Lái xe an toàn với những mẹo tránh xa “thảm họa” do stress
Stress là một trong những nguyên nhân khiến bạn lái xe không an toàn. Dưới đây là những dấu hiệu, cách khắc phục để giữ đầu óc luôn minh mẫn khi ngồi sau tay lái.
Viện IAM (Institute of Advanced Motorists) Anh quốc và tổ chức thiện nguyện độc lập Ben đã đề xuất một số giải pháp giúp tài xế lái xe an toàn, trọng tâm trong đó là cách nhận biết một số dấu hiệu nguy hiểm trước khi chúng biến thành thảm họa không mong muốn.
Rất nhiều nguyên nhân khiến các bác tài căng thẳng, có thể do tác động từ những sự việc xảy ra trước đó như cãi nhau, tranh luận với đồng nghiệp, bạn bè hoặc với những người không quen biết.
Ngoài ra, thảm họa có thể ập đến bất ngờ do tài xế mất tập trung, đãng trí, tâm trạng không tốt, bỗng nhiên nảy hứng làm tay đua chuyên nghiệp, tụt cảm xúc, ăn ít hoặc nhiều hơn mức bình thường, hút thuốc nhiều, uống lượng cồn lớn hoặc dùng ma túy, đau đầu, căng cơ, ngủ không ngon giấc, mất ngủ hoặc bị ốm… Nếu bạn đang gặp 1 trong những triệu chứng trên, hãy làm theo hướng dẫn dưới đây:
Nên đi bộ để hít thở không khí trong lành. Dù thời gian đi bộ không dài nhưng nó rất hữu ích trong việc giảm stress. Ngồi làm việc quá lâu trong khoang lái khiến bạn mệt mỏi, căng thẳng. Để tránh tình trạng này, bạn không nên lái xe liên tục trong 4 giờ để đảm bảo đầu óc luôn tỉnh táo, đủ sức khỏe để lái xe.
Hãy tạm dừng công việc lái xe lại và chờ đến khi tâm trạng bình tĩnh lại. Chỉ tiếp tục hành trình khi đầu óc có thể tập trung vào việc lái xe. Vốn dĩ, lái xe là một công việc căng thẳng, nhất là vào giờ cao điểm, khi bạn cố tình lái xe trong trạng thái stress chỉ làm mọi việc phát triển theo hướng tồi tệ.
Video đang HOT
Để đầu óc thư giãn, thở sâu trước khi đặt tay lên vô-lăng. Ở tình huống này, không đến mức bạn ngồi như thiền hay thực hiện một số bài tập liên quan đến trí não. Tĩnh tâm trong một vài giây sẽ giúp bạn giảm căng thẳng và giải tỏa lo lắng bên trong.
Nếu như bạn cảm nhận cơ thể không ổn, ốm, đau đầu vì căng thẳng, hãy đánh giá nhanh tình trạng sức khỏe để quyết định có nên lái xe hay không. Uống một cốc nước ấm, hít thở không khí trong lành sẽ giúp bạn cải thiện mệt mỏi.
Liệt kê những thứ khiến tâm trí bạn bất ổn, sau đó dành thời gian giải quyết chúng theo thứ tự. Nhiều khi viết lại những thứ khiến bạn lo âu, sau đó sắp xếp lại chúng khiến tâm trạng bạn tốt hơn, không bị rối trí.
Đừng để căng thẳng điều khiển bạn rơi vào bẫy các chất gây nghiện, chất kích thích như ma túy, rượu… Những chất này làm bạn vi phạm pháp luật bất cứ lúc nào. Nếu không may rơi vào trường hợp này, cách tốt nhất là nhờ sự hỗ trợ của người khác, họ sẽ lái xe thay bạn.
Nếu khó ngủ do quá căng thẳng, cách tốt nhất là nên tìm một chỗ đỗ xe đúng quy định, đảm bảo an toàn và ngả lưng nghỉ ngơi. Một giấc ngủ dù ngắn cũng có tác dụng rất lớn trong việc hạn chế tai nạn xảy ra.
Nhiều kết quả nghiên cứu chỉ ra, khoảng 20% các vụ tai nạn xuất phát từ nguyên nhân tài xế buồn ngủ khi lái xe. Hãy tuân thủ nguyên tắc, đã buồn ngủ thì không lái xe tương tự như khi uống rượu, bia.
Nên cởi mở trao đổi với người thân về các vấn đề của bạn. Tâm sự nhiều khi là giải pháp hữu hiệu giúp bạn thư giãn để bắt đầu hành trình dài với chiếc xe của mình.
Theo Vnexpress
6 điều cần biết để lái xe không đau lưng
Dưới đây là 6 bước điều chỉnh ghế lái cũng như tư thế để bạn có 1 hành trình lái xe thoải mái nhất, tránh đau lưng.
Thông thường, nguyên nhân khiến bạn đau lưng khi lái xe chủ yếu là do tư thế ngồi sai. Phổ biến nhất là khi người dùng chúi người về phía trước, quá gần hoặc quá xa vô lăng. Dưới đây là 6 bước để bạn tự xem xét và điều chỉnh tư thế cho đúng:
1. Đầu tiên, bạn cần nâng cao ghế ngồi sao cho đạt tầm nhìn tốt nhất. Nếu không thể nâng ghế thì bạn có thể dùng đệm lót hoặc các vật dụng hỗ trợ. Tuyệt đối không cố gắng rướn người lên cao.
2. Di chuyển ghế sao cho cảm giác đạp côn và ga thoải mái nhất.
3. Bắt đầu điều chỉnh lưng ghế để ghế đỡ dọc từ xương sống lên đến vai bạn. Chú ý không ngả ghế nhiều về phía trước vì có thể gây mỏi cổ.
4. Chỉnh tầm ghế sao cho tay vừa tầm với vô lăng. Vị trí đúng là khi bạn có thể đặt cổ tay lên đỉnh vô lăng mà không cần phải rướn người tới.
5. Điều chỉnh gương chiếu hậu, gương hai bên sao cho đạt tầm nhìn tốt nhất. Tầm nhìn tốt tức là vừa tầm mắt, không phải vặn mình hoặc xoay lưng, cổ để nhìn.
6. Khi lái xe cần đặt cả 2 tay lên vô-lăng, điều này không những giúp đảm bảo an toàn cho bạn mà còn tránh cho bạn bị mỏi lưng.
Khi đi đường dài, cần chú ý nghỉ ngơi khoảng 2 tiếng/lần, mỗi lần 15 phút để thay đổi tư thế, như vậy cơ thể bạn mới không bị cứng vì ngồi quá lâu. Trong quãng thời gian giữa giờ này bạn có thể tranh thủ thực hiện các bài tập luyện cổ, vai, gáy.
Theo Vnexpress
Những lưu ý để sử dụng phanh ô tô an toàn Phanh ô tô không chỉ đơn giản là dừng xe mà còn đảm bảo vận tốc sao cho ổn định. Tuy nhiên, trong nhiều tình huống tài xế không biết cách phanh sẽ gây nguy hiểm. Theo các chuyên gia, người lái xe cần lưu ý các nội dung dưới đây để biết cách dừng xe tối ưu nhất cho cả hộp số...