nhất vì đây là phần thịt mềm, ngọt, có lẫn mỡ giắt, ăn ngậy mà lại không bị ngấy. Cốm không cần dùng loại cốm đầu nia (loại cốm mềm và ngon nhất của một mẻ cốm), chỉ cần cốm loại vừa hoặc thậm chí cốm cuối nia cũng được.
- Cho thịt xay, bột canh, đường cùng giò sống vào cối xay thịt, nhấn nhẹ 1-2 lần cho thịt hơi nhuyễn, thấm gia vị và quyện với giò sống. Sau đó cho tiếp cốm vào quết đều. Mình thích ăn chả cốm kiểu này vì miếng chả nổi rõ vị thịt, vị mỡ, vị giò nhưng lại quyện đều, kết dính và bổ trợ cho nhau.
- Đeo găng tay nilon, chia chả thành những viên bằng nhau, nắm lại hơi chặt tay rồi ấn dẹt thành những miếng chả có hình tròn, độ dày khoảng 1cm. Với độ dày này miếng chả nhanh chín, chính vì không phải rán quá lâu nên giữ được độ ngọt bên trong. Hơn nữa khi rán, các hạt cốm nở lên là vừa, nếu nặn quá dày nhìn miếng chả thành phẩm sẽ không đẹp.
- Rán đến khi mặt ngoài của chả có màu vàng ruộm, các hạt cốm nở phồng, có độ xốp và giòn thì các bạn gắp chả ra cho ráo dầu. Muốn chả thêm thơm thì các bạn ủ chả trong lá sen nhé.
- Thưởng thức khi chả còn nóng, vừa mới rán xong cũng ngon hoặc đợi chả nguội bớt rồi mới ăn cũng ngon.
Theo Thanhnien
Đánh thức món ăn Hà Nội
Diễn ra từ 11 - 14.10 tại công viên Thống Nhất, lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội không chỉ giới thiệu món ăn mà còn mang đến không gian văn hóa vô cùng dễ thương.
Cốm và chả cốm hút khách tại lễ hội
Ông Hùng "Cốm", một trong những nghệ nhân còn sót lại của làng Vòng (Q.Cầu Giấy, Hà Nội), toát mồ hôi khi dỡ bộ đồ nghề làm cốm mang tới phục vụ lễ hội. "Cả bộ đồ nghề giã cốm sơ sơ cũng phải nặng tạ hai. Tôi còn phải mang cả lúa đến trang trí trực quan nữa. Người lớn, trẻ em tới lễ hội hay rút lúa mang về. Họ bảo giờ mới biết lúa đó làm ra hạt cốm", ông Hùng tâm sự.
Chẳng hạn, cốm Vòng đã sống trong làng quê yên bình ra sao, bộ cối giã cốm to nặng thế nào. Chiếc cổng làng được dựng lên cũng giúp những người trẻ hiểu hơn về văn hóa làng.
Họa sĩ Lê Hồng Quân, người đã vẽ cuốn sách Lê la quà vặt Hà Nội, lại ngây ngất vì những đôi bàn tay khéo léo, thuần thục của nghệ nhân khi họ trình diễn nghề, như gói bánh chưng, hay đơn giản như quết kê - rắc đường để làm bánh đa kê, xắt đỗ, rắc hành khô chuẩn bị món xôi xéo...
Khách tham quan cũng sẽ được nghe nghệ nhân giải thích quy trình làm bánh, làm giò chả, biết thế nào là "bốc khói đầu", nghĩa là giã nhiều liên tục đến toát cả mồ hôi, đầu như bốc khói. Như thế, để yêu hơn những món ăn...
Trước đó, Sở VH-TT Hà Nội đã làm việc cùng nghệ nhân để hỗ trợ họ cách thuyết minh sao cho dễ hiểu và hấp dẫn nhất. Đây cũng chính là phương pháp các chuyên gia UNESCO đánh giá cao để giữ gìn và lan tỏa di sản ẩm thực - một trong những di sản phi vật thể.
Theo Thanhnien
Cách làm món chả cốm dẻo thơm, nóng hổi, thử là mê Vị dẻo bùi của cốm, ngọt thơm của thịt hòa quyện với nhau tạo nên hương vị đặc trưng của món chả này. Nguyên liệu cần chuẩn bị - 230gr giò sống - 100gr thịt nạc xay - 100gr cốm khô (hoặc cốm tươi) - 100gr mỡ heo cắt hạt lựu - Gia vị: tiêu, bột ngọt, đường, hành tỏi phi, nước mắm...