Lái xe dưới mưa lớn, đèn sương mù màu vàng hay trắng tốt hơn?
Với đèn sương mù màu vàng, tài xế dễ dàng quan sát phía trước một cách rõ ràng hơn trong điều kiện trời mưa lớn, thay vì chỉ thấy một khối mù trắng trước đầu xe.
Đối với nhiều tài xế, việc phải di chuyển dưới trời mưa hay đường có nhiều sương mù như “cực chẳng đã”. Lái xe có thể bối rối khi tầm quan sát bị hạn chế nhiều, đặc biệt khi mưa lớn, đèn pha chỉ tạo ra bóng sáng lớn phía đầu xe mà không thể quan sát, ngay cả ở khoảng cách gần.
Ánh sáng trắng thường cho tầm quan sát kém khi trời mưa lớn
Với đèn sương mù trang bị theo xe, đa phần đều cho sáng vàng, nhưng với nhiều người, cường độ ánh sáng chưa đủ để họ quan sát khi trời mưa lớn. Thậm chí hiện nay, nhiều mẫu xe đời mới không còn sử dụng ánh sáng vàng mà thay bằng bóng đèn LED màu trắng. Về cơ bản, hệ thống ánh sáng trắng vẫn cho ánh sáng tốt nhưng nó gần như vô dụng khi lăn bánh dưới trời mưa lớn hay thời tiết sương mù.
Để cải thiện khả năng chiếu sáng của xe dưới trời mưa lớn hay điều kiện sương mù dày đặc ở những vùng cao, rất nhiều người đã chọn nâng cấp đèn cho ô tô để cải thiện đèn chiếu sáng trên xe nguyên bản và được nhiều garage tư vấn chọn ánh sáng đèn màu vàng cho hệ thống đèn sương mù, bên cạnh việc độ đèn pha màu trắng truyền thống.
Video đang HOT
Nên nâng cấp đèn sương mù màu vàng, thay vì chỉ quan tâm đến đèn pha
Với những người thường xuyên di chuyển, đi công tác đến những vùng có thời tiết sương mù. Những loại đèn có sẵn trên xe thường có độ chiếu sáng bình thường. Do đó người dùng nên chọn bóng đèn có nhiệt độ màu trong khoảng 3.000k – 4.300k sẽ cho ánh sáng vàng với mục đích có thể phá sương mù, bám đường tốt, nhiệt màu càng thấp độ phá sương càng cao.
Với những người không thích ánh sáng có màu sắc quá vàng do vấn đề thẩm mỹ, nên lựa chọn bóng đèn xe có nhiệt độ màu 4.300k hoặc 5.500k, lúc này sẽ cho ánh sáng màu trắng vàng và màu nắng, những màu này có thể dùng trong mọi trường hợp và điều kiện sử dụng.
Các loại nhiệt độ màu cần quan tâm khi nâng cấp hệ thống đèn
Như vậy, ngoài việc quan tâm đến vấn đề độ đèn pha bằng những loại bóng đèn có ánh sáng trắng đẹp mắt, người dùng cần quan tâm đến vấn đề đèn sương mù nên có ánh sáng vàng để có thể sử dụng được ở điều kiện mưa lớn, sương mù dày đặc.
Dùng đèn pha ô tô để xin đường và nhường đường đúng cách
Đèn pha (đèn chiếu xa) là bộ phận tuy nhỏ nhưng rất quan trọng đối với các phương tiện khi tham gia giao thông. Nếu sử dụng không đúng cách có thể gây hậu quả đáng tiếc.
Đèn pha dùng để vượt (Passing)
Sử dụng còi xe ở Việt Nam được coi như là tất yếu. Với tình trạng giao thông hiện nay thì nếu không dùng còi khó có thể xin vượt được. Tuy nhiên, với những chiếc xe ô tô cách âm tốt, thì còi rất khó nghe và dễ bị lẫn. Khi đó, đèn Passing là phương án hiệu quả nhất.
Trên một số xe đời mới hiện nay, nhà sản xuất cũng đã tinh ý đưa nút Passing vào công tắc chỉnh đèn pha cốt. Khi đèn Passing lóe sáng ở gương hậu ô tô, người lái ô tô sẽ nhanh chóng nhận ra có xe đang xin vượt.
Đèn pha (đèn chiếu xa) là bộ phận tuy nhỏ nhưng rất quan trọng đối với các phương tiện khi tham gia giao thông
Đèn pha nhường đường hay xin đường?
Nếu là một người tham gia giao thông, chắc chắn bạn đã từng gặp trường hợp: Đi vào đường hẹp có vật cản phía trước, xe đi ngược chiều nháy pha về phía bạn. Ở một số nước châu Âu có một quy ước chung: Khi một xe nháy đèn pha có nghĩa là người nháy đèn có ý nhường đường cho xe khác. Ví dụ trong trường hợp đường hẹp và 2 xe đều gặp vật cản ở giữa, xe nào nháy đèn pha sẽ là xe đứng nhường cho xe còn lại đi qua.
Ở Việt Nam thì ngược lại, một phần do không trường đào tạo lái xe nào dạy về phương pháp sử dụng đèn pha nhường và xin nhường, một phần do tinh thần giao thông mạnh ai nấy đi. Vì thế, quy ước về đèn pha của chúng ta có thể hiểu là xin đi trước. Trong trường hợp trên, khi một xe nháy pha liên tục là xe đó có ý muốn xin nhường đường để đi qua trước.
Quy ước về đèn pha của chúng ta có thể hiểu là xin đi trước
Trong trường hợp cả 2 xe đều nháy đèn xin đường thì người lái cần chủ động quyết định nên vượt hay nhường căn cứ vào những yếu tố sau:
- Vật cản trên đường nằm ở phía bên kia hay bên mình, nếu vật cản nằm ở bên mình nhiều hơn thì nên nhường xe đối diện
- Nếu vật cản nằm ở giữa, thì chú ý khoảng cách 2 xe với vật cản, xe xa hơn sẽ nhường cho xe gần hơn
- Phương tiện lưu thông: Quan sát nếu thấy bên đối diện có quá đông các phương tiện lưu thông bị tắc nghẽn thì có thể nhường đường cho bên kia tránh tắc cục bộ.
Bên cạnh đó, đèn pha xin nhường còn được dùng ở các trường hợp:
- Đường lưu thông khó khăn, đường nhỏ giao cắt có xe muốn đi ra, nếu xe ở đường to (đường ưu tiên) muốn nhường, có thể dừng, nháy đèn ra hiệu cho xe ở đường nhỏ rẽ ra ngoài.
- Tương tự ở ngã tư khi có xe muốn rẽ trái cắt ngang đoàn xe đi thẳng, xe ở trục thẳng nếu muốn nhường có thể nháy đèn báo hiệu cho xe rẽ di chuyển.
'Rùng mình' với lốp xe sử dụng 13 năm chưa thay của người dùng Việt Lốp xe 13 năm tuổi vẫn còn được chủ xe ô tô tại Việt Nam sử dụng cho đến nay mà chưa hề thay thế với lý do "xe ít đi", điều này hoàn toàn không nên bởi ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn khi vận hành xe. Lốp xe đề cập trong bài viết này xuất xưởng vào tuần thứ 27...