Lái xe số tự động bằng cả hai chân: Hại xe, nguy hiểm
Không giống như xe số sàn, bạn nên chỉ sử dụng một chân để phanh và ga trong xe số tự động.
Các kỹ thuật lái xe số tự động
Đầu tiên, bạn phải duy trì sự tập trung khi lái xe số tự động. Mẹo cho bạn là khi tập lái xe nên chọn con đường thẳng và yên tĩnh.
Tìm hiểu về thiết kế bàn đạp trên xe
Theo kinh nghiệm lái xe ô tô, khi leo lên bất kỳ chiếc ô tô nào, bạn cũng phải tìm chính xác vị trí của chân phanh và chân ga trước khi bắt đầu khởi động xe. Bên trái là chân phanh, bên phải là chân ga. Khi lái xe số tự động, tài xế chỉ sử dụng chân phải để lái xe, chân trái nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn lái xe bằng cả hai chân, điều này có thể bắt nguồn từ thói quen lái xe số sàn trước đó, đây hoàn toàn hoàn là quan niệm sai lầm khi lái xe ô tô số tự động.
Tài xế cần nắm rõ các chức năng cơ bản của các số trước khi bắt đầu lái xe.
Tìm hiểu về các ký hiệu trên hộp số tự động
Video đang HOT
Số D: Viết tắt từ DRIVE, lái xe theo hướng phía trước
Số R: Viết tắt từ REVERSE, lệnh này chỉ định lái xe theo hướng lùi.
Số N: Được dùng khi dừng xe ở đèn đỏ, ngã tư, N hay thường được gọi là “MO”. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển số này, hãy giữ chân phanh để ngăn xe lùi hoặc tiến về phía trước.
Số P: Một số ô tô yêu cầu đạp phanh trước khi chuyển sang một số khác. Vì vậy, bạn có thể sử dụng khi xe đứng yên, tại nó có thể khóa hộp số.
Số 1 (chức năng tương tự L, 2): Số “1″ sử dụng để tăng tốc độ. Sử dụng số “1″ khi người lái đi trong thời tiết xấu, đường lấy lội hay đi trên đường đồi dốc.
Số 2: Số “2″ sử dụng trong điều kiện thời tiết xấu, khi vượt xe khác hoặc khi xe bạn cần nhiều “sức vượt” hơn. Đây là lúc bạn chuyển từ số “1″ sang số “2″.
Số S: Viết tắt của từ SPORT, chế độ lái thể thao trên xe số tự động.
Tại sao không lái xe số tự động bằng cả hai chân?
Đây là phương pháp sai lầm khi lái xe số tự động và có thể gây ra nhiều thiệt hại nếu lái xe trong thời gian dài. Theo hướng dẫn của các trường dạy lái xe, người lái chỉ nên sử dụng chân phải để lái xe, chân trái nghỉ.
Hơn nữa, nếu nhìn vào thiết kế của xe số tự động, chúng ta thấy rõ rằng các bàn đạp được thiết kế lệch về phía chân phải, do vậy việc dùng chân phải để lái xe là thuận tự nhiên và đúng với chủ đích của các nhà sản xuất.
Việc lái xe bằng cả hai chân trên xe số tự động có nguy cơ gây mất an toàn.
Ngoài ra, việc dùng cả hai chân để điều khiển xe trong thời gian dài sẽ có nguy cơ làm hỏng hộp số. Điều này là do, khi sử dụng cả hai chân, đôi khi người lái xe đạp đồng thời cả hai bàn đạp. Kết quả là gây nên nhiều áp lực đến phanh và bộ biến mô. Rõ ràng, điều này sẽ làm giảm hiệu quả của các bộ phận trên xe và gây hỏng hộp số.
Cuối cùng, khi tài xế đặt cả hai bàn chân lên cả chân phanh và chân ga, nếu có tình huống hoảng loạn, khẩn cấp xảy ra, lúc này tài xế sẽ đạp cả hai bàn đạp dẫn đến việc chiếc xe bị dừng ngay lập tức hoặc tông vào xe khác.
Cũng theo kinh nghiệm của các tài già, khi không đạp chân ga, tài xế nên để hờ lên chân phanh. Việc làm này giúp tài xế chủ động ứng phó với các tình huống khẩn cấp.
Vì sao những người làm dịch vụ vận tải lại thích xe số sàn?
Trong tương lai, xe số sàn sắp bị loại bỏ, nhưng tại Việt Nam hộp số này vẫn được ưu ái lựa chọn bởi hầu hết các tài xế chạy xe dịch vụ. Nguyên nhân nào giúp cho lựa chọn này được các bác tài yêu thích?
Theo hầu hết chia sẻ từ những người lái xe đã có nhiều kinh nghiệm, xe số sàn có rất nhiều ưu điểm riêng phù hợp với đặc thù của ngành xe dịch vụ. Lợi nhuận là yếu tố được chú trọng hàng đầu của ngành xe dịch vụ. Vì vậy, việc lựa chọn dòng xe nào mang về lợi nhuận tối đa chính là vấn đề được các tài xế chạy dịch vụ đặc biệt quan tâm.
Cánh lái xe dịch vụ ưa chuộng xe số sàn vì sao?
Trong khi xe số tự động thường có giá thành cao, cộng với chi phí bảo trì tốn kém và nhận về sự đánh giá là tiêu hao nhiều nhiên liệu thì xe số sàn ngược lại có giá thành rẻ hơn. Ngoài ra, xe còn được nhận định có ưu điểm tiết kiệm chi phí và thời gian trong quá trình bảo dưỡng nhiều hơn so với xe số tự động.
Hộp số sàn hiếm khi cần sửa chữa và chi phí bảo trì cũng ít tốn kém hơn. Lý do, về cấu tạo hộp số sàn vẫn vận hành chủ yếu dựa trên các chi tiết cơ học và không khó để thay thế hay sửa chữa, ít phức tạp hơn so với các kết cấu điện tử của hộp số tự động.
Theo đánh giá chung của các tài xế có kinh nghiệm, một điểm cộng nữa của xe số sàn là khả năng tiết kiệm nhiên liệu rất tốt khi lưu thông trên mọi loại địa hình. Như vậy, với ưu điểm về mặt chi phí, xe số sàn đã có lý do hoàn toàn thuyết phục để trở thành lựa chọn tối ưu cho các tài xế lái xe chạy dịch vụ.
Dễ dàng xử lý tình huống
Bên cạnh các yếu tố về chi phí, xe số sàn còn nhận được đánh giá cao từ phía ngành xe dịch vụ nhờ độ an toàn trong quá trình vận hành. Rất nhiều người đều đồng ý rằng, lái những chiếc xe có hộp số sàn sẽ đem lại cảm giác cho người lái khi được tác động trực tiếp sức mạnh của mình vào động cơ xe. Từ đó còn có thể cảm nhận được khả năng tăng/giảm tốc truyền tới bộ ly hợp, giúp tài xế làm chủ được chiếc xe của mình hiệu quả.
Cùng với đó, rất nhiều mẫu xe số sàn hiện nay đã được trang bị bộ đồng tốc có tỷ suất hoạt động ổn định, đồng nghĩa với khả năng lái an toàn dành cho người lái cũng tăng lên. Vì phải thực hiện nhiều thao tác phức tạp, cùng với việc phải lái xe bằng cả hai chân, nên người lái xe số sàn sẽ tập trung hơn khi lái xe. Nhờ đó dễ dàng xử lý những tình huống bất ngờ xảy ra, hạn chế tối đa các tai nạn đáng tiếc.
Việc lái xe số sàn khi có va chạm, nếu đạp côn kịp thời cũng giúp giảm được việc tăng tốc đột ngột, tránh hiện tượng "xe điên" mà chúng ta thường thấy ở những mẫu xe hộp số tự động, giảm thiểu tối đa thiệt hại xảy ra. Nếu so sánh với việc sử dụng xe số tự động thì xe số sàn vẫn tạo cho người điều khiển cảm giác thực tế hơn. Đây là điều người lái cần để có thể điều chỉnh gia tốc, tốc độ và các thao tác khác như đạp chân côn, nhấn ga... cho phù hợp. Nhiều bác tài còn nhận xét vui "chạy xe số sàn đỡ buồn ngủ hơn nhiều so với xe số tự động".
Dừng đỗ xe số tự động tưởng dễ mà không hoàn toàn vậy Có 3 kiểu đỗ xe số tự động có thể áp dụng tùy theo vị trí, điều kiện riêng ở từng khu vực: Đỗ tiến, đỗ lùi và đỗ song song. Đỗ xe số tự động - Đỗ tiến Để đỗ tiến xe ô tô số tự động, đầu tiên bạn từ từ di chuyển xe vào vị trí cần đỗ. Hãy di...