Làm bim bim, hủ tiếu từ thứ củ có nhiều nhất ở Lấp Vò, nữ doanh nhân 8X tính đưa sang Trung Quốc bán
Tạm gác công việc kinh doanh ổn định tại TP Hồ Chí Minh, năm 2021, chị Lê Kim Châu (SN 1980) trở về quê hương Long Hưng B, huyện Lấp Vò để khởi nghiệp với sản phẩm củ ấu, một loại đặc sản nổi tiếng của quê hương Lấp Vò.
Ở miền Tây, ấu được trồng nhiều ở các tỉnh thành như: An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, nhưng nhiều nhất là ở huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
Theo thống kê, Lấp Vò có khoảng 220 ha trồng ấu, tập trung nhiều ở các xã: Long Hưng B và Vĩnh Thạnh.
Đây cũng là loại giống dễ trồng, dễ chăm sóc, không sợ mưa, không sợ lũ, và không tốn nhiều chi phí.
Không lựa chọn khai thác giá trị của củ ấu theo cách thông thường, chị Kim Châu đã ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để khởi nghiệp với củ ấu. Mặc dù trải qua nhiều khó khăn ở giai đoạn sơ khai, nhưng sau nhiều nỗ lực, chị Châu đã sản xuất thành công nhiều sản phẩm từ củ ấu và được thị trường đánh giá cao.
Chật vật khởi nghiệp với củ ấu quê hương Đồng Tháp
Trong đợt dịch Covid-19 bùng phát dữ dội giữa năm 2021 vừa qua, chị Lê Kim Châu rời TP Hồ Chí Minh về quê nhà huyện Lấp Vò tạm tránh dịch.
Trong giai đoạn cả nước thực hiện giãn cách xã hội, chuỗi cung ứng hàng hóa gần như bị đứt gãy đã khiến cho nhiều mặt hàng nông sản của địa phương rơi vào tình trạng ùn ứ, khó khăn trong tiêu thụ.
Chứng kiến tình cảnh nhiều nông dân đứng trước nguy cơ “trắng tay” do không thu hồi được vốn đầu tư, chị Kim Châu và một số bạn bè, người thân trong gia đình đã đứng ra thực hiện hỗ trợ nông dân địa phương tiêu thụ nông sản.
Nhờ sự chung tay của người thân và bạn bè, nhiều chuyến xe chở nông sản từ Đồng Tháp về TP Hồ Chí Minh đã được thông suốt, hàng trăm tấn rau, củ, quả của nông dân Đồng Tháp đã được chị Châu và bạn bè khắp nơi kết nối tiêu thụ hiệu quả.
Nhìn thấy “điểm nghẽn” trong chuỗi sản xuất nông nghiệp của người nông dân đã khiến chị Kim Châu quyết tâm trở về quê hương để khởi nghiệp với ngành chế biến nông sản.
Video đang HOT
Chị Lê Kim Châu (thứ hai từ phải sang) giới thiệu sản phẩm củ ấu tại hội nghị kết nối tiêu thụ giữa doanh nghiệp Đồng Tháp với Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ tổng hợp Wincommerce.
Chị Lê Kim Châu bày tỏ: “Sau đợt dịch vừa qua, tôi nhận thấy quê hương mình có rất nhiều loại nông sản, đặc sản có giá trị kinh tế cao nhưng phần nhiều chỉ dừng lại ở việc bán tươi là chủ yếu. Bán nông sản tươi giúp giải quyết được lượng hàng hóa lớn và nhanh, nhưng trong giai đoạn chính vụ hoặc vào những thời điểm khó khăn trong khâu tiêu thụ thì bán nông sản tươi không mang lại hiệu quả tối ưu. Sau nhiều cân nhắc, tôi chọn củ ấu để đi đường dài trong hành trình khởi nghiệp của mình.
Củ ấu không chỉ có thành phần dinh dưỡng đa dạng mà tất cả các bộ phận của cây ấu đều có dược tính quý được chiết xuất để sử dụng trong y học và bào chế mỹ phẩm”.
Theo chị Châu, để củ ấu tươi sau khi tách vỏ và đóng gói được giữ đúng màu sắc và hương vị ban đầu thì doanh nghiệp của chị phải tổ chức thu hoạch và chế biến trong vòng 1 ngày và không để sản phẩm tồn qua đêm. Nếu không xử lý được trong ngày, củ ấu sẽ bị chuyển màu đen và giảm hương vị tươi ngon.
Sau nhiều mẻ củ ấu bị hư do bảo quản không đúng cách, cuối cùng được sự “giúp sức” từ các chuyên gia trong ngành công nghệ thực phẩm, chị Kim Châu đã tìm được “chìa khóa” để duy trì chất lượng củ ấu tươi sau khi tách vỏ.
Áp dụng công nghệ giúp tăng giá trị cho củ ấu Lấp Vò, Đồng Tháp
Sau khi thành công với việc bảo quản sản phẩm củ ấu tươi, chị Kim Châu bắt đầu nghiên cứu phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm mới được chế biến từ củ ấu.
Trong đó, một số sản phẩm đang được thị trường đánh giá cao như: bột sữa củ ấu uống liền, bột ấu bánh canh.
Chị Kim Châu dự kiến sẽ tiếp tục phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm mới được chế biến từ củ ấu của quê hương Lấp Vò như: snack củ ấu, nui, hủ tiếu, cháo ăn liền được chế biến từ củ ấu… để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Về ước mơ mang sản phẩm củ ấu của quê hương Lấp Vò “vươn mình ra biển lớn”, chị Lê Kim Châu nói: “Lựa chọn khởi nghiệp từ cây ấu là một quyết định mạo hiểm của tôi. Bởi, nếu chỉ áp dụng những kỹ thuật chế biến thông thường sẽ không bao giờ khai thác được hết những giá trị tiềm năng của cây ấu. Do đó, để cho ra đời thành công một số sản phẩm như: bột sữa củ ấu uống liền, bột ấu bánh canh, doanh nghiệp chúng tôi đã phải nghiên cứu và trải qua nhiều lần thất bại.
Sau nhiều lần vất vả, tôi quyết định áp dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay là công nghệ sấy thăng hoa để có thể giúp giữ được trọn vẹn hương vị, màu sắc, dinh dưỡng cũng như dược tính của củ ấu”.
Hiện tại, một số sản phẩm được chế biến từ củ ấu của Công ty TNHH Sản xuất chế biến nông sản Đất Sen hồng đã có mặt tại một số cửa hàng bán thực phẩm sạch tại tỉnh Đồng Tháp, TP Hồ Chí Minh. Sắp tới, doanh nghiệp dự kiến sẽ xuất khẩu một số sản phẩm từ củ ấu sang thị trường Đài Loan và Trung Quốc…
Trồng cây 'cay đắng' cho thu nhập tiền triệu
Từ lâu, cây thuốc lào đã ăn sâu vào vùng đất Thái Thụy (Thái Bình) và là cây trồng chính ở đây.
Cây thuốc lào có thời gian sinh trưởng và thu hái dài ngày, chăm sóc vất vả và rất độc hại, nhưng đến nay vẫn chưa có cây trồng nào có thể thay thế cây thuốc lào bởi nó mang lại giá trị kinh tế cao.
Theo bà Nguyện Thị Lệ, thôn Thượng Phúc, xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy (Thái Bình), thời điểm này cây đang đà sinh trưởng mạnh, cần cắt tỉa những lá dưới gốc, những chồi non ở khe lá để cây tập trung dinh dưỡng cho những lá ở trên ngọn. Để cây phát triển khỏe, tránh bị gió, mưa làm gãy đổ, người dân tập trung vun gốc, tạo luống và bón thúc để cây cho năng suất cao.
Vì là cây trồng lấy lá nên mỗi cây thuốc lào, người dân chỉ để khoảng 15-25 lá, đến khi lá già, ngả màu vàng thì tập trung thu hoạch đại trà.
Lá thuốc lào được thu hái hết về nhà, lọc bỏ "cẫng" lá và làm thành cuộn, thái nhỏ, phơi khô. Không riêng gì ở Thái Bình mà các địa phương khác trên cả nước như: Tiên Lãng (Hải Phòng), Thanh Hóa, Nghệ An... cũng trồng nhiều thuốc lào, nhưng chỉ ở vùng đất phù sa của Thái Bình thì cây thuốc lào mới phát triển tốt nhất.
Những luống thuốc lào đang trên đà sinh trưởng, phát triển mạnh ở thôn Thượng Phúc, xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy (Thái Bình).
Đây là thời điểm bà con trồng thuốc lào tập trung vun gốc, cắt tỉa lá dưới gốc, bón thúc để cây phát triển khỏe, cho nhiều lá, tránh bị gió mưa làm đổ gãy.
Bà Nguyễn Thị Lệ, thôn Thượng Phúc, xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy tạo rãnh thoát nước cho cây thuốc lào tránh bị mưa đọng nước làm ngập úng.
Bà con nông dân tập trung làm cỏ, bón phân và vun gốc để cây thuốc lào sinh trưởng tốt.
Bà Nguyễn Thị Tỳ, thôn Thượng Phúc, xã Thụy Trường cho biết: Năm 2021, gia đình bà trồng 2,5 sào thuốc lào, cho thu hoạch 2,5 tạ. Với giá bán thời điểm đầu tháng 6/2021 gia đình bà thu về 25 triệu đồng. Trừ chi phí phân bón, thuốc trừ sâu, gia đình cũng có lãi từ 15-18 triệu đồng.
Theo những nông dân trong vùng Thái Thụy, trồng cây thuốc lào rất vất vả, chu kỳ của thuốc lào là 6 tháng kể từ khi gieo hạt đến lúc thu hái. Thứ cây vừa cay, đắng, hao tổn sức khỏe và độc hại là vậy nhưng vì chưa có cây trồng nào có thể thay thế và chính thuốc lào cũng mang lại thu nhập cao hơn các cây trồng khác nên người dân nơi đây vẫn trồng nhiều thuốc lào.
Có nhiều nơi trồng cây thuốc lào, nhưng ở Thái Bình thứ cây vừa cay, vừa đắng lại phù hợp với thổ nhưỡng đất phù sa, cây cho năng suất cao và chất lượng tốt.
Khi cây phát triển đều, người dân sẽ cắt ngọn, chỉ để từ 15-25 lá và tập trung chăm sóc cho đến khi lá ngả vàng thì thu hoạch.
ADVERTISING
X
Phun thuốc phòng trừ dịch bệnh, tránh bị sâu hại ăn lá.
Từ khi gieo hạt đến lúc thu hái là 6 tháng nên cây thuốc lào có thời gian chăm sóc dài ngày nhất, vất vả nhất nhưng bù lại là người nông dân có thu nhập cao hơn các loại cây trồng khác.
Để năm sau có hạt gieo trồng vụ mới, người dân chọn những cây thuốc lào sinh trưởng khỏe, lá to và sức đề kháng tốt với sâu bệnh, tập trung chăm sóc cho cây trổ hoa để lấy hạt làm giống.
Hoa thuốc lào nở thành chùm, cánh hoa có màu phớt hồng, khi đậu quả to đều như quả sung.
Đây là giống chuối đặc sản gì mà dân Sóc Trăng trồng xen trong vườn cây ăn trái cho thu hàng trăm triệu? Từ đất trồng một năm được 3 vụ lúa, nhưng anh Danh Hải Đăng - Chi hội trưởng Chi hội Nông dân Khóm 3, Phường 5, TP. Sóc Trăng (Sóc Trăng) mạnh dạn chuyển sang trồng chuối sáp. Cây chuối sáp dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, ít sâu bệnh, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hầu như không đáng kể, nhưng...