Làm bò khô cạnh… nhà vệ sinh
Bò khô vừa tẩm gia vị để trên sàn inox sát cạnh tường, sát cửa ra vào không được che đậy. Thau đựng thành phẩm cáu bẩn đặt cạnh thau nước dùng để rửa tay, còn lò sấy thịt thì nằm sát vách nhà vệ sinh.
Làm bò khô cạnh… nhà vệ sinh!
Hình minh họa
Ngày Tết, bò khô là món ăn được ưa chuộng tại Đà Nẵng. Chúng tôi đặt chân đến “lò” làm bò khô nằm trong một con hẻm trên đường Hoàng Diệu (quận Hải Châu).
Bò khô vừa tẩm gia vị để trên sàn inox sát cạnh tường, sát cửa ra vào không được che đậy. Thau đựng thành phẩm cáu bẩn đặt cạnh thau nước dùng để rửa tay, còn lò sấy thịt thì nằm sát vách nhà vệ sinh.
Em Ngọc Lan (sinh viên Trường ĐH Duy Tân) xin làm thêm tại đây cho biết, khô bò được để trên sàn hay dùng thau chứa là đã qua công đoạn tẩm gia vị, còn trước lúc xé nhỏ, từng tảng thịt to vừa được sấy khô được để đầy dưới nền nhà. Qua lại, nhiều người còn lấy chân gạt ngang để lấy chỗ bước đi.
“Có đi làm thế này em mới biết, thức ăn mà mọi người hay dùng trong dịp Tết bẩn đến mức nào. Từ bây giờ, em chẳng dám nghĩ tới chuyện ăn bò khô nữa”- Lan rụt cổ nói.
Một điều đáng ngạc nhiên là cơ sở này có đủ mọi thứ giấy tờ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, được chủ cơ sở dán trên tường để khách hàng tới mua nhìn thấy.
Phơi bí làm mứt ngay trên đường Xuân La (Hà Nội)
Video đang HOT
“Công nghệ” bẩn sản xuất mứt
Cư xá Đường Sắt, Lý Thái Tổ, phường 1, quận 3 (TP.HCM) từ lâu vang tiếng là lò mứt của nhiều chợ trên địa bàn thành phố như An Đông, Bình Tây, Phạm Thế Hiển…
Những ngày đầu tháng Chạp, cả cư xá như một công trường hỗn loạn. Ngay con hẻm đối diện chùa Đại Hành, xe chở mứt thành phẩm đi ra, xe nguyên liệu đi vào liên tục. Sâu trong hẻm, gần 20 thanh niên ở trần, mồ hôi nhễ nhại đang dùng tay khuấy đều những thùng nhựa chứa đầy me, bí, cà rốt, dừa, khoai…
Chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Tân Mão, các lò mứt, chả giò, hạt dưa… đang vào mùa cao điểm sản xuất. Bất chấp sự kiểm tra, kiểm soát của các ngành chức năng, “công nghệ” sản xuất bẩn vẫn ngang nhiên tồn tại.
Hàng chục nồi nước đường sôi sùng sục, người thợ lấy nước trong thùng cạnh đó đổ thêm vào nồi, mặc dù vừa mới… rửa tay trong đó. Cảnh sơ chế nguyên liệu trái cây cũng vô cùng kinh khủng.
Trái cây được rửa qua ở một thùng nước lớn, sau khi gọt vỏ, rửa lại một lần nữa cũng ngay thùng nước đó rồi đem phơi. Từng bao tải trái cây chờ sơ chế bày tràn lan ra lòng đường. Nước bẩn từ ống cống bốc mùi hôi thối nồng nặc, người qua lại vô tư giẫm lên.
Một cơ sở sản xuất mứt Tết khác ở khu phố 1, xã Bình Hưng, Bình Chánh cũng đang hối hả sản xuất. Vẫn theo quy trình y hệt bên cư xá Đường Sắt, nhưng mứt ở đây sản xuất ngay trong những nhà chòi cắm chân trên kênh Tập Đoàn.
Đây là con kênh nổi tiếng ô nhiễm. Giữa tháng 12-2010, bé Nguyễn Hồng San ở tổ 58, ấp 1A đã tử vong vì nhiễm khuẩn tả do vô tình uống phải nước kênh này. Vậy mà công nhân vẫn vô tư rửa dọn nguyên liệu, đồ dùng làm mứt Tết.
Tại Hà Nội, làng mứt Tết Xuân Đỉnh cũng rộn rã vào mùa, và cảnh “muôn năm cũ” vẫn diễn ra. Dọc theo tuyến đường Xuân La để vào làng mứt Xuân Đỉnh, mứt được phơi trắng phau dọc hai bên vỉa hè.
Các loại mứt sau khi luộc được đem phơi ngay trên mặt đất, trên tấm bạt và không có bất cứ thứ gì che đậy. Bụi bặm, rác rưởi lẫn vào mứt. Vào đến làng, đập vào mắt chúng tôi là cảnh công nhân tay đen sì thái bí, trộn đường, bốc mứt trên nền đất nhớp nháp.
Ông chủ xởi lởi cho xem rất nhiều đơn đặt hàng đến từ rất nhiều nơi, chủ yếu là các vùng quê ở ngoại thành Hà Nội. Nhưng khi được hỏi về giấy chứng nhận, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ông này lảng sang chuyện khác sau khi buông một câu gọn lọn: “Chưa kịp làm”.
Theo Dân Việt
Kinh hoàng mứt Tết thủ công!
Đến hẹn lại lên, nhiều tuần qua, các khu vực làm mứt Tết thủ công trên địa bàn TP HCM lại hoạt động tấp nập để chuẩn bị nguồn hàng tung ra thị trường vào dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Và vẫn là "chuyện cũ" nhưng không thể không nói: Tình hình sản xuất không bảo đảm vệ sinh đang tràn lan khắp nơi.
Chuột, ruồi và hóa chất...
Ngày 17/12, chúng tôi có mặt tại khu vực cư xá công nhân đường sắt (phường 1, quận 3 - TP HCM). Tại đây có cả chục hộ làm mứt, chỗ nào cũng trong tình trạng tạm bợ, nhếch nhác, mất vệ sinh. Nguyên liệu đem về liên tục đổ đống choáng cả lối đi chật hẹp; người thì gọt, ngâm; kẻ tìm chỗ phơi, vô bao khá nhộn nhịp.
Một hộ làm mứt me chiếm hết mặt đường hẻm, mọi hoạt động cắt gọt, tách vỏ, ngâm me đều tại mặt đường đầy nước bẩn. Mùi nước cống hôi thối bốc lên nồng nặc; chuột từ trong nhà, dưới cống chui lên chạy qua chạy lại, thậm chí bò cả lên đống mứt. Thấy chúng tôi đưa máy ảnh lên chụp thì ngay lập tức có năm, bảy thanh niên "bu" lại như sẵn sàng "bạo động"...
Sản xuất mứt trong một ngõ hẻm tại khu cư xá công nhân đường sắt, quận 3 - TP HCM
Tại một hộ làm mứt mãng cầu cũng trong khu vực này, nguyên liệu đã được bóc hết vỏ đổ thành đống mặc cho bụi, ruồi bám. Một vài người thợ đang xúc mãng cầu cho vào xô ngâm chung với nước có màu đục trông rất dơ bẩn và dùng tay trần vò trộn rồi vớt ra đổ lăn lóc dưới lòng đường...
Tại một hộ làm mứt bí, khoai lang trong một con hẻm trên đường Âu Cơ (quận Tân Bình), tình hình cũng tương tự. Các công đoạn sản xuất đều diễn ra ngay một con hẻm nhỏ. Nguyên liệu làm mứt được ngâm trong những thùng phuy lớn bốc mùi nồng nặc. Một số nguyên liệu đã được ngâm tẩy xong được đổ ra phơi la liệt trong con hẻm cũng như trên mái nhà; ruồi, kiến bu đầy...
Quản lý còn... chờ
Các hộ làm mứt trái cây ở khu vực quận 6, Tân Phú, Tân Bình đều có điểm chung là các loại mứt chùm ruột, tắc, sơ ri, cóc... đều được tẩm màu lòe loẹt. Chúng tôi tỏ thái độ e ngại loại mứt có màu sắc sặc sỡ này thì một chủ làm mứt tại quận 6 trấn an: "Yên tâm đi. Có màu nhiều mới dễ bán. Tết năm nào cũng có người đến nhà đặt mua cả tấn. Ngay một số công ty bánh kẹo còn đến yêu cầu "gia công" cho họ nữa là"...
Ông Lê Hữu Tâm, từng là chủ một cơ sở làm mứt lâu năm ở quận 6, tiết lộ: Mấy loại mứt bí, mãng cầu cần có màu trắng để dễ tiêu thụ nên người làm thường sử dụng thuốc tẩy. Còn mứt trái cây, mứt dừa với màu xanh, đỏ, vàng sặc sỡ cũng toàn dùng màu công nghiệp mua ở chợ Kim Biên với giá rẻ chỉ bằng 1/3 so với hàng được phép sử dụng...
TS Phạm Thành Quân, Trưởng Khoa Kỹ thuật hóa học Trường Đại học Bách khoa TP HCM, cho biết bánh mứt có màu sắc lòe loẹt phần lớn là do sử dụng màu công nghiệp. Màu công nghiệp thường chứa nhiều tạp chất, kim loại nặng dễ dẫn đến bệnh ung thư cho người sử dụng...
Để tìm hiểu công tác kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm tại các lò mứt thủ công, chúng tôi liên hệ với Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM thì được trả lời cơ quan này không kiểm tra các cơ sở sản xuất mà chỉ có nhiệm vụ tập huấn và khảo sát đánh giá các cơ sở để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Tương tự, một số trung tâm y tế dự phòng các quận, huyện cũng cho biết là không có chức năng kiểm tra, xử lý các cơ sở này...
Nguyên liệu làm mứt để cạnh đường đi trong môi trường mất vệ sinh
Phòng Thanh tra Sở Y tế TP HCM thì cho rằng do trên địa bàn có cả ngàn cơ sở sản xuất, một mình thanh tra sở không thể nào kiểm tra xuể nên phải phân cấp cho các quận, huyện kiểm tra các cơ sở nhỏ trên địa bàn. Còn theo thông tin từ các phòng y tế quận, huyện, hằng năm, họ đều có kế hoạch kiểm tra nhưng thời điểm này chưa sản xuất nhiều nên phải cận Tết mới ra quân...
Tuy nhiên, qua tìm hiểu của chúng tôi, việc sản xuất mứt Tết thủ công đã diễn ra cả tháng nay và hiện đã vào giai đoạn "nước rút" để kịp thời gian giao hàng, bỏ mối đi các nơi. Nếu để đến giai đoạn cuối mới kiểm tra thì dù có phát hiện vi phạm cũng không xử lý được gì nhiều do hàng hóa đã được tung ra thị trường tiêu thụ.
Mứt xá Trung Quốc về nhiều Theo Chi cục QLTT TP HCM, các loại trái cây khô được nhập theo dạng hàng xá với số lượng lớn đang tràn về thị trường TP HCM. Nguồn hàng này có chất lượng rất kém, thậm chí nổi nấm mốc, bốc mùi hôi. Một số cơ sở trong nước nhập về đóng gói để bán ra các chợ cũng như bỏ mối đi các tỉnh. Dạng mứt thành phẩm thuộc hàng xá nhập tiểu ngạch từ Trung Quốc cũng về khá nhiều. Qua kiểm tra cho thấy nhiều loại không bảo đảm chất lượng, thậm chí có bao mứt đã bị chuyển màu mốc xanh.
Theo Người lao động
Ruốc 'siêu bẩn' ra lò bên ao rác thối, dồn về Hà Nội Chứng kiến những mẻ ruốc được sản xuất ngay cạnh bờ ao bồng bềnh rác thải, ruồi muỗi vo ve, công nhân vô tư "tay không" bốc ruốc... chắc hẳn nhiều người sẽ phải rùng mình. Thôn Phú Thị (Mễ Sở, Văn Giang, Hưng Yên) vốn nổi tiếng với nghề làm ruốc thịt từ rất lâu. Theo người dân trong làng, ngày xưa,...