Lãi vượt trội so với PV GAS và VinHomes, Vietcombank giữ ngôi quán quân lợi nhuận quý 1 với gần 6.000 tỷ đồng
Trong khi lợi nhuận quý 1 của nhiều ngân hàng và doanh nghiệp lớn chững lại thì Vietcombank vẫn tăng trưởng 35%.
Kết thúc mùa báo cáo tài chính quý 1/2019, sàn chứng khoán Việt Nam ghi nhận 23 doanh nghiệp đạt trên 1.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Tổng lợi nhuận của nhóm này đạt 50.500 tỷ đồng – tăng 6% so với kết quả 47.500 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.
Trong nhóm này có 8 ngân hàng với tổng lợi nhuận đạt 22.200 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ. Tính chung cả 17 ngân hàng trên sàn có tổng lợi nhuận đạt gần 25.900 tỷ đồng – tăng 13%.
Lợi nhuận của các ngân hàng trên sàn
Có thể thấy so với năm ngoái, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp lớn nói chung và nhóm ngân hàng nói riêng đều đã chậm đi đáng kể. Bên cạnh một số doanh nghiệp bất động sản có lợi nhuận giảm do liên quan đến tiến độ bàn giao dự án thì cũng những doanh nghiệp khác ghi nhận lợi nhuận giảm sâu như VPBank giảm 32% hay Hòa Phát giảm 17%.
Video đang HOT
Từ sau khi được tái cấu trúc và đưa lên niêm yết vào tháng 5/2018, VinHomes (VHM) đã có 3 quý liên tiếp đứng đầu danh sách lợi nhuận trên sàn. Tuy vậy đến quý vừa qua, VinHomes đã nhường lại vị trí quán quân cho Vietcombank (VCB) và xuống vị trí thứ 3 với 3.358 tỷ đồng LNTT so với mức 4.869 tỷ đồng của cùng kỳ. VinHomes cho biết doanh thu và lợi nhuận thấp hơn cùng kỳ do công ty đã hầu hết hoàn thành bàn giao các căn hộ, biệt thự cho khách hàng tại dự án VinHomes Green Bay và VinHomes Central Park. Cụ thể trong quý 1/2018, doanh thu từ 2 dự án này đạt 8.006 tỷ đồng đến quý 1/2019 doanh thu còn 2.157 tỷ đồng.
Lợi nhuận quý 1 của Vietcombank tăng 35% so với cùng kỳ, đạt 5.878 tỷ đồng. Đứng thứ 2 là PV GAS với 3.817 tỷ đồng ( 15%). Nhìn chung, bộ ba Vietcombank, PV Gas và VinHomes liên tục giữ vị trí top đầu lợi nhuận trong vòng 1 năm qua.
Trong câu lạc bộ nghìn tỷ có 2 doanh nghiệp lãi gấp đôi cùng kỳ là Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam – ACV, tăng 107% lên gần 2.500 tỷ đồng và Sacombank tăng 111% lên 1.061 tỷ đồng. Một số trường hợp khác có mức tăng trưởng 20-30% trong quý gồm có MBBank ( 26%), Petrolimex ( 30%), Thế giới Di động ( 29%) hay VEAM ( 23%).
Kinh Kha
Theo Trí thức trẻ
"Đãi" cổ tức đầu năm
Nhiều doanh nghiệp niêm yết trên 2 sàn sẽ thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt trong tháng 1/2019, trong đó có nhiều doanh nghiệp chi trả ở mức cao.
Nổi bật trong danh sách những doanh nghiệp thực hiện chi trả cổ tức trong tháng 1/2019 là Công ty cổ phần Chăn nuôi Phú Sơn (PSL), với tỷ lệ 50%, chi trả vào ngày 18/1. Trước đó, năm 2017, PSL trả cổ tức với tỷ lệ 15%, năm 2016 là 60%.
PSL đăng ký giao dịch trên UPCoM. Năm 2017, Công ty ghi nhận lỗ ròng hơn 21,6 tỷ đồng, năm 2018 đặt kế hoạch lỗ 6 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong tháng 12/2018, Công ty tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông bất thường, thông qua tờ trình điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận thành lãi 6 tỷ đồng.
Cùng với đó, Hội đồng quản trị PSL dự kiến điều chuyển một phần Quỹ đầu tư phát triển sang lợi nhuận chưa phân phối để chi trả cổ tức năm 2018 với tỷ lệ 50% vốn điều lệ, tương ứng khoản tiền 33,55 tỷ đồng. Thời điểm cuối năm 2017, PSL lỗ lũy kế 21,6 tỷ đồng, trong khi Quỹ đầu tư phát triển có 113,7 tỷ đồng. Nhà nước đang là cổ đông lớn nhất tại PSL, với tỷ lệ sở hữu 73,56% vốn điều lệ.
Một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng là Công ty cổ phần 32 (A32) sẽ chi trả cổ tức vào ngày 21/1 tới, với tỷ lệ 15%. Bộ Quốc phòng hiện nắm giữ 51% vốn điều lệ tại A32. Công ty đăng ký giao dịch trên UPCoM từ cuối tháng 10/2018, nhưng thanh khoản rất thấp, nhiều phiên không có giao dịch.
Trên HOSE, các doanh nghiệp sẽ thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt trong tháng 1/2019 là DSN, SMA, TRA, DRL, TIP.
Với mức cổ tức 36%, Công ty cổ phần Công viên nước Đầm Sen (DSN) sẽ chi gần 43,5 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức đợt 1/2018, mặc dù mức cổ tức kế hoạch cho cả năm được thống nhất tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2018 là 36%. DSN là doanh nghiệp có mức trả cổ tức trung bình hàng năm ở mức cao. Mức cổ tức năm 2016 và 2017 lần lượt là 50% và 56%.
DSN cho biết, năm 2018, Công ty ước đạt 213 tỷ đồng doanh thu, 116,9 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Năm 2019, Công ty lên kế hoạch đạt 218 tỷ đồng. DSN sẽ chi trả cổ tức vào ngày 18/1. Tới ngày 26/1, Công ty sẽ tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 để bàn về những kế hoạch chi tiết cho năm tài chính mới.
Với Công ty cổ phần Traphaco (TRA), Công ty sẽ chi 82,9 tỷ để tạm ứng cổ tức đợt 1/2018 cho cổ đông với tỷ lệ 20%. Ngày chốt danh sách cổ đông là ngày 7/1, khoản tiền này sẽ về tài khoản nhà đầu tư từ ngày 30/1/2019.
Được biết, năm 2018, Traphaco đặt kế hoạch đạt 2.400 tỷ đồng doanh thu hợp nhất và 300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 20% và 25% so với năm 2017. Cổ tức năm 2018 dự kiến là 30%, tương đương với mức chi trả năm 2017.
Trong 9 tháng đầu năm 2018, Traphaco đạt 1.265 tỷ đồng doanh thu và 103,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, hoàn thành 52% kế hoạch doanh thu và 34% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Một số doanh nghiệp trên HNX chi trả cổ tức trong tháng 1 với tỷ lệ từ 5 - 8% là Công ty cổ phần Địa ốc Chợ Lớn (RCL, cổ tức 7%), Công ty cổ phần Điện cơ Hải Phòng (DHP, cổ tức 5%), Công ty cổ phần Hải Minh (HMH, cổ tức 8%).
Lịch trả cổ tức của một số doanh nghiệp trong tháng 1/2019.
Minh Vui
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Cổ phiếu Sabeco nằm sàn, tỷ phú Thái mất hơn 6.400 tỷ đồng Mã SAB của Sabeco sau nhiều phiên tăng điểm liên tục đã bất ngờ quay đầu giảm mạnh trong ngày giao dịch 2/1, sau thông tin cưỡng chế thuế hơn 3.100 tỷ đồng. Chốt ngày giao dịch 2/1, chỉ số VN-Index giảm 0,79 điểm (tương ứng 0,09%) còn 891,75 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 111,5 triệu cổ phiếu, trị giá hơn...