Lái xe ôm được hỗ trợ 3 triệu đồng, lao động thất nghiệp được 1,2 triệu
Mỗi người lái xe ôm truyền thống được nhận 3 triệu đồng, người lao động thất nghiệp được nhận 1,2 triệu đồng từ gói hỗ trợ của TP.HCM, số tiền không quá lớn nhưng cũng đủ để người dân co kéo qua gia đoạn khó khăn.
Nhiều hướng dẫn viên du lịch chưa nhận được hỗ trợ do vướng thủ tục Góp triệu ngôi sao gây quỹ hỗ trợ hộ kinh doanh chịu ảnh hưởng vì dịch ở TP.HCM Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM tặng 10.000 túi thuốc hỗ trợ bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà
Ông Nguyễn Minh Hòa, người chạy xe ôm truyền thống, nhận tiền hỗ trợ từ phường Linh Trung, TP Thủ Đức – Ảnh: LÊ PHAN
Có 83 lao động thất nghiệp cùng 44 người lái xe ôm truyền thống tại một số khu phố thuộc phường Linh Trung, TP Thủ Đức đã nhận được khoản trợ cấp trên trong ngày 28-8.
Xuất phát từ Ban chỉ huy quân sự phường Linh Trung, chiếc xe tải nhỏ chở đầy ắp quà hỗ trợ gồm mì, gạo, nước tương, nước mắm và một số nhu yếu phẩm cần thiết chạy đến một số con hẻm nằm trên quốc lộ 1A.
Phường Linh Trung là địa bàn có nhiều lao động, người dân nhập cư làm việc tại các khu chế xuất, nhà máy, dịch bệnh kéo dài đã khiến họ dần kiệt quệ khi không có thu nhập.
Đến từng con hẻm có người ở trọ, bộ đội cùng chính quyền địa phương liên hệ tổ dân phố để báo cho người dân ra nhận hỗ trợ. Người lao động thất nghiệp nhận 1,2 triệu đồng cùng một phần quà khoảng 300.000 đồng, còn người lái xe ôm truyền thống nhận 3 triệu đồng hỗ trợ cho hai tháng kể từ khi gói hỗ trợ được kích hoạt.
“Tui chạy xe ôm, hơn hai tháng nay tôi ở nhà mà thu nhập chính để duy trì cuộc sống cho gia đình 4 người là từ tôi. Gia đình cứ loay hoay co kéo qua từng ngày, hàng xóm địa phương, nhà hảo tâm cho gì thì xài nấy. Nay nhận được khoản hỗ trợ của TP tui rất mừng, số tiền cũng đủ để duy trì sinh hoạt phí những ngày tới”, ông Nguyễn Minh Hòa, ngụ phường Linh Trung, chia sẻ.
Còn anh Trần Văn Nam, quê Vĩnh Phúc, làm phụ hồ tại phường Linh Trung, cho biết mấy ngày gần đây phòng trọ anh có gì ăn nấy. Anh mong sao dịch sớm qua cho bà con đỡ khổ. Dù khó khăn nhưng anh cho biết sẽ về chia quà và số tiền mình nhận được cho những người chung khu trọ.
Video đang HOT
“Lá lành đùm lá rách, chia sẻ nhau cũng vượt qua khó khăn này rồi trở lại công việc. Xa quê cũng nhờ bà con, hàng xóm đùm bọc nên tui biết ơn mọi người”, anh Nam bộc bạch.
Mỗi người lái xe ôm truyền thống nhận hai tháng hỗ trợ với số tiền 3 triệu đồng – Ảnh: LÊ PHAN
Xe chở quà cho những người lao động thất nghiệp – Ảnh: LÊ PHAN
Mỗi lao động thất nghiệp được hỗ trợ 1,2 triệu đồng và một phần quà khoảng 300.000 đồng – Ảnh: LÊ PHAN
Bộ đội chuyển gạo ra xe để đi trao cho người dân – Ảnh: LÊ PHAN
Gánh nặng tiền trọ
Với chi phí hàng tháng chiếm 15-20% tổng thu nhập, tiền trọ được xem gánh nặng với nhiều lao động, công nhân mất việc, khó khăn do dịch, muốn bám trụ TP HCM.
Gần 3 tháng thành phố giãn cách xã hội cũng là quãng thời gian vợ chồng ông Hà Văn Hồng, đều ngoài 60 tuổi, thuê trọ ở khu phố 7, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12 thất nghiệp. Trước đây, ông Hồng đi phụ hồ công trình, vợ ông mỗi ngày đẩy xe bán cơm chiên, bánh mì cho các xóm lao động nghèo, thu nhập đủ đắp đổi qua ngày. Từ ngày mất việc, chỉ có tháng đầu tiên vợ chồng ông đủ tiền trả phòng trọ, còn lại phải xin chủ nhà cho khất.
"Cuối tháng 6, vợ chồng tôi vét sạch túi còn được hơn 2 triệu đồng, đủ trả tiền phòng, còn ăn uống trông chờ đồ cứu trợ của phường và nhà hảo tâm", ông Hồng nói và cho biết sang tháng 7, chủ nhà giảm mỗi phòng 300.000 đồng. Tuy nhiên, không có việc nhiều tháng, ông phải xin nợ tiếp, "nếu chủ trọ đuổi cũng phải chịu, không dám trách".
Ông Hà Văn Hồng tại căn phòng trọ. Ảnh: An Phương
"Mình ở trọ mà không có tiền trả mắc cỡ lắm nhưng không biết xoay đâu ra. Thành phố tiếp tục giãn cách đến ngày 15/9, không biết khi nào vợ chồng tôi có việc làm", ông Hồng nói và cho biết mấy hôm trước tổ trưởng khu phố đến lấy danh sách lao động tự do để hỗ trợ 1,5 triệu đồng nhưng qua mấy đợt chi, cả ông và vợ đều chưa được nhận.
Cùng hoàn cảnh, nữ công nhân Lê Thị Tố Quyên, 29 tuổi, quê Long An, trọ ở đường Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận Đông, quận 7, chưa biết xoay xở ra sao cho kỳ tiền phòng sắp tới. "Đói tôi không sợ, chỉ lo có tiền phải trả phòng, mất chỗ tá túc giữa lúc dịch giã thế này", chị Quyên nói và cho biết gần 2 tháng qua vợ chồng sống nhờ vào đồ cứu trợ, ai cho gì ăn đó, không dám mua thức ăn vì để dành trả tiền nhà.
Cuối tháng 6, nhà máy nơi chị Quyên làm việc, ở Khu chế xuất Tân Thuận, phát hiện ca nhiễm nên một số bộ phận dừng sản xuất. Chị phải tạm nghỉ việc, nhận hỗ trợ gần 3 triệu đồng. 10 ngày sau, chồng chị là tài xế cũng mất việc. Do không có hợp đồng lao động nên khi nghỉ anh không được nhận khoản hỗ trợ nào.
Nữ công nhân cho biết mỗi tháng tiền phòng, điện, nước gần 2,7 triệu đồng. Tháng rồi, chủ nhà giảm mỗi phòng 500.000 đồng nên vợ chồng chị dư mấy trăm nghìn đồng. "Bây giờ cả tháng đã không làm gì ra tiền mà phải trả hơn 2 triệu đồng tiền trọ. Vợ chồng cũng tính phương án chạy xe về quê nhưng bất thành", chị Quyên nói và cho biết đã liên hệ khu phố, phường hỏi thủ tục xin hỗ trợ 1,5 triệu đồng bù vào tiền trọ nhưng chưa được.
Gia đình nữ công nhân Hồng Tuyết tại phòng trọ, ở số 111/18 đường Phạm Văn Chiêu, Gò Vấp. Ảnh: An Phương
Cuối năm ngoái, Liên đoàn Lao động TP HCM sau khi khảo sát hơn 1.000 công nhân, chủ doanh nghiệp, chủ trọ, đưa ra số liệu chi tiêu dành cho nhà ở của công nhân chiếm khoảng 15-20% tổng thu nhập. Thống kê của thành phố mới đây nhất, có khoảng 1,5 triệu hộ khó khăn cần được hỗ trợ nhà trọ.
Theo Chủ tịch Liên đoàn lao động TP HCM Trần Thị Diệu Thúy, trung bình một người thuê trọ mỗi tháng trả khoảng 1,5 triệu đồng cho tiền nhà, điện, nước. Đây là áp lực nặng nhất với công nhân, lao động, đặc biệt khi họ mất việc và thu nhập. Đến nay, thành phố đã giãn cách xã hội gần 3 tháng, nhiều người thất nghiệp, không có tích luỹ nhưng đến tháng phải đóng tiền phòng sẽ khó kham nổi.
Người đứng đầu công đoàn TP HCM nói hiện ngoài hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm để đảm bảo "người dân không bị đói", chính quyền nhiều địa phương vận động các chủ nhà trọ miễn tiền phòng cho người lao động. Riêng tổ chức công đoàn đã vận động gần 670 chủ nhà trọ miễn, giảm được hơn 5 tỷ đồng tiền thuê trọ cho gần 36.000 người.
Với gần 119.000 phòng trọ và trên 269.000 người thuê trọ, TP Thủ Đức là một trong địa bàn đông lao động nhập cư ở TP HCM. Do đó việc vận động chủ nhà trọ miễn tiền phòng cho công nhân khi thành phố tiếp tục cách ly xã hội được chính quyền thành phố quan tâm.
Thủ Đức triển khai mô hình "nhà trọ 0 đồng" hỗ trợ người khó khăn. Ảnh: Trung tâm văn hóa TP Thủ Đức
Ông Hoàng Tùng, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức cho hay từ giữa tháng 6, tổ trưởng khu phố, lãnh đạo 34 phường trên địa bàn gặp các chủ nhà thuyết phục miễn, giảm tiền thuê phòng cho công nhân, lao động, giảm bớt gánh nặng cho người thuê giữa lúc dịch bùng phát. Đến nay, hơn 56.000 phòng trọ miễn, giảm với số tiền 45 tỷ đồng.
Theo chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam, để giảm áp lực, giúp người dân đang thuê trọ an tâm "ngồi yên chống dịch", chính quyền TP HCM nên xem việc vận động chủ nhà trọ miễn, giảm tiền phòng như một chính sách tương đương các gói hỗ trợ, cần thực hiện ngay.
Song song với hỗ trợ người thuê, TP HCM cũng nên có chính sách miễn tiền thuế cho các chủ nhà trọ giúp đỡ người lao động. Điều này giúp chủ nhà thấy được quyết tâm chính quyền và có thêm nguồn lực giảm tiền nhà cho người khó khăn. Chủ nhà chỉ cần lập danh sách người thuê được miễn, giảm tiền phòng trong giai đoạn thành phố giãn cách, phường, xã xác nhận là được hỗ trợ.
"Các lĩnh vực điện, nước và viễn thông cũng cần giảm sâu hơn để người khó khăn được thụ hưởng thực chất", ông Bình nói.
Trong kiến nghị Chính phủ hỗ trợ 28.000 tỷ đồng và 142.200 tấn gạo giúp 4,7 triệu người khó khăn do Covid-19, UBND thành phố cho biết một phần kinh phí sẽ được tính toán giúp tiền thuê phòng trọ cho gần 1,5 triệu hộ dân trong 2 tháng, mỗi hộ nhận 1,5 triệu đồng mỗi tháng. Tổng kinh phí hơn 4.700 tỷ đồng.
Tại đợt bùng phát dịch lần thứ 4, TP HCM trải qua nhiều đợt giãn cách xã hội với nhiều cấp độ. Hiện, thành phố thực hiện 3 gói hỗ trợ bằng tiền mặt gồm gói 26.000 tỷ đồng hỗ trợ chung cả nước, hai gói riêng tổng kinh phí gần 1.800 tỷ đồng. Thành phố cũng thành lập Trung tâm tiếp nhận và hỗ trợ hàng hóa thiết yếu giúp người dân khó khăn bởi dịch ở 3 cấp (thành phố, quận huyện, phường xã).
Đà Nẵng cấp phát rau xanh cho người dân trong đêm Mỗi hộ dân ở nhiều khu dân cư được chia năm củ khoai tây, một miếng bí đỏ, một cải bắp, một cải thảo... trong ngày thứ hai tuyệt đối "không ra khỏi nhà". "Mọi người chia cho đều nhé!", ông Nguyễn Văn Thành, 58 tuổi, Bí thư Chi bộ Chính Trạch 1, phường Tân Chính (quận Thanh Khê), nhắc các thành viên...