Làm cao ở thế yếu
Sau hai lần trì hoãn, Thủ tướng Anh David Cameron giờ bị EU buộc phải đưa ra những yêu cầu hoặc điều kiện để nước này không rời khỏi khối.
Dự kiến trong năm 2017, Anh sẽ tổ chức trưng cầu dân ý về việc ra đi hay ở lại EU – Ảnh minh họa: AFP
Dự kiến trong năm 2017, Anh sẽ tổ chức trưng cầu dân ý về việc đi hay ở đối với EU. Tuy nhiên, chuyện London “đỏng đảnh” với EU hiện đã bị vấn đề tị nạn và nhập cư lấn át với tác động tích cực lẫn tiêu cực tới ý định của ông Cameron sau cuộc trưng cầu.
Thực chất đòi hỏi của Thủ tướng Cameron là EU phải ưu ái Anh nhiều hơn nữa. Ông cần kết quả như thế để tranh thủ cử tri và vô hiệu hóa sự chống đối trong nước. Vị thủ tướng này ý thức được rằng tương lai của Anh phụ thuộc vào EU và nước này không thể “dứt áo ra đi”. Nhưng để xoa dịu và vô hiệu hóa sự chống đối trong nội bộ đảng Bảo thủ, trên chính trường và trong xã hội nhằm giữ vững vị thế cầm quyền thì ông Cameron phải làm cao, phải đòi EU nhượng bộ hơn nữa cho London. Nếu không, chắc chắn trong cuộc trưng cầu năm 2017, cử tri sẽ lựa chọn ra khỏi EU, nhất là khi họ thấy EU bối rối, bị động, bế tắc và bất lực như thế nào trong cuộc khủng hoảng tị nạn và nhập cư.
Video đang HOT
Đối với EU, việc giải quyết vấn đề tị nạn và nhập cư hiện cấp thiết và quan trọng hơn chuyện của Anh. Cho nên Thủ tướng Cameron vẫn làm cao nhưng ở thế ngày càng yếu. Tuy nhiên, giữ được nước Anh vẫn hơn nên EU rồi sẽ có nhượng bộ nhất định, không thực chất nhưng đủ để ông Cameron và dân Anh giữ thể diện mà tiếp tục trong hàng ngũ EU.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Mỹ, Anh nghiêng về khả năng máy bay Nga bị cài bom
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Anh David Cameron đều cho rằng có khả năng máy bay Nga gặp nạn tuần qua đã bị cài bom trong khoang.
Du khách kẹt tại sân bay Sharm el-Sheikh ngày 6.11 - Ảnh: AFP
Nhận định của hai nhà lãnh đạo càng làm gia tăng nghi ngờ vụ rơi máy bay Airbus A321-200 của Hãng Kogalymavia tại Ai Cập ngày 31.10 khiến toàn bộ 224 người trên máy bay tử nạn là hành động tấn công khủng bố.
AFP hôm qua 6.11 dẫn lời Tổng thống Obama nói: "Tôi nghĩ rằng có khả năng một quả bom đã được đặt trong khoang máy bay và chúng tôi đang xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc". Tuy nhiên, ông cũng cho rằng còn quá sớm để khẳng định chắc chắn. Tại London, Thủ tướng Anh Cameron cũng đưa ra nhận định tương tự. "Chúng tôi không chắc máy bay Nga đã rơi do trúng bom khủng bố, nhưng ngày càng có dấu hiệu cho thấy điều đó đã xảy ra", ông nói với các phóng viên.
Cũng trong ngày 6.11, tờ The Times loan tin tình báo Anh và Mỹ đã chặn được liên lạc giữa các nhóm vũ trang Ai Cập và Syria cho thấy "một quả bom đã được cài trên máy bay bởi hành khách hoặc nhân viên sân bay". Ngoài ra, BBC dẫn lời các quan chức tiết lộ giới an ninh Anh nghi ngờ ai đó được quyền tiếp cận khoang hành lý của máy bay đã cài một thiết bị nổ không lâu trước khi cất cánh.
Đến nay, cả Ai Cập và Nga vẫn tỏ ra nghi ngờ về giả thuyết khủng bố. Theo AFP, giới chức Ai Cập hôm qua khẳng định cho đến nay "vẫn chưa có bằng chứng hoặc dữ liệu" xác nhận giả thuyết trên. Moscow lẫn Cairo cũng tuyên bố không biết tình báo Anh và Mỹ "lấy thông tin từ đâu" và chỉ trích hai nước này không chia sẻ thông tin.
Một số nhà quan sát cho rằng có vẻ như phương Tây muốn chứng minh thảm nạn máy bay là khủng bố để dư luận Nga gây sức ép lên chính phủ về vấn đề can dự vào Syria. Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 6.11 cũng ra lệnh ngưng mọi chuyến bay thương mại đến Ai Cập cho đến khi nguyên nhân thảm họa được làm rõ, theo Hãng thông tấn Sputnik.
Hiện nhiều nước và hãng hàng không đã hủy các chuyến bay đến và đi khỏi khu nghỉ mát Sharm el-Sheikh, nơi chiếc máy bay gặp nạn cất cánh, khiến hàng ngàn du khách mắc kẹt. Trong ngày 6.11, London cố gắng triển khai khoảng 30 chuyến bay khẩn cấp để đưa công dân về nước. Tuy nhiên, hỗn loạn đã xảy ra khi hành khách chỉ được mang theo giấy tờ và hành lý xách tay, khiến giới chức phi trường Sharm el-Sheikh chỉ cho phép 8 chuyến cất cánh vì không thể xử lý nổi lượng hành lý bỏ lại quá lớn, theo AFP.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Putin - Cameron điện đàm về tai nạn máy bay Nga Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Anh David Cameron hôm qua trao đổi về việc điều tra vụ tai nạn máy bay ở Ai Cập, trong khi hai bên có những quan điểm khác nhau về nguyên nhân vụ việc. Xác máy bay Nga tại hiện trường ở bán đảo Sinai. Ảnh: Reuters Điện Kremlin cho hay ông Putin đã nhấn...