Lái xe trong vùng ngập, đây là biện pháp cuối cùng bảo vệ ô tô bị thủy kích
Mưa lớn kéo dài luôn là nỗi lo cho nhiều tài xế khi các tuyến đường đều mênh mông nước. Các chủ xe nên chuẩn bị biện pháp cuối cùng để chiếc xe hạn chế bị thiệt hại do thủy kích.
Khi tài xế bất lực nhìn xe ngập nước
Mấy ngày qua, mưa to kéo dài khiến hầu hết các tuyến đường ở thành phố Đà Nẵng bị ngập sâu, có nơi ngập hơn 1m.
Trong tình thế này, hầu hết các xe ô tô, xe máy đang lưu thông đều sẽ bị chìm trong biển nước, trừ một số xe đặc dụng có thể thoát ngập.
Sáng 9/12, một số phương tiện cứu hộ cũng đã có mặt trên một số tuyến phố bị ngập nặng hỗ trợ các phương tiện bị chết máy. Tuy nhiên, do ngập nhanh, số lượng phương tiện không thể di chuyển quá nhiều so với khả năng cứu hộ.
Một ô tô chìm trong nước trên đường phố Đà Nẵng
Nhiều cửa hàng sửa xe ở Đà Nẵng đông kín khách không còn chỗ chen chân. Khách phải chờ cả tiếng đồng hồ vẫn chưa sửa được xe.
Với xe ô tô, tình trạng còn tệ hại hơn rất nhiều. Trên các tuyến đường mênh mông nước, nhiều chủ xe buộc phải bỏ chiếc ô tô của mình lại, mặc cho xe trôi dạt.
Do mực nước ngập sâu, không chỉ xe con, cả những chiếc xe tải nhỏ hay xe khách đều không thể trụ nổi, chết máy hoặc buộc phải dừng đỗ giữa đường.
Khi cả thành phố chìm trong biển nước, ô tô nguy cơ bị thủy kích rất cao
Đây là tình huống mà mọi xe đều đứng trước nguy cơ bị thủy kích. Chủ xe sẽ phải chật vật sửa chữa ở các garage ô tô và tốn rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc.
Ở tình thế bất khả kháng này, các chủ xe nếu đã mua bảo hiểm thủy kích sẽ hạn chế được khá nhiều thiệt hại.
Bảo hiểm ô tô thủy kích là gì?
Thủy kích là hiện tượng xe bị nước tràn vào buồng đốt (xi lanh) qua đường hút gió của động cơ làm xe chết máy đột ngột. Trong trường hợp này, nếu người lái xe cố tình đề máy, nước sẽ bị hút sâu vào động cơ dẫn đến hỏng máy.
Hậu quả của thủy kích thường rất nặng nề do hư hỏng nằm ở động cơ khiến chi phí sửa chữa trong trường hợp bị thủy kích thường rất lớn, ít cũng vài chục triệu đồng, thậm chí có thể lên tới vài trăm triệu đồng nếu chẳng may phải thay cả cụm động cơ mới và toàn bộ hệ thống điện.
Video đang HOT
Bảo hiểm thủy kích giúp chủ xe giảm bớt thiệt hại trong tình huống rủi ro do xe đi vào vùng ngập nước
Chi phí khắc phục sẽ tỷ lệ thuận với mức độ sang trọng và cao cấp của xe cấp bởi giá phụ tùng chính hãng rất đắt.
Theo nhiều chủ xe có kinh nghiệm thì cách phòng ngừa rủi ro hữu hiệu nhất là tìm mua gói bảo hiểm thủy kích cho ô tô của mình.
Với lá chắn an toan này, bạn sẽ không phải lo ngại với việc di chuyển trên đường trong trường hợp nước ngập bất khả kháng. Nếu chẳng may bị thủy kích, bạn sẽ được đội ngũ cứu hộ trợ giúp mà không mất tiền oan để sửa chữa xe.
Bảo hiểm ô tô thủy kích là quyền lợi bảo hiểm trong bảo hiểm vật chất xe ô tô. Song, tùy thuộc vào từng công ty bảo hiểm có bao gồm sẵn quyền lợi này hay không.
Lưu ý quyền lợi bảo hiểm thủy kích
Do chi phí sửa chữa hiện tượng thủy kích khá cao nên nhiều công ty bảo hiểm đã tách riêng bảo hiểm thủy kích ra khỏi bảo hiểm vật chất xe.
Vì vậy, trước khi mua bảo hiểm vật chất xe, bạn cần đọc kỹ nội dung và mua thêm bảo hiểm thủy kích nếu không có sẵn.
Chủ xe cần lưu ý về gói bảo hiểm thủy kích và các quyền lợi liên quan
Theo các công ty bảo hiểm, gói bảo hiểm vật chất xe bao gồm thủy kích với mức giá dao động từ 0,3 – 0,5% giá trị xe. Tuy nhiên, các xe có niên hạn sử dụng trên 10 năm rất ít được doanh nghiệp nhận hợp đồng bảo hiểm vì nguy cơ hư hỏng nặng và chi phí sửa chữa cao khi bị thủy kích.
Trường hợp xe chết máy khi đi trong vùng ngập nước, chủ xe phải thông báo ngay cho công ty bảo hiểm và công an địa phương sớm nhất có thể để được hướng dẫn xử lý hiện trường, đồng thời giảm thiểu tổn thất. Như vậy, công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm chi trả chi phí tổn thất chủ xe.
Nếu chủ xe cố gắng di chuyển đến garage sửa chữa mà không báo sớm cho công ty bảo hiểm, những hư hại phát sinh lúc này sẽ không nhận được bồi thường.
Trong trường hợp garage xác định do lỗi của chủ xe khiến cho xe bị thủy kích, bạn cũng không thể nhận được bồi thường. Khi đó, chủ xe có thể yêu cầu một đơn vị giám định độc lập giám định lại để nhận được bảo hiểm thủy kích.
Theo Cartimes
Những chế độ lái thường gặp trên ô tô
Việc ra đời nhiều chế độ lái khác nhau nhằm đa dạng hóa trải nghiệm cho khách hàng trên cùng một mẫu ô tô, tạo cảm giác hưng phấn khi lái xe.
Khả năng tùy chỉnh các chế độ lái khác nhau đang phổ biến trên các dòng xe
Cùng với sự phát triển của kỹ thuật và các công nghệ hỗ trợ điện tử, những chiếc ô tô đang ngày càng trở nên dễ lái và thân thiện hơn với người dùng.
Một trong số những tính năng phổ biến nhất cho nhận định này chính là khả năng tùy chỉnh các chế độ lái khác nhau trên xe - trang bị đã trở nên phổ biến trên hầu hết các dòng xe trải dài ở mọi phân khúc.
Việc ra đời nhiều chế độ lái khác nhau nhằm đa dạng hóa trải nghiệm cho khách hàng
Vì sao cần trang bị nhiều chế độ lái cho xe?
Về cơ bản, mỗi chiếc xe khi được thiết kế sẽ sở hữu đặc tính vận hành khác nhau tùy theo phân khúc, giá thành hay định hướng phát triển của nhà sản xuất. Có những xe được thiết kế tối ưu độ thoải mái, êm ái và nhẹ nhàng.
Cũng có những mẫu xe nhấn mạnh đặc tính thể thao, qua đó hy sinh một phần độ thoải mái, yên tĩnh khi vận hành.
Việc ra đời nhiều chế độ lái khác nhau nhằm đa dạng hóa trải nghiệm cho khách hàng trên cùng một mẫu xe mà không làm mất đi đặc tính, định hướng ban đầu từ nhà sản xuất.
Đối với những mẫu xe sở hữu nhiều chế độ lái, chủ xe có thể trải nghiệm nhiều đặc tính vận hành khác nhau và thay đổi chúng theo sở thích thông qua hệ thống nút bấm hoặc công tắc trên bảng điều khiển.
Cơ sở lý thuyết của hệ thống thay đổi chế độ lái trên ô tô
Về mặt lý thuyết, tính năng thay đổi chế độ lái hoạt động dựa trên thực tế có rất nhiều thành phần điều khiển, vận hành trên ô tô hiện nay đều hoạt động bằng các cảm biến và tín hiệu điện tử hơn là các cơ cấu cơ khí truyền thống.
Ví dụ điển hình như chân ga điện tử, trợ lực lái điện, hộp số tự động, van điều khiển ống xả hay cao hơn là hệ thống treo điều khiển điện tử trên những mẫu xe hạng sang như Mercedes S-class, BMW 7-series...
Tín hiệu từ các hệ thống này được gửi về bộ điều khiển trung tâm (ECU). Từ đó, ECU sẽ phân tích và điều khiển các hệ thống trên dựa theo chế độ lái mà người dùng đã chọn để mang đến kết quả cuối cùng là những trải nghiệm khác biệt về độ nhạy chân ga, thời điểm sang số, độ êm ái hay cứng vững của xe...
Các chế độ lái thường gặp trên ô tô
Normal: Đây là chế độ mặc định trên xe, trung tính và cân bằng giữa độ êm ái, yên tĩnh và hiệu suất vận hành của xe. Đây cũng là chế độ thể hiện đặc tính nguyên bản mà nhà sản xuất muốn đem đến cho người dùng.
Comfort: Đây là chế độ mà tất cả các thành phần vận hành điều khiển điện trên xe được ECU tối ưu hóa cho độ thoải mái, êm ái và yên tĩnh cho người ngồi trong xe.
Các thay đổi có thể cảm nhận ở chế độ này bao gồm: giảm độ nhạy chân ga (độ trễ khi tăng tốc lớn hơn), tăng độ trợ lực cho vô lăng, sang số sớm hơn để giữ tua máy thấp nhất có thể. Với những xe có hệ thống treo điện tử thì giảm chấn cũng được tinh chỉnh để mang lại cảm giác êm ái nhất.
Sport: Ngược với Comfort mode, chế độ thể thao sẽ tối ưu các thành phần vận hành ưu tiên hiệu suất và cảm giác thể thao trên xe.
Độ nhạy chân ga tăng lên để giảm độ trễ khi tăng tốc, hộp số ngâm số lâu hơn, sang số trễ hơn để tối ưu độ bốc và khả năng tăng tốc, ống xả cho âm thanh to và phấn khích hơn, vô lăng nặng và đầm chắc hơn, hệ thống treo cũng trở nên cứng vững hơn để tăng độ bám đường khi vào cua. Qua đó, người điều khiển phải chấp nhận hy sinh một phần độ thoải mái và êm ái của xe.
Sport (Track): Chế độ này thường chỉ xuất hiện trên những mẫu xe vốn được nhà sản xuất thiết kế theo định hướng thể thao, mạnh mẽ. Đúng như tên gọi, chế độ này chỉ thích hợp để vận hành trong những điều kiện đường đẹp và lý tưởng như đường đua (track).
Tất cả các hệ thống được tăng độ cứng vững, ổn định và đầm chắc nhất có thể, thậm chí các công nghệ an toàn hỗ trợ người lái như Kiểm soát lực kéo TCS hay Chống bó cứng phanh ABS cũng có thể được tắt đi để các tay lái "trình cao" thể hiện hết khả năng của mình.
Eco (Econ): viết tắt của economy (tính kinh tế). Ngay từ cái tên cũng đã cho thấy đây là chế độ giúp tối ưu tính kinh tế, hay cụ thể hơn là hiệu quả sử dụng nhiên liệu của xe.
Ở chế độ này, ECU có thể hạn chế một phần sức mạnh của xe, ngăn tình trạng thốc ga tăng tốc đột ngột, ổn định hệ thống điều hòa không khí cũng như ưu tiên sử dụng cấp số cao nhất có thể để tiết kiệm nhiên liệu.
Chế độ này rất phổ biến trên các dòng xe lai xăng-điện hyid. Tuy nhiên hiện nay Honda cũng đã trang bị nó cho các dòng xe phổ thông như City, Civic kèm theo cả hướng dẫn trực tiếp để người lái tiết kiệm nhiên liệu cho xe hiệu quả nhất.
Individual (cá nhân): Đúng như tên gọi, đây là chế độ cho phép người lái tự tùy chỉnh các thông số vận hành theo sở thích và cách chạy của bản thân. Bạn có thể kết hợp tùy chỉnh các đặc tính về độ nhạy, độ êm ái của các thành phần điều khiển và bật/tắt các trang bị hỗ trợ để tạo cho mình một chế độ lái riêng biệt và phù hợp nhất.
Hiện nay, đa phần những hãng xe danh tiếng từ Đức như Mercedes, BMW, Audi đều đã trang bị hệ thống thay đổi chế lái cho các dòng xe của mình. Còn ở phân khúc phổ thông, những dòng xe Hàn với ưu điểm dồi dào về trang bị cũng không đứng ngoài cuộc khi mang các chế độ lái khác nhau lên những dòng xe quen thuộc với khách hàng Việt như: Hyundai Elantra, Hyundai SantaFe hay Kia Cerato, Kia Sorento,...
Trong khi đó, các nhà sản xuất Nhật Bản như: Honda, Toyota lại tập trung vào các chế độ lái tiết kiệm như Econ Mode trên Honda City, Honda Civic hay Eco mode trên Fortuner...
Theo Giaothong
Hướng dẫn vá dùi lốp xe trong trường hợp cấp thiết Đang trên hành trình và xe bị thủng lốp giữa chốn "khỉ ho, cò gáy" nào đó, làm sao đây? Tất cả những gì bạn cần là một bộ dụng cụ vá dùi với giá thấp nhất chỉ tầm 100.000 đồng, có bán tại rất nhiều đại lý phụ kiện xe hơi và 1 bình nước rửa tay. Ngoài ra, có lẽ với...