Lãi vay mua nhà ngân hàng nào thấp nhất hiện nay?
Mặt bằng chung lãi suất vay mua nhà ở các ngân hàng thương mại hiện nay dao động từ 7 đến 12 %/năm. Trong đó, nhóm ngân hàng Nhà nước có lãi suất thấp hơn.
Trong những năm gần đây, nhu cầu mua nhà của người đân ngày càng tăng mạnh, đáp ứng nhu cầu đó các ngân hàng cũng cung cấp nhiều sản phẩm vay cho cá nhân mua nhà với các mức lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên, với mỗi ngân hàng mức lãi suất cũng như điều kiện cho vay lại khác nhau tùy thuộc vào từng đối tượng khách hàng nhắm tới.
Đa số khách hàng có nhu cầu vay thì lãi vay, thời gian ưu đãi, tiến độ giải ngân, sự uy tín của chủ đầu tư cũng như ngân hàng cho vay là điều mà họ quan tâm.
Vay mua nhà ngân hàng nào lãi thấp nhất?
Theo khảo sát của Zing.vn, mặt bằng chung lãi suất vay mua nhà ở các ngân hàng thương mại hiện nay dao động trong khoảng 7-12%/năm.
Trong đó, phần lớn “ông lớn” trong ngành ngân hàng có lãi suất khá ưu đãi, thuộc hàng thấp nhất hệ thống. Như BIDV, nhà băng này hiện chỉ niêm yết mức lãi suất hỗ trợ người dân vay mua là ở mức 7,8%/năm. Con số lãi suất vay bên phía Vietinbank cũng chỉ là 7,9%, trong khi bên phía Vietcombank là 9%. Tuy nhiên, Agribank lại là ngoại lệ khi có mức lãi suất tới 11%/năm, thuộc vào tốp có lãi suất cao.
Đối với nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân lớn như MBBank, ACB, Sacombank, VPBank hay Techcombank… mức lãi suất dao động trong khoảng 9%/năm.
Video đang HOT
Riêng Techcombank, ngân hàng có dư nợ cho vay bất động sản (bao gồm các khoản vay sửa chữa, mua nhà của người dân) hiện niêm yết mức lãi suất vay hỗ trợ mua nhà với khách hàng cá nhân chỉ là 7,79%/năm.
Thuộc vào nhóm ngân hàng cổ phần tư nhân lớn như ACB có mức lãi vay là 9,5%/năm, MBBank với 8,9%/năm hay EXIMBank 9%/năm.
Trong khi đó, nhóm các ngân hàng cỡ nhỏ, mức lãi suất cho vay dao động quanh mức 9-10%/năm, phụ thuộc vào cả lãi suất thả nổi trên thị trường như NCB, Vietcapitalbank,…
Khách hàng được nhận lãi suất ưu đãi từ 1-2 năm đầu theo các gói lãi suất đưa ra của các ngân hàng, sau đó lãi suất sẽ được tính dựa theo lãi suất tiết kiệm cố định một năm cộng thêm biên độ dao động, thông thường sẽ rơi vào khoảng 11%.
Vay theo kỳ hạn thế nào thì hợp lí?
Đa số các ngân hàng đều có các khoản cho vay với kì hạn 12 tháng, ngoài ra một số ngân hàng cũng đa dạng các khoản vay với kì hạn thấp hơn 1 năm và thời hạn dài lên đến 35 năm.
Hiện tại, BIDV đang có hai gói sản phẩm vay mua nhà cho khách hàng, gói thứ nhất với lãi suất 7,8%/năm tính cho năm đầu; sau năm đầu lãi suất 11%/năm, gốc trả cố định, lãi tính trên dư nợ thực tế. Gói sản phẩm thứ hai, khách hàng chỉ phải trả lãi 8,8%/năm cho hai năm đầu, các năm tiếp theo 11%/năm và cách tính lãi, gốc tương tự như gói thứ nhất.
Bên cạnh mức lãi suất thì ngân hàng này cũng ưu tiên cho khách hàng trả nợ trước hạn sau 3 năm với gói thứ nhất và 5 năm với gói thứ hai sẽ không mất phí, trả trước sớm hơn mất phí 0,5-1% tính trên số tiền trả nợ trước đó.
BIDV cũng là một trong số ít ngân hàng cho vay tới 100% giá trị hợp đồng mua bán nhà ở, thời hạn vay tối đa 15 năm.
Tuy nhiên, đi kèm với đó điều kiện để khách hàng được vay là khách hàng cần sinh sống và làm việc trên cùng địa bàn chi nhánh cho vay hoặc giáp ranh, có thu nhập ổn định và tài sản đảm bảo phù hợp với quy định của BIDV.
Giả sử một người có thu nhập đều đặn 20 triệu đồng/tháng, có nhu cầu vay mua nhà trị giá 1 tỷ đồng trong thời hạn 10 năm tại ngân hàng BIDV (gói thứ nhất với lãi suất 7,8% cho tháng đầu, 11%/năm với các tháng còn lại; lãi tính theo dư nợ thực tế, gốc trả cố định đều đặn hàng tháng).
Như vậy, tổng tiền phải trả (cả gốc và lãi) sau 10 năm là 1,524 tỷ đồng. Tương tự gói thứ 2 với lãi suất 8,8%/ năm trong hai năm đầu, các năm còn lại 11%/năm, tổng số tiền phải trả cả gốc và lãi là 1,514 tỷ đồng.
Ngân hàng Techcombank hiện cũng có nhiều gói ưu đãi cho người vay mua nhà. Cụ thể, nếu người vay trả dần gốc sau tối đa 24 tháng, lãi trả ngay sau thời điểm giải ngân, gốc và lãi sẽ tính theo thực tế dư nợ giảm dần. Giải pháp thứ hai là gốc trả dần sau tối đa 24 tháng, lãi cũng trả ngay sau thời điểm giải ngân, tuy nhiên sẽ trả nợ lãi và gốc cố định theo từng tháng. Với giải pháp thứ ba, khách hàng phải trả gốc và lãi sau tối đa 24 tháng tạo điều kiện cho khách hàng mua nhà đầu tư hoặc cho thuê.
Một ngân hàng khác là UOB (United Oversea Bank), ngân hàng 100% vốn từ Singapore của tập đoàn OUB, đưa ra mức lãi suất ưu đãi nhất cho khách hàng cá nhân mua nhà trả góp, mức lãi suất 7,29%/ năm và hỗ trợ tối đa 75% giá trị căn hộ, miễn phí trả nợ trước hạn từ năm thứ 4 trở đi.
Cuối cùng, để hoàn tất thủ tục vay, cần chuẩn bị các hồ sơ cần thiết như hợp đồng mua bán nhà hay chứng thư định giá, giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn khác phù hợp với mục đích vay mua nhà, chứng minh thư, sổ hộ khẩu, giấy đề nghị vay vốn, chứng minh thu nhập và các giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo.
Theo news.zing.vn
Khống chế chi phí lãi vay: Tăng thu ngân sách nhưng dài hạn sẽ ra sao?
Việc khống chế chi phí lãi vay theo lãnh đạo ngành thuế giúp lành mạnh tình hình tài chính của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế. Thế nhưng, phía doanh nghiệp thì nêu quan điểm, việc này có thể giúp tăng thu ngân sách về trước mắt nhưng dài hạn, nguồn thu chưa chắc đã bền vững.
Có đủ thuyết phục?
Loạt văn bản của các doanh nghiệp lớn gửi về Bộ Tài chính những tháng cuối năm 2018 đều đề cập tới một nỗi lo, đó là việc áp dụng Nghị định 20/2017/NĐ-CP.
Theo nghị định có hiệu lực từ tháng 5/2017, tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh cộng với lãi vay và chi phí khấu hao trong kỳ. Quy định trên đồng nghĩa, phần chi phí lãi vay vượt quá 20% sẽ bị coi là chi phí không hợp lý và bị tính thuế.
Trong văn bản gửi Bộ Tài chính, phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết nếu áp dụng quy định này, EVN và các đơn vị thành viên sẽ phát sinh số thuế thu nhập doanh nghiệp tăng hàng trăm tỷ đồng. Tổng công ty Lắp máy Việt Nam - LILAMA, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) cũng bày tỏ nỗi lo này.
Trao đổi với phóng viên, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng, Nghị định 20 có ưu điểm là giúp quy định Việt Nam sát hơn với thông lệ quốc tế, thể hiện trách nhiệm của Việt Nam trong việc chống xòi mòn cơ sở thuế.
Tuy nhiên, với mức khống chế 20%, ông cảm thấy thiếu thuyết phục vì theo ông, ở tỷ lệ này, kể cả các doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tài chính cũng dễ vượt trần.
Đây cũng là lo lắng được ông Nguyễn Trần Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng nêu lên.
Theo ông, các công ty trong giai đoạn đầu tư mới sẽ gặp nhiều khó khăn khi chi phí lãi vay nhiều lại không được khấu trừ thuế. Điều này có thể khiến doanh nghiệp rụt rè trong vấn đề mở rộng hoạt động đầu tư.
"Trước mắt thì có vẻ thu được nhiều thuế nhưng trung, dài hạn thì nguồn thu có thể giảm vì doanh nghiệp không có động lực làm ăn," ông Nguyễn Trần Nam nói.
Ông Nam cũng cho rằng quy định trên không phù hợp với nguyên tắc tự do kinh doanh đã được ghi nhận trong Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Ông dẫn quy định hiện tại với nội dung doanh nghiệp có quyền tự do vay vốn, huy động các nguồn tài chính không trái với quy định pháp luật để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Vì vậy, theo ông, quy định giới hạn chi phí lãi vay của Nghị định 20 chưa phù hợp với nguyên tắc tôn trọng quyền tự do kinh doanh.
"Nên nới tỷ lệ khống chế lên 30%"
Nói về những ý kiến của doanh nghiệp Việt Nam, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn đã lên tiếng cho rằng, các nước đưa ra khuyến nghị về khống chế chi phí lãi vay trên từ 10-30% và Việt Nam đã cân nhắc và chọn mức 20%.
Ông cũng đặt ra nghi vấn: vì sao không một doanh nghiệp FDI nào kinh doanh trên Việt Nam kêu về vấn đề này? Nguyên nhân theo ông bởi doanh nghiệp FDI biết rõ đây là cuộc chơi toàn cầu.
Việc khống chế như hiện tại theo ông Tuấn không chỉ giúp lành mạnh tình hình tài chính của doanh nghiệp mà còn của nền kinh tế.
Tuy vậy, luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty Luật Basico thì cho rằng, nếu "tổng chi phí lãi vay" trên 20%, thậm chí 50% mà là chi phí thật, hợp lý, hợp lệ thì cũng cần phải được chấp nhận.
Trong khi ấy, theo ông, doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn rất thiếu vốn, không đủ sự tín nhiệm để vay với lãi suất thấp, nên phải vay với lãi suất cao.
Vị luật sư này cũng chỉ ra, việc ra giới hạn trên với mục đích hạn chế tình trạng chuyển giá, dẫn đến thất thu thuế. Chẳng hạn như công ty mẹ ở nước ngoài cho công ty con ở Việt Nam vay vốn tính lãi suất quá cao, dẫn đến công ty ở Việt Nam bị giảm thu nhập, nên không phải nộp hoặc nộp thuế quá thấp.
Vì vậy, theo ông, không có lý gì áp đặt đối với các công ty Việt Nam cho nhau vay vốn nếu như không nhằm mục đích chuyển giá, trốn, giảm nghĩa vụ nộp thuế.
Góp ý thêm, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực nêu đề xuất nên để mức khống chế là 30% thay vì 20%. Theo ông, nhiều nước như Mỹ, các nước EU hay Hàn Quốc, Ấn Độ đều đều áp dụng mức 30%. Indonesia cũng đang nghiên cứu và dự kiến áp trần ở mức 30%.
TTXVN
Theo saigondautu.com.vn
Trung Quốc mạnh tay cắt giảm thuế để chặn đà trượt dốc kinh tế Bắc Kinh sẵn sàng gói lớn cho năm 2019 vào đầu năm ngoái với mức cứu trợ gần 200 tỉ USD. Việc cắt giảm thuế, cùng với việc nới lỏng tiền tệ của ngân hàng trung ương, báo hiệu một quyết tâm rút hết các điểm dừng để ngăn chặn tình trạng suy thoái kinh tế trong cuộc chiến thương mại với Mỹ....