Lạm bàn về Bạo lực trong game online
Bạo lực không làm nên giá trị của một tựa game online, và một trong những yếu tố then chốt chính là cách chúng ta chọn game để thưởng thức.
Trong một tuần đầy những biến động của làng game Việt, thì thông tin được quan tâm chú ý nhất trong ngày hôm qua chính là việc những tựa game online kích động bạo lực, trong đó có cả những game bắn súng sẽ không được cấp phép mới và cả những game đã được cấp phép có thời hạn trước đó cũng có thể không được cấp phép lại.
Dĩ nhiên, cộng đồng game thủ đã lên tiếng. Những chia sẻ với nhiều chiều ý kiến đã được ghi nhận. Tuy nhiên bài viết của tôi ngày hôm nay sẽ không phải nơi phân tích và đưa ra những luồng ý kiến như vậy. Thay vào đó, một lần nữa chúng ta sẽ nhìn lại chủ đề đã khiến những cuộc tranh luận giữa cộng đồng trở thành không có hồi kết: Bạo lực trong game nói riêng, cũng như trong những tác phẩm giải trí nói chung.
Câu chuyện bạo lực trong game, phim ảnh, truyện tranh,… hoàn toàn chẳng phải là điều gì quá mới mẻ để đem ra bàn bạc. Chỉ tính riêng ở thị trường Việt Nam, kể từ khi những tựa game online đầu tiên đặt chân đến dải đất hình chữ S, chủ đề bạo lực trong game đã được đem ra và biến thành chủ đề từ thảo luận đến… tranh cãi. Dĩ nhiên là mỗi người một ý kiến, và họ đều bảo vệ cho ý kiến của mình, cũng như tựa game mình yêu thích.
Nhắc tới bạo lực, thì 9 trong số 10 game thủ Việt sẽ nghĩ tới một trong những series game đình đám và cũng gây ra nhiều tranh cãi nhất trên thế giới: Grand Theft Auto, hay game thủ Việt còn được biết tới với phiên bản đầu tiên họ được chơi tại những quán game từ thời chưa có internet: Vice City. Những cậu bé tuổi… mẫu giáo hàng ngày ra tiệm net với vài nghìn lẻ xin được của mẹ, của bà, và đắm chìm trong thế giới của gã gangster Tommy Vercetti. Từ lái xe với phong cách “dân tổ”, tới việc cầm vũ khí hạ sát những người vô tội, dĩ nhiên những hình ảnh này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới nhân cách đang thành hình của các em.
Vậy thì làm ra game bạo lực để làm gì? Một đạo diễn khá nổi tiếng của Việt Nam đã từng nói khi bị cộng đồng phản ứng về những cảnh bạo lực trong phim của ông với đại ý: “Bạo lực là điều đáng ghê tởm. Bạo lực phải đưa ra cảm giác ghê tởm, và bạo lực trong phim của tôi không phải thể loại bạo lực để giải trí”. Và như vậy chúng ta có cả khái niệm “bạo lực giải trí”.
Video đang HOT
Khi theo dõi những bộ phim hành động, hay những tựa game hiện tại, không ít người sẽ nhận ra cái “bạo lực giải trí” như vậy. Từ cảnh gã tỷ phú Tony Stark trong lốt Iron Man tả xung hữu đột, đến việc Kratos trong God of War hạ sát thẳng tay hàng tá đối thủ không chút chùn tay khiến không ít ông bố bà mẹ cảm thấy lo lắng vì con cái mình sa đà vào những tựa game, những bộ phim đầy chất bạo lực như vậy.
Thế nhưng trong khi đó, những game thủ của chúng ta thì vẫn hàng ngày hàng giờ đắm chìm trong những bối cảnh như vậy. Vô hình chung, cái nhìn của xã hội về game cũng thay đổi, mà “công” lớn của sự thay đổi này chính là từ khía cạnh bạo lực của những tựa game như vậy. Ngay cả mẹ tôi cũng có phần ái ngại khi buổi tối tôi đi làm về, bật máy tính lên chơi game. Thi thoảng bà có vào phòng tôi để hỏi han một số chuyện, và đập vào mắt mẹ là cảnh tôi đang tả xung hữu đột giữa bầy quái thú, với những hình ảnh và âm thanh không mấy dễ chịu.
Câu hỏi ở trên đã có câu trả lời từ rất lâu. Game cũng như những tác phẩm giải trí mang thiên hướng bạo lực kỳ thực được tao ra chính từ nhu cầu của thị trường. Nếu không ai thích, thì có lẽ những tựa game bạo lực hay sở hữu những hình ảnh không phù hợp với trẻ nhỏ sẽ chẳng thể nào có đất sống. Thế nhưng như chúng ta đã thấy, GTA 4, một trong những tựa game được xếp hạng bạo lực điển hình lại là một thành công về mặt tài chính, với tổng doanh thu là 1,35 tỷ USD trên toàn thế giới tính đến tháng 02/2012.
Bạo lực, ngay cả trong những tác phẩm giải trí, trong đó có game, chẳng bao giờ mang lại giá trị tốt đẹp, điều này cá nhân tôi có thể thừa nhận. Thay vào đó, những giá trị của một tựa game hay một bộ phim lại nằm ở cốt truyện và khả năng cảm nhận của mỗi người. Chính vì thế, chính phủ các nước cũng có những bước đi để kiểm soát một cách chặt chẽ những sản phẩm giải trí như thế này.
Những cơ quan phân loại sản phẩm giải trí như ESRB, PEGI hay CERO ra đời cũng vì mục đích như vậy. Họ có trách nhiệm đánh giá những tựa game dựa trên hình ảnh, cách chơi và phân loại chúng. Nhờ vào đó, các bậc cha mẹ có thể dựa vào đánh giá như vậy để chọn mua cho con cái mình những tựa game phù hợp với lứa tuổi. Tại Việt Nam, những ông bố, bà mẹ trẻ cũng đã bắt đầu dựa vào những con số này để tìm game cho con cái mình. Bạn hoàn toàn có thể thấy những cô bé, cậu bé nhún nhảy trước Kinect của Xbox 360 hay cùng nhau thưởng thức một màn chơi trong Super Mario Bros với sự yên tâm tuyệt đối của các bậc phụ huynh.
Nhìn chung, khi Việt Nam vẫn chưa có một hệ thống phân loại game online hoạt động hiệu quả, thì việc không cấp phép những tựa game kích động bạo lực là chuyện hoàn toàn dễ hiểu và là một hướng đi bắt buộc phải thực hiện. Ở góc nhìn của những người trẻ tuổi, đây có thể là một quyết định khiến họ không mấy đồng tình, khi cơ hội thưởng thức không ít game online đình đám cũng từ đó mà biến mất.
Tuy nhiên nếu xét toàn cục, đây lại là một quyết định có thể giúp cho làng game Việt từ đó phát triển theo hướng tích cực. Sẽ chẳng còn những vụ việc người chơi game gây án ngoài đời thực, hay các ông bố bà mẹ sẽ không phải lo lắng về tựa game con cái mình đang thưởng thức, vì nếu không có những hình ảnh bạo lực, sẽ chẳng có điều gì có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển tâm lý của các em.
Điều này dĩ nhiên sẽ tạo ra những phản ứng tiêu cực ban đầu. Thế nhưng hãy nhìn về một vài năm về trước, khi MMOFPS Đột Kích bị buộc phải chỉnh sửa hình ảnh để bớt đi phần bạo lực trong game, những con dao bị biến thành những chiếc búa gỗ, những biểu tượng đầu lâu được sửa thành trái táo với mũi tên xuyên qua. Rất nhiều game thủ đã dọa bỏ game vì điều này. Hiện tại thì sao? Đột Kích vẫn cứ là một trong những tựa game có số lượng người chơi đông đảo nhất tại nước ta hiện nay.
Kết lại vấn đề, bạo lực mang tính giải trí sẽ chỉ có đất sống khi chúng ta có được một cơ quan kiểm duyệt và đánh giá các tác phẩm giải trí hoạt động một cách hiệu quả và trở thành hoa tiêu giúp cho cộng đồng dựa vào đó để lựa chọn những bộ phim, những cuốn sách hay là cả những tựa game phù hợp với độ tuổi.
Theo VNE
Dead Rising 3: Zombie không phải trò đùa
Những thông tin về phiên bản mới nhất của Dead Rising độc quyền trên Xbox One. Dead Rising là một series có chất lượng vào hàng khá, nhưng chưa bao giờ nó được đề cao ở "chất" zombie đúng nghĩa vì sự màu mè vui nhộn nhiều hơn là ghê rợn của nó. Tuy nhiên, với phiên bản thứ 3 của series, Capcom Vancouver hứa hẹn sẽ đem lại cho người chơi một Dead Rising 3 gai góc hơn trước.
Josh Bridges, giám đốc sản xuất của series, cho biết bối cảnh trong game sẽ là 10 năm sau những sự kiện của Dead Rising 2. Nhân vật chính mới của game, Nick Ramos, sẽ có những giây phút khó khăn hơn người tiền nhiệm rất nhiều. Ở những bản trước, zombie khá ngốc nghếch và hiền lành, nhưng ở Dead Rising 3, chúng sẽ là những cỗ máy giết người thật sự. Thậm chí, chúng còn có thể phát ra âm thanh để liên lạc với nhau. "Đó là một đội quân đúng nghĩa - đội quân AI", Josh Bridges nhấn mạnh.
Dead Rising có khoảng chưa tới một nghìn zombie xuất hiện cùng lúc trên màn hình. Dead Rising 2 nhiều hơn con số này một chút, nhưng ở Dead Rising 3, số lượng zombie sẽ tăng gấp 3 lần trong Dead Rising 2. "Số lượng không là vấn đề, mà quan trọng là những gì chúng có thể làm được". Bridge bật mí, lũ zombie giờ đây sẽ có trọng lượng của riêng chúng, vì vậy nếu bạn lái xe qua một đàn zombie, chiếc xe sẽ rất dễ bị mất lái, chứ không như trước kia "đường ta ta cứ đi" nữa.
Dead Rising 3 sẽ diễn ra ở thành phố Los Perdidos. Thành phố này đã bị đặt bom hủy diệt, vì vậy bạn sẽ chỉ có một lượng thời gian hữu hạn để hoàn thành trò chơi, khoảng 6 ngày tính theo thời gian trong game. Nếu muốn thử cảm giác mạnh, người chơi có thể giảm xuống còn 3 ngày như ở những phiên bản trước.
Bạn có thể kết hợp những vũ khí có sẵn trong khi chiến đấu tùy thích để tăng độ sát thương, và sử dụng inventory được chia sẻ chung để có một cuộc sống "dễ thở" hơn. Ở chế độ bình thường, game sẽ tự động được save, nhưng nếu bạn chơi theo chế độ 3 ngày cổ điển, bạn chỉ có thể save game trong những nhà vệ sinh rải rác trong thành phố.
Demo E3 của game cho người dùng cảm giác game khá tối tăm và u ám, nhưng Bridges cho hay một số màn chơi sẽ diễn ra những môi trường đầy màu sắc đặc trưng của Capcom. Ông cũng cam đoan những chiếc mặt nạ Servbot vui nhộn sẽ vẫn tiếp tục xuất hiện trong game.
Công nghệ mới Smart Glass của Xbox One cũng được ứng dụng trong Dead Rising 3, đây là một apps có thể được cài vào smartphone và qua đó truy cập vào những tính năng đặc biệt của game. Ở Dead Rising 3, smartphone có thể sử dụng để xem bản đồ, định vị vị trí để gọi máy bay ném bom một khu vực bạn muốn. Bạn còn có thể dùng tay quơ về phía trước để xô bọn zombie ra xa nhờ Kinect hay hét lớn để khiêu khích tụi zombie, một chi tiết khá hài hước.
Phần thứ 3 của series zombie đình đám này sẽ được tung ra độc quyền trên Xbox One vào tháng 11 này, nhưng theo truyền thống của Capcom, có thể Dead Rising 3 cũng chỉ đi theo hình thức độc quyền có thời hạn và sau đó sẽ có mặt trên các hệ máy khác.
Theo GameK
Xbox One có thể có hệ thống giải thưởng cho... xem TV Microsoft đang bị ám ảnh bởi ý tưởng kết hợp xem TV trên máy chơi game. Qua những gì mà Microsoft trình diễn ở buổi giới thiệu 22/5, có thể nhận thấy Xbox One được thiết kế với tham vọng kết hợp trải nghiệm chơi game của người dùng cùng xem TV trong một thiết bị duy nhất, và ý tưởng này nhanh...