Lại Văn Sâm: ‘Tôi mệt mỏi vì người Việt đa nghi’
“Động cái gì cũng nghi dàn xếp hay cố tình thế này, thế kia. Hình như dưới con mắt của người Việt Nam, con người không được phép mắc lỗi”, MC chia sẻ.
Sự cạnh tranh không lành mạnh
- Các chương trình giải trí xã hội hóa đang mọc lên như nấm khiến chương trình do Ban Thể thao, Giải trí và Thông tin kinh tế tự sản xuất mất dần đi sức hút cho dù ê-kíp thực hiện luôn cố gắng đổi mới. Anh nghĩ sao về điều này?
- Mất sức hút là một lẽ, thứ hai đó là một sự cạnh tranh không lành mạnh. Tôi đã đề xuất với Tổng giám đốc Đài THVN cho chúng tôi cơ chế hoạt động, coi chúng tôi như những công ty truyền thông bên ngoài, đầu tư cho họ bao nhiêu, cho chúng tôi bấy nhiêu và dĩ nhiên, họ cam kết thế nào chúng tôi cam kết như thế.
Tổng giám đốc đã đồng ý chủ trương nhưng toàn bộ chương trình tôi muốn mua họ đã mua hết. Trong tay các công ty truyền thông đã có tất cả chương trình “khủng” nhất. Còn lại những cái lởm khởm nếu chúng tôi mua sẽ chết vì nó không “hot”. Thế nên, bây giờ chúng tôi phải cố gắng “đẻ” ra những cái không “hot” bằng nhưng đi vào lĩnh vực khác, có giá trị khác và nếu chỉ đo bằng tiền không thể nào đọ được với những format đó.
Tôi đang cố gắng để Cà phê sáng với VTV3 sẽ khai thác vùng đất mới, khung giờ mới và tạo dựng thành thương hiệu của VTV3. Năm 2014, kỳ vọng nó thành một “morning show” lớn như các đài lớn trên thế giới, kéo dài tối thiểu 2 tiếng đồng hồ vào buổi sáng và là một TV show, không phải là một bản tin hay một tạp chí.
Nhà báo Lại Văn Sâm.
- Sự cạnh tranh không lành mạnh ấy có khiến anh em trong Ban Thể thao, Giải trí và Thông tin kinh tế nản chí?
- Đúng là có nhiều cái nản bởi ý tưởng đưa ra khi thực hiện lại gặp khó khăn về kinh phí. Tôi ví dụ, khi được giao làm chương trình Đón Tết cùng VTV phát sóng đêm giao thừa. Lúc đó, trong đầu tôi nghĩ ngay đến việc tận dụng sân khấu của The Voice vì sân khấu rất sang trọng, đẹp, kinh phí tới 1,8 tỷ đồng. Bản thân tôi cũng không muốn bỏ số tiền đó để làm, có thể tận dụng, thuê và làm mới sân khấu theo ý riêng.
Một điều nản nữa là chúng tôi làm có khi tốt hơn nhưng không được làm trong điều kiện như người ta. Một chương trình làm chi phí không quá 200 triệu đồng. Trong khi đó, các công ty bên ngoài làm quy mô lớn, sẵn sàng chi hơn 1 tỷ đồng cho sân khấu một chương trình. Họ sẵn sàng chi 10-15 triệu đồng để mời một ngôi sao, trong khi chúng tôi chỉ loay hoay 3-5 triệu đồng làm sao mời được.
Qua thời được lên tivi đã là quý lắm, bây giờ các ngôi sao không quan trọng chuyện đó bởi chưa cần truyền hình họ đã có lượng fan riêng. Bây giờ là thời nhờ uy tín của chương trình, nhưng uy tín được tạo dựng bởi ý tưởng và sự thực hiện được ý tưởng ấy. Không có tiền không thực hiện nổi ý tưởng, tiền trả công cho ê-kíp làm cũng chênh lệch lớn. Định mức quay phim cho ban chỉ có mấy trăm nghìn, trong khi quay phim cho bên ngoài được hơn 1 triệu đồng một chương trình. Sự cạnh tranh không lành mạnh chắc chắn ảnh hưởng đến anh em, làm họ tủi thân.
- Để có “cuộc cách mạng” làm bật các chương trình tự sản xuất trên kênh VTV3 là điều không đơn giản. Anh muốn chia sẻ gì thêm?
- Mình không nên ngộ nhận có thể làm được mọi thứ. Tài năng cũng chỉ có hạn, trong lĩnh vực truyền hình mình còn kém. Tư duy của người Việt vẫn bị nhiều cái trói buộc, từ việc cơm áo gạo tiền đến những trói buộc trong phát huy tính sáng tạo. Thế giới có những tác phẩm điện ảnh kinh điển còn Việt Nam làm sao có được. Format truyền hình cũng vậy, đôi khi xem xong tôi nghĩ: “Ơ, cái này mình có thể làm được, tại sao mình không làm?”. Cái chính là mình không nghĩ ra.
The Voice thực ra là một cuộc thi ca nhạc nhưng tại sao họ nghĩ ra vòng Giấu mặt, còn mình lại không, phải tiêu chí này, kia, hội đồng nghệ thuật này, kia. Vẫn biết là các chương trình truyền hình có nguyên tắc nhất định như 7 nốt nhạc: đồ rê mi pha son la si, nhưng sáng tác thế nào ra bản nhạc hay lại là chuyện khác. Tất cả điều đó tưởng đơn giản nhưng nếu như anh không có tài năng, trí tuệ không bao giờ nghĩ ra được.
Tôi đã cố gắng loay hoay, có thời cũng tự ái nghĩ tại sao họ làm được còn mình không làm được. Cuối cùng đến giờ, tôi phải chấp nhận mình chưa có đủ tài để làm như người ta. Mình vẫn cố gắng nhưng những cái mình hài lòng chỉ nằm trong một cái ao làng.
Video đang HOT
Nhà báo Lại Văn Sâm là MC trong chương trình Ai là triệu phú.
- Từ khi xuất hiện các cuộc thi liên quan đến việc bình chọn qua tin nhắn, khán giả luôn thắc mắc về sự minh bạch. Điều này có khiến anh mệt mỏi và khó giải thích?
- Tôi mệt mỏi vì thấy người Việt Nam đa nghi. Động cái gì cũng nghi dàn xếp hay cố tình thế này, thế kia. Hình như dưới con mắt của người Việt Nam, con người không được phép mắc lỗi. Tôi không thích thái độ một số người viết báo như họ được quyền phán xét. Họ không trong sáng trong suy nghĩ. Tại sao không tin sự cố ấy diễn ra ngoài ý muốn và đó là tai nạn?
Thực ra mọi cuộc thi đều là mở, chúng ta tạo điều kiện và cơ hội cho những người có tài năng. Nếu họ chưa có tài năng thực sự, đó cũng là thực tế, làm sao có thể ép được. Đó chỉ là chương trình truyền hình giải trí, để khán giả vui, khuây khỏa, không phải là cuộc thi mang tính hàn lâm, cấp Nhà nước. Nếu như cảm thấy xem chương trình ấy ức chế, có thể xem kênh khác, không nên miễn cưỡng ngồi xem rồi đưa ra những nhận xét không mang tính xây dựng.
Công việc quản lý tẻ lắm!
- “Ai là triệu phú” đã lên sóng được 8 năm. Là người dẫn chương trình từ đầu đến cuối, có lúc nào anh muốn thay đổi?
- Khi Ai là triệu phú được 3 năm, tôi đã đề nghị thay đổi MC và cam kết mọi việc vẫn ổn nhưng phía đối tác không đồng ý. Năm ngoái, tôi định thay nhưng lại chuẩn bị thay nhãn tài trợ mới. Họ nói tôi không làm không thể kêu tài trợ được nên tôi vẫn phải theo. Thực tế, tôi nghĩ, đến lúc phải thay người dẫn và cả tần suất chương trình. Tôi muốn một năm chỉ chơi một mùa, sang năm chơi lại thú vị hơn. Trong gameshow, người chơi có vai trò quyết định. Người chơi thú vị, chương trình sẽ rất hay.
Lại Văn Sâm trong chương trình Khách của VTV3.
- Ít Trưởng ban nào lại có duyên làm MC như anh. Anh thấy làm nghề và làm quản lý, cái nào khó hơn?
- Tôi không thích làm lãnh đạo, thích làm nghề hơn. Không phải vì khó mà công việc quản lý tẻ lắm. Họp hành, ký tá rồi những công việc mình bị trói buộc. Đấy không phải sở trường của tôi. Cái gì không phải sở trường mình cảm thấy khó. Đối với công việc quản lý, tôi không thể làm trái nguyên tắc. Còn đối với làm nghề, tôi có thể thay đổi liên tục được.
- Dẫn chương trình cũng là một thứ gia vị thú vị bổ sung cho công việc quản lý tẻ nhạt của anh?
- Có 2 giá trị khi tôi làm quản lý vẫn tiếp tục làm nghề. Đó là cuộc sống đỡ tẻ, đỡ bị trói xung quanh 4 bức tường, tôi được đi ra hiện trường, đi công tác. Thứ hai, nó phục vụ cho công việc quản lý của tôi. Tôi có thể tự tin nói, tôi là người hiểu nhân viên của mình kỹ nhất, biết năng lực của họ tốt nhất bởi tôi trực tiếp làm với họ, không chỉ nghe qua người này, người kia. Thực tế đến hiện trường rất khác so với ngồi một chỗ để nghe.
- Đôi lúc gia vị ấy cũng đắng lắm, khiến anh từng có lần gặp hạn. Tại sao anh vẫn kiên trì?
- Người nào càng làm nhiều càng mắc lỗi nhiều. Tôi nói thật, chỉ có bức tượng mới không mắc lỗi nhưng vẫn chưa hoàn hảo được, vẫn có chỗ này xấu, chỗ kia đẹp. Tôi không nghĩ là có ai bằng cách này cách khác có thể tránh được hạn chế về lỗi. Trong cuộc sống, con người nên biết cười và biết khóc, phải có lúc vui lúc buồn như trời có lúc mưa lúc nắng vậy. còn lúc nào cũng se se chán lắm. Chúng ta cũng phải rơi vô trường hợp đang đi mưa ập xuống đầu không tránh kịp ướt hết cả người mới thú vị.
- Con người nên biết cười biết khóc. Vậy lúc bị dư luận “quan tâm” theo chiều hướng tiêu cực, anh có… khóc không?
- Chưa bao giờ dư luận làm tôi khóc cả. Tôi tiếp nhận nó một cách bình tĩnh. Tôi xác định đó là cuộc sống, đừng hy vọng có một ai đó được tất cả mọi người yêu quý hay bị tất cả mọi người ghét. Mọi cái đều có lý do riêng, miễn sao mình được làm những cái mình thích và cần phải làm. Còn việc mình làm có thể gây cho người nào đó khó chịu hay người kia sự chán ghét là việc của người ta. Nếu vừa làm vừa nghe ngóng xem người ta thích thì làm, không thích thì thôi sẽ không làm được gì.
- Anh có tự ái khi nghe người ta phàn nàn, MC Lại Văn Sâm nói nhiều quá, nói hết phần của nhân vật và khách mời?
- Nói thế là oan cho tôi. Tôi là người tôn trọng nhân vật và khách mời nhất. Tôi chỉ nói khi người ta không nói được, cố gắng gợi mở cho người ta nói. Trong Khách của VTV3, đấy là chương trình tôi giao lưu nhiều nhưng chủ yếu là khách nói. Tôi chỉ đồng tình hay không đồng tình quan điểm với họ, có một chút trao đổi qua lại nhưng chủ yếu vẫn là gợi mở cho người ta, tôi nghĩ mình không phải là người nói nhiều.
Năm 1996, tôi được mệnh danh là “người đàn ông nói nhiều nhất trong năm” là bởi tôi xuất hiện và làm nhiều chương trình. Hồi đấy, tôi làm cả Trò chơi liên tỉnh, lúc nào cũng gào thét động viên, bình luận, giải thích luật chơi, theo sát như một bình luận viên bóng đá. SV 96 chẳng hạn, tôi phải kiêm tất cả vị trí từ đạo diễn đến dẫn chương trình, biên tập… Còn trong mỗi chương trình, nếu xem một cách công tâm sẽ thấy tôi không phải là người nói nhiều.
Trong cuộc sống, tôi có lúc nói rất nhiều. Ai đó động đến đề tài tôi tâm huyết hay cảm thấy thích thú, tôi có thể nói liên tục được. Thực tế, nhiều người gặp tôi ở ngoài còn bảo sao chả thấy tôi nói gì. Trên máy bay chẳng hạn, thấy người ta chào mình tôi chào lại, xong người ta thắc mắc sao trên truyền hình anh nói nhiều thế, giờ chẳng nói gì. Tôi bảo, bây giờ tôi biết nói gì? Tôi không phải là người hay chuyện nhưng khi nói về nghề, tôi có thể nói chuyện hàng tiếng đồng hồ, còn lại tôi chả nói gì.
Theo VTV
Sao Việt ngoại ngữ kém hay công chúng quá khắt khe?
Không ít sao Việt đã chịu nhiều chỉ trích của cư dân mạng khi để lộ những hạn chế về mặt ngoại ngữ của mình trước công chúng.
Hàng loạt sao Việt bị chê về khả năng ngoại ngữ
Hôm qua (15/1), cư dân mạng xôn xao vì đoạn clip ghi lại đoạn phỏng vấn của Hồ Ngọc Hà với "hiện tượng The Voice Mỹ" Jesse Campbell. Theo đó, nữ HLV Giọng hát Việt đã nhận nhiều chỉ trích về việc dịch không đúng với nội dung trả lời của khách mời. Đây không phải là lần đầu tiên sao Việt bị chê về khả năng ngoại ngữ khi tham gia trong các chương trình truyền hình trực tiếp. Trước Hồ Ngọc Hà, MC kỳ cựu Lại Văn Sâm từng có một khoảng thời gian dài khó khăn phải đối mặt với dư luận vì chuyện dịch "ẩu" lời của Ngô Ngạn Tổ trong Liên hoan phim quốc tế diễn ra tại Hà Nội.
Nhà báo Lại Văn Sâm và sự cố dịch sai tiếng Anh trở thành chủ đề bàn tán của cư dân mạng
Không riêng gì nhà báo Lại Văn Sâm hay Hồ Ngọc Hà, rất nhiều sao Việt cũng đã vô tình trở thành "bia hứng đá" của dư luận vì bị cho rằng ngoại ngữ kém. Ốc Thanh Vân khi làm MC Bước nhảy hoàn vũ từng bị chê là tiếng Anh không lưu loát, như "nắn" từng chữ một khi đặt câu hỏi cho các vũ công người nước ngoài. Trong khi đó, Hoa hậu Diễm Hương cũng bị phê phán khi viết sai ngay tên danh hiệu của mình bằng tiếng Anh. Cô đã viết Miss World Vietnam thay vì Miss Vietnam World khi đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi Hoa hậu Trái đất 2010.
Ngoài ra, siêu mẫu Xuân Lan khi cùng với các thí sinh Vietnam's Next Top Model 2012 tham gia tuần lễ thời trang New York Fashion Week cũng bị lộ khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh hạn chế của mình.
Công chúng có quá khắt khe?
Thực ra, chuyện các sao Việt bị "soi" ngoại ngữ một cách khắt khe là điều dễ hiểu. Nhà báo Lại Văn Sâmlà người dẫn chương trình của một Liên hoan phim quốc tế lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam, có sự hiện diện của nhiều ngôi sao điện ảnh như Ngô Ngạn Tổ, Trương Gia Huy... Hồ Ngọc Hà đang giữ vai trò là HLV của chương trình The Voice Việt, nhận nhiệm vụ phỏng vấn "hiện tượng The Voice Mỹ"Jesse Campbell. Hoa hậu Diễm Hương là đại diện cho nhan sắc Việt tại cuộc thi Hoa hậu Trái đất.Xuân Lan được xem là siêu mẫu hàng đầu của làng thời trang trong nước, dẫn dắt các học trò của mình tiến đến sàn cat-walk New York nhưng lại bập bẹ tiếng Anh khi trả lời phỏng vấn trước truyền thông Mỹ...
Và dĩ nhiên còn nhiều trường hợp khác, khi các sao Việt mang cả niềm tự hào của hàng triệu khán giả nước mình đi giao lưu với bạn bè quốc tế, nhưng lại gặp phải hàng loạt sự cố thể hiện những hạn chế về ngoại ngữ mà đáng lý ra họ phải trang bị sẵn sàng từ trước. Như vậy, trước việc cư dân mạng lên tiếng chỉ trích sự thiếu chuyên nghiệp, thiếu trang bị những kĩ năng cơ bản khi hội nhập quốc tế của phần đông sao Việt - mà cụ thể ở đây là ngoại ngữ - thì họ sẽ lấy gì để biện minh lại?
Nhà báo Lại Văn Sâm sau 1 năm im lặng trước "đá tảng" từ dư luận về sự cố dịch sai phát biểu của Ngô Ngạn Tổ cuối cùng đã lên tiếng chia sẻ rằng, thực chất anh đã không nghe được lời ngôi sao điện ảnh châu Á nói, nhưng vì muốn lấp đầy khoảng trống thời gian trên sân khấu mà đành phải "phán bừa". Khi ấy, thấy Ngô Ngạn Tổ đứng trên sân khấu, ngơ ngác không hiểu lý do vì sao khán giả lẫn MC đều "vô cảm" trước phát biểu của mình, nhà báo Lại Văn Sâm đành dịch theo ý riêng. Có thể gọi đó là một sự hi sinh hay là "liều mình" để lấp đầy chương trình cũng được, dù đứng ở một góc độ nào đó, cách xử lý tình huống của vị MC kỳ cựu này có vẻ chưa thuyết phục được công chúng.
Tuy nhiên, thực chất khó có ai có thể trải nghiệm những khó khăn của công việc dẫn chương trình nếu không thử một lần đứng trên sân khấu, đối diện với hàng ngàn khán giả bên dưới cùng hàng triệu người xem truyền hình cả nước. Bạn vừa phải cố gắng nói lưu loát phần lời dẫn, vừa phải chuẩn bị sẵn tâm lý phản ứng trước 1001 tình huống bất ngờ có thể xảy ra.
Hồ Ngọc Hà bỗng nhiên được BTC The Voice Việt mời vào vị trí phỏng vấn Jesse Campbell. Cô dịch sai đoạn trả lời của "hiện tượng The Voice Mỹ" trên một chương trình truyền hình trực tiếp chắc chắn đã có kịch bản sẵn. Cư dân mạng cho rằng với một người luôn được công chúng "mặc định" là giỏi tiếng Anh như cô thì sự cố này không thể chấp nhận được.
Tuy nhiên, nếu theo dõi toàn bộ đêmChung kết The Voice, mới hiểu phần nào nguyên nhân Hồ Ngọc Hàcó phần lơ đãng khi trò chuyện với Jesse Campbell. Top 4 của The Voice dự thi, 4 thí sinh đại diện cho team của 4 HLV, phần trình diễn của họ là bộ mặt của cả đội và danh dự của những người thầy nổi tiếng.Đàm Vĩnh Hưng, Thu Minh, Trần Lập và dĩ nhiên cả Hồ Ngọc Hà đã phải xuống tận sân khấu, chăm chút cho từng tiết mục của đội mình. Chưa kể, Hồ Ngọc Hà còn có 1 phần trình diễn khá hoành tráng, "thiêu rụi" cả sân khấu khi kết hợp với Đinh Hương ngay sau đó.
Vốn dĩ để chê bai một cá nhân không khó, nhưng nếu thử trải nghiệm những gì người nổi tiếng gặp phải khi mang áp lực là đại diện quốc gia giao lưu với sao thế giới, mới có thể phần nào cảm thông với những nỗ lực của họ.
Đối với trường hợp dịch sai khi dẫn chương trình như nhà báo Lại Văn Sâm và Hồ Ngọc Hà - ai là người thường xuyên phải sử dụng ngoại ngữ làm công cụ giao tiếp có lẽ cũng phần nào thông cảm với họ. Các nhà phiên dịch phần lớn đều có sự chuẩn bị kĩ càng trước khi bắt đầu công việc dịch thuật cho một sự kiện. Chuyện thường xuyên phải đoán ý khi giao tiếp bất đồng ngôn ngữ không phải là điều hiếm gặp.
Chưa kể, ngoại ngữ mà nhà báo Lại Văn Sâm thông thạo không phải là tiếng Anh, mà bất ngờ phải dịch lại một đoạn dài những lời phát biểu của Ngô Ngạn Tổ - trong khi từ đầu chưa tập trung lắng nghe hết nội dung - thì quả thật là điều không tưởng. Trường hợp của Hồ Ngọc Hà, cô vốn dĩ không phải là một MC chuyên nghiệp, lại đang gặp nhiều lo lắng trong đêm Chung kết, khi giao lưu gặp phải sự cố là điều hoàn toàn có thể thông cảm được.
Tạm kết
Trong các cuộc thi Hoa hậu mang tính chất quốc tế, ở các phần thi ứng xử, nhiều thí sinh vẫn sử dụng tiếng mẹ đẻ để trả lời câu hỏi. Không phải vì không biết tiếng Anh, nhưng họ không đủ tự tin rằng có thể dùng ngoại ngữ để diễn đạt hết những điều mà bản thân muốn truyền tải. Cũng như thế, không ít sao Hàn khi đến Việt Nam vẫn sử dụng bản ngữ để trò chuyện với truyền thông và các fan mà không dùng đến tiếng Anh. Nói vậy để thấy rằng ngoại ngữ dĩ nhiên là một công cụ giao tiếp hiệu quả khi hội nhập quốc tế, nhưng đó không phải là thang điểm duy nhất đánh giá trình độ hay sự thành công của việc giao lưu văn hóa.
Khi đã là người nổi tiếng, được sự quan tâm của công chúng thì chẳng khác nào "làm dâu trăm họ". Áp lực từ phía công việc, đặc thù nghề nghiệp đôi khi không nặng bằng áp lực từ những phê bình của dư luận. Dù là ai, khi đã vinh dự đại diện quốc gia giao lưu với bạn bè quốc tế thì cũng phải mang trong mình nhiệm vụ giới thiệu về đất nước và con người Việt Nam. Chính vì vậy, để những sự cố xảy ra do thiếu sự trang bị chu đáo, các sao phải đối diện với những chỉ trích từ dư luận là điều đương nhiên.
Dẫu vậy, đứng ở một góc độ nào đó, khán giả cũng đừng vội quá khắt khe. Bởi đơn giản các sao cũng là người, và cuộc sống thì có vô vàn những tình huống bất ngờ không thể lường trước được. Việc gặp phải sự cố đôi khi là điều khó tránh khỏi, và một lần mắc lỗi không đáng là thang điểm để đánh giá sự nghiệp, trình độ cũng như khả năng của một con người.
Theo TTVN
HLV "hot" của The Voice góp mặt trong đêm chung kết HHVN "Bà mẹ một con" Hồ Ngọc Hà sẽ góp giọng trong đêm chung kết trao giải Hoa hậu Việt Nam 2012 vào 25/8 tới đây. Chiều qua (20/8), BTC Hoa hậu Việt Nam chính thức công bố nữ giám khảo hot của The Voice - Hồ Ngọc Hà sẽ biểu diễn trong đêm chung kết ngày 25/8 tại Đà Nẵng. Có thể nói,...