Lãi từ hoạt động dịch vụ: VPBank, Techcombank và nhóm ngân hàng nhỏ bứt phá
Quý I, lãi từ hoạt động dịch vụ của nhiều ngân hàng tăng, đóng góp vào tổng thu nhập.Ngân hàng tăng thu nhập ngoài lãi, bao gồm thu nhập dịch vụ hướng đến đa dạng hóa nguồn thu, giảm phụ thuộc vào tín dụng. Thu nhập dịch vụ sẽ tăng cao, đóng góp nhiều hơn vào thu nhập hoạt động, nhất là khi xu hướng ngân hàng bán lẻ phát triển.
Thống kê của Người Đồng Hành, 18/25 ngân hàng ghi nhận tăng trưởng lãi từ hoạt động dịch vụ trong quý I. Nhóm dẫn đầu là các nhà băng quy mô nhỏ, vị trí thứ nhất thuộc về LienVietPostBank báo lãi từ dịch vụ tăng 174%, từ 35 tỷ đồng lên 96 tỷ đồng, chi tiết không được đề cập trong báo cáo.
Theo sau là NCB ghi nhận lãi mục dịch vụ tăng 144% từ 3,3 tỷ đồng lên 8,2 tỷ đồng nhở các khoản thu khác. MSB cũng đạt tăng trưởng 110%, nhờ mảng dịch vụ thanh toán và dịch vụ khác. Tốc độ tăng trưởng 3 chữ số chủ yếu tại các ngân hàng với lãi thuần từ dịch vụ không quá lớn.
Các vị trí tiếp theo vẫn thuộc về một số nhà băng nhỏ khác như VietBank tăng 96%, PGBank tăng 89%. Hai nhà băng lớn nằm trong top 10 về tăng trưởng là Techcombank và VPBank.
Techcombank lãi 862 tỷ đồng từ hoạt động dịch vụ, tăng 73% so với quý I năm trước, chủ yếu đến từ dịch vụ thanh toán và tiền mặt tăng 48% và và nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán hơn tăng gần 3 lần.
Trong khi đó, VPBank báo lãi dịch vụ hơn 695 tỷ đồng, tăng 33%. Thu từ dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 247,3 tỷ đồng, cao hơn 62% so với qúy I/2019 với đóng góp từ kinh doanh thẻ, dịch vụ thanh toán. Thu từ dịch vụ bảo hiểm, chiếm tỷ trọng, tăng gần 5%, đạt hơn 641 tỷ đồng.
Tăng trưởng thu nhập dịch vụ ngân hàng trong quý I. Đơn vị: tỷ đồng, %
Một số ngân hàng khác ghi nhận mức tăng phổ biến 10-20%, có thể điểm tới như HDBank (tăng 11%), Sacombank (tăng 12%),VIB (tăng 18%).
Ở nhóm giữa, các ngân hàng lớn không biến động nhiều ở thu nhập dịch vụ. Trong 3 ngân hàng quốc doanh, BIDV đứng đầu tăng trưởng dịch vụ báo lãi cao hơn 24% so với cùng kỳ 2019, đạt 1.086 tỷ đồng, vượt qua VietinBank 1.059 tỷ đồng (tăng 9,3%) và tiệm cận Vietcombank về giá trị 1.127 tỷ đồng (tăng 5%).
Chiều ngược lại, nhiều ngân hàng ghi nhận lãi từ hoạt động dịch vụ quý I thấp hơn cùng kỳ năm trước. BacABank giảm 77%, còn 7,5 tỷ đồng, do thu nhập từ dịch vụ tư vấn giảm từ 33,7 tỷ đồng xuống 109 triệu đồng.
Sau BacABank, TPBank cũng báo lãi dịch vụ thấp hơn 28%, ở mức 157 tỷ đồng, do chi phí dịch vụ tăng 1,3 lần từ hoạt động thanh toán, cước phí bưu điện về mạng viễn thông… Một số ngân hàng khác ghi nhận giảm như SaigonBank giảm 24,5%, ABBank giảm 23%, SHB giảm gần 11%…
Nhìn chung, phần lớn ngân hàng có xu hướng tăng thu nhập ngoài lãi, bao gồm thu nhập dịch vụ nhằm đa dạng hóa nguồn thu, giảm phụ thuộc vào tín dụng. Định hướng này sẽ giúp hệ thống ngân hàng nói chung và từng nhà băng tăng trưởng bền vững hơn, hạn chế rủi ro.
Chứng khoán BIDV (BSC) kỳ vọng việc tăng trưởng phí sẽ tiếp tục ở mức cao từ 20% đến 25% trong năm 2020 khi các ngân hàng đẩy mạnh thu phí từ dịch vụ thanh toán, bancassurance…
Video đang HOT
Trong khi đó, VDSC nhận định thu nhập dịch vụ ngày càng tăng mạnh, đóng góp nhiều hơn vào thu nhập hoạt động, nhất là khi xu hướng ngân hàng bán lẻ phát triển mở rộng nguồn thu từ phí giao dịch, bảo lãnh, cùng với các dịch vụ giá trị gia tăng khác như: bảo hiểm, môi giới, bán chéo, thẻ tín dụng và ngân hàng số, thanh toán chứng khoán…
Bancassurance được nhận định sẽ là động lực thúc đẩy chính lãi từ dịch vụ của nhiều ngân hàng với tăng trưởng trung bình 30-50%, theo Giám đốc Phân tích Chứng khoán SSI.
3 năm gần đây, các ngân hàng đang đẩy mạnh kết hợp với công ty bảo hiểm để phân phối độc quyền bảo hiểm, từ đó nhận được khoản phí độc quyền ban đầu và phí hoa hồng. Gần nhất, ACB cho biết đang xem xét tìm đối tác để triển khai, quyết định thời điểm thuận lợi nhất, trong 6 tháng cuối năm nay để chọn một đối tác độc quyền. Vietcombank vừa qua cũng hợp tác với FWD trong phân phối bảo hiểm đocj quyền trong 15 năm.
Tỷ trọng lãi dịch vụ trong tổng thu nhập. Đơn vị: %
Trong quý I, tỷ trọng lãi từ dịch vụ trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng Việt Nam phổ biến 5-10%, một số đơn vị đạt trên 15%. Theo chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, mảng dịch vụ cần chiếm tỷ trọng 30-40% tổng thu nhập của ngân hàng. Đây là con số lý tưởng đối với các nhà băng. Nếu đạt được điều này, các ngân hàng sẽ ổn định hoạt động bất chấp ảnh hưởng từ diễn biến tín dụng.
Mik Group: Đằng sau quá trình 'lớn' nhanh như thổi của là gì? (kỳ cuối)
Bằng cách thâu tóm, Mik Group đã có gần 20 lần thay đổi đăng ký kinh doanh và 3 lần tăng vốn chỉ trong 5 năm. Tính đến năm 2019, vốn điều lệ của Mik đã tăng từ 150 tỷ đồng lên 5.500 tỷ đồng với nhiều cái tên đến rồi đi.
"Zíc zắc" để tạo thành Mik Group
Mik Group được thành lập vào ngày 2/6/2014 với tên ban đầu là Công ty TNHH Terra Capital Vietnam. Công ty có vốn điều lệ 150 tỷ đồng, trong đó, Chủ tịch Nguyễn Hồng Ngọc (sinh năm 1985) sở hữu 55% vốn, còn bà Nguyễn Ngọc Liên Hương nắm 45% vốn.
Tuy nhiên, chỉ nửa năm sau đó, tháng 12/2014, Terra Capital Vietnam lại có biến động lớn cả về cổ đông lẫn chủ tịch. Cụ thể là sự xuất hiện của bà Nguyễn Thanh Mai (sinh năm 1983) khi nắm cổ phần chi phối 80%, còn bà Nguyễn Thị Thu Hương sở hữu 20%. Bà Mai cũng trở thành Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của công ty này khi đó.
Chưa dừng lại ở đó, đến tháng 3/2015, Terra Capital Vietnam tăng vốn từ 150 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng. Trong đó, người cũ là Chủ tịch Nguyễn Thanh Mai nắm 66,67% vốn, tương ứng 200 tỷ đồng, còn người mới xuất hiện thay thế bà Hương là ông Vũ Đình Chiến khi góp 100 tỷ đồng, chiếm 33,33%.
Dấu ấn Mik xuất hiện khi tháng 12/2015, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Mik Group thâu tóm hoàn toàn Terra Capital Vietnam và đổi tên thành Công ty TNHH Quản lý Đầu tư Mik Holding Việt Nam với Chủ tịch là Vũ Đình Luyện (sinh năm 1963).
Tháng 6/2016, cơ cấu cổ đông của Mik Holding Việt Nam lại có biến động khi có tới 5 người cổ đông gồm bà Trần Ngọc Lan sở hữu cao nhất với 79,56% vốn, ông Nguyễn Quang Hưng 10,35%, bà Nguyễn Thu Minh 4,75%, ông Nguyễn Thái Dũng 5% và Chủ tịch Vũ Đình Luyện chỉ vỏn vẹn 0,33%.
Sau khi sáp nhập và đổi tên, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Mik Group - đơn vị đứng ra thâu tóm ban đầu, cũng tiến hành giải thể.
Từ đây, Mik Holding Vietnam bắt đầu có những biến động lớn, nhất là về vốn điều lệ. Chỉ sau 1 tháng thâu tóm, tháng 7/2016, Mik Holding Vietnam tăng vốn từ 300 tỷ đồng lên gần 2.000 tỷ đồng.
Cơ cấu cổ đông của Mik Holding Vietnam có sự góp mặt 9 cổ đông. Trong đó, lớn nhất là Công ty TNHH Delta Valley Bình Thuận chiếm 32%, tương ứng 640 tỷ đồng.
Còn CTCP Kinh doanh Quốc tế Mik đóng góp 16% vốn (tức 320 tỷ đồng); tiếp đến là Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Tiến An cùng Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh bất động sản khu Đông đều nắm giữ 11,2%, tức mỗi đơn vị 224 tỷ đồng.
CTCP Đầu tư CTP Đại Dương sở hữu 5,2%, tức 104 tỷ đồng. Công ty TNHH Thương mại Trường Sa 4.29%, tức góp 85,8 tỷ đồng.
Ngoài ra còn có 3 cá nhân khác gồm ông Nguyễn Quang Hưng cũng nắm lượng lớn với 10,36%, tức 207 tỷ đồng; ông Nguyễn Thái Dũng 5%, tức 100 tỷ; và bà Nguyễn Thu Minh 4,75%, tức 95 tỷ đồng.
Sau đó cũng một tháng, tháng 8/2016, cơ cấu cổ đông của Mik lại có sự biến động khi tăng lên 11 người khi Công ty TNHH Delta Valley Bình Thuận biến mất, thay vào đó là ông Trần Ngọc Bê 10,08%, ông Vũ Tiến Đức 9,6% và ông Vũ Đình Luyện 12,32%. Các cổ đông còn lại vẫn giữ nguyên.
"Mắt xích quan trọng", cổ đông lớn và là Chủ tịch hiện tại của Mik Group - ông Vũ Tiến Đức
Tháng 9/2016, cổ đông Mik rút xuống còn 6 người, trong đó Công ty TNHH Quản lý Quỹ đầu tư Thiên An đóng góp 416 tỷ, tương ứng nắm 20,8% vốn; Công ty TNHH Đầu tư thương mại Trường Thịnh Phát góp 552 tỷ, tương ứng 27,6% vốn; Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản An Thịnh Lộc 629,8 tỷ, chiếm 31,49%.
Còn lại 3 cá nhân gồm ông Nguyễn Quang Hưng góp 207,2 tỷ, chiếm 10,36%; bà Nguyễn Thu Minh 95 tỷ với 4,75% và ông Nguyễn Thái Dũng 100 tỷ với 5%.
Tháng 12/2016, cổ đông vẫn là 6 người nhưng vẫn tiếp tục có những xáo trộn khi cổ đông Nguyễn Thái Dũng được thay bằng Nguyễn Thị Thái Anh với 5% vốn.
Tính tới thời điểm ngày 29/6/2018, MIK đã tăng quy mô vốn điều lệ lên tới hơn 18,3 lần, đạt mức 5.500 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông của công ty cũng thường xuyên được "thay máu", có lúc đạt tới 11 cổ đông (bao gồm 5 tổ chức và 6 cá nhân) trước khi được "thu gọn" xuống con số 6.
Trong đó, 3 cổ đông tổ chức chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối là Công ty TNHH Quản lý đầu tư Thiên An; Công ty TNHH Đầu tư thương mại Trường Thịnh Phát và Công ty TNHH Đầu tư bất động sản An Thịnh Lộc.
Các cổ đông cá nhân còn lại nhiều khả năng sẽ sớm bị thay thế. Bởi vào tháng 6/2019, Hội đồng quản trị CTCP Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) đã thông qua việc mua tối đa 45 triệu cổ phần của MIK Group với mức giá mua không quá 10.000 đồng/cổ phần.
TCBS sẽ mua lại cổ phần trên thị trường thứ cấp từ các cổ đông cá nhân của MIK, trong vòng 3 tháng kể từ ngày nghị quyết có hiệu lực. Thời hạn nắm giữ tối đa 12 tháng.
Nếu thực hiện mua tối đa số cổ phần nêu trên, TCBS sẽ có cơ hội trở thành cổ đông lớn của MIK, với tỷ lệ sở hữu gần 8,2%.
Mik Group liên quan gì đến VPBank?
Theo cập nhập gần đây nhất, vị trí Chủ tịch của Mik Group là ông Vũ Tiến Đức.
Các thành viên hội đồng quản trị khác gồm Nguyễn Thị Thái Anh, Trần Ngọc Lan, Nguyễn Thị Hương Giang và Hoàng Quốc Quân.
Tổng giám đốc là ông Trần Như Trung (đồng thời là người đại diện theo pháp luật).
Theo báo Đấu thầu, ông Vũ Tiến Đức chính là chồng bà Nguyễn Quỳnh Anh - cựu Trưởng Ban kiểm soát của của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, VPB).
Ông Đức từng nắm giữ 5,9 triệu cổ phiếu VPB và thoái hết vào tháng 9/2016. Bà Quỳnh Anh với ông Ngô Chí Dũng - Chủ tịch HĐQT VPBank từng là nhân sự nòng cốt của Techcombank.
Còn Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Trường Thịnh Phát (nắm 27,6% cổ phần MIK Group) được thành lập cuối năm 2012, vốn điều lệ hiện tại là 130 tỷ đồng. Trong đó, cổ đông nắm giữ 80% quyền chi phối là ông Vũ Đình Chiến - người đã từng nắm giữ 33% vốn điều lệ của MIK Group. Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc hiện tại của Trường Thịnh Phát là ông Vũ Tiến Đức, có mối quan hệ mật thiết với VPBank.
Công ty TNHH Bất động sản An Thịnh Lộc (nắm 31,5% cổ phần MIK Group) thành lập tháng 6/2011, hiện có vốn điều lệ hơn 200 tỷ đồng. Công ty này tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư Thịnh Vượng Phương Nam và do Công ty TNHH Quản lý tài sản Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank AMC) sáng lập.
Ông Nguyễn Quang Hưng, người vẫn đang nắm giữ 10,3% vốn điều lệ của MIK Group từng là người đại diện theo pháp luật của CTCP Đầu tư Việt Hải, đơn vị từng nắm giữ 2,29% cổ phần của VPBank. Đầu tư Việt Hải là công ty do Phó Chủ tịch HĐQT VPBank Bùi Hải Quân làm Chủ tịch HĐQT và sở hữu 90% vốn điều lệ.
MIK Group và VPBank có mối quan hệ bắt nguồn từ thương vụ phát hành cổ phiếu riêng lẻ của VPBank vào cuối tháng 9/2017. Theo đó, 3 cá nhân là Lê Việt Anh, Nguyễn Phương Hoa và Trần Ngọc Lan đã chi ra hơn 6.400 tỷ đồng để nắm giữ hơn 164,7 triệu cổ phiếu VPBank.
Trong đó, bà Trần Ngọc Lan đã mua hơn 58,9 triệu cổ phần VPBank cuối tháng 9/2017 trùng tên với con gái ông Trần Ngọc Bê, anh rể Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng. Ông Bê và bà Lan đã từng sở hữu lần lượt 10% và 79,5% vốn điều lệ của MIK Group.
Ông Lê Việt Anh - người có tên trùng với nhà đầu tư mua 46,7 triệu cổ phần VPBank tháng 9/2017 - đã từng có thời gian công tác tại VPBank (2012 - 2014) và Techcombank (giai đoạn 2010 - 2012). Ông Việt Anh cũng là thành viên Ban kiểm soát CTCP HBI - chủ đầu tư Dự án Imperia Garden, sản phẩm bất động sản được phát triển bởi MIK Group.
Người còn lại là bà Nguyễn Phương Hoa đã mua hơn 59 triệu cổ phần VPBank, người trùng tên với vợ Phó Chủ tịch HĐQT Techcombank Nguyễn Cảnh Sơn. Ông Sơn và Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng từng đứng trong HĐQT Techcombank và từng lập ra Công ty Chứng khoán Eurocapital năm 2008.
Minh An
Lợi nhuận ngân hàng dự báo chậm lại Theo dự báo của SSI Research, với kịch bản dịch bệnh được kiểm soát cuối quý II, mức tăng trưởng lợi nhuận năm nay của nhóm ngân hàng lớn tại Việt Nam sẽ thấp hơn nhiều. Ngay từ tháng 2, khi Ngân hàng Nhà nước yêu cầu miễn giảm lãi suất cho những nhóm khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các...