Lại thêm trường hợp thủng dạ dày hiếm gặp ở bệnh nhi, bác sĩ cảnh báo bố mẹ không chủ quan
Gia đình không hề biết cháu bị bệnh về dạ dày, thấy cháu đau bụng rồi đỡ nên không để ý lắm cho đến khi cháu bị đau bụng dữ dội mới nhập viện khám.
Nếu để lâu sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân
Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh Quảng Ngãi vừa cấp cứu thành công ca thủng dạ dày hiếm gặp ở bệnh nhi 14 tuổi. Đó là bệnh nhi Lê Văn Quý, 14 tuổi, ở xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn đang chơi ở nhà bỗng thấy đau tức bụng dữ dội. Quý được gia đình đưa vào Trung tâm y tế huyện Lý Sơn kiểm tra và được yêu cầu chuyển tuyến lên Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh Quảng Ngãi.
Ngay lúc này, gia đình đã di chuyển bằng tàu cao tốc đưa cháu Quý vào đất liền. Khoảng 16h30, cháu Qúy nhập viện tại Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh.
Các bác sĩ tiến hành nội soi cho bệnh nhân
Tại bệnh viện, cháu Quý được khám và chẩn đoán nghi thủng dạ dày do viêm loét dạ dày tá tràng. Trường hợp này nếu để lâu sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân. Ngay trong tối cùng ngày, ê kíp Khoa Ngoại, Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Quảng Ngãi đã phẫu thuật cấp cứu khâu lỗ thủng dạ dày qua nội soi cho bệnh nhi.
Video đang HOT
Theo bố bệnh nhân, anh Lê Văn Tứ, cho biết trước đó gia đình không hề biết cháu bị bệnh về dạ dày, lâu lâu thấy cháu đau bụng rồi đỡ nên không để ý lắm cho đến khi cháu bị đau bụng dữ dội mới nhập viện khám. Cháu Quý cũng chia sẻ là hay có dấu hiệu ợ chua sau khi ăn nhưng cũng chủ quan không quan tâm tới.
Viêm loét dạ dày ở trẻ em thường hiếm gặp
Bác sĩ Phạm Xuân Duy, Phó Khoa Ngoại, Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh Quảng Ngãi cho biết, viêm loét dạ dày ở trẻ em thường hiếm gặp, nguyên nhân thường gặp là do nhiễm vi khuẩn Hp: Lây nhiễm vi khuẩn Hp từ gia đình, bạn bè; Các yếu tố như sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), trẻ bị béo phì khiến sự tiêu hóa co bóp không ổn định; trẻ quá căng thẳng, áp lực trong học tập, chế độ ăn, thức đêm nhiều chơi điện tử, máy tính…
Việc này tái đi tái lại nhiều lần gây hại dạ dày, tạo thành ổ loét. Nên phát hiện sớm để điều trị cho trẻ để tránh các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như loét thủng dạ dày xuất huyết, nặng hơn gây viêm phúc mạc toàn thể, nhiễm trùng nhiễm độc…
Bệnh nhân phục hồi sau khi phẫu thuật.
Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng đau dạ dày là bệnh chỉ gặp ở người lớn tuy nhiên sự thật là bệnh đau dạ dày ngày càng phổ biến hơn ở lứa tuổi nhỏ. Trẻ em với hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện sẽ trở thành đối tượng dễ mắc bệnh đau dạ dày hơn ai hết.
Viêm dạ dày của trẻ em không giống người lớn, trẻ thường đau bụng bất thường, dấu hiệu đau vùng thượng vị. Các bậc phụ huynh thường hay nhầm lẫn những cơn đau bụng thường hay đau bụng giun với những cơn đau dạ dày để rồi chủ quan không đưa trẻ đi khám.
Vì thế, bạn cần lưu ý khi trẻ đau bụng thất thường, tái đi tái lại nhiều lần và thường là trước hoặc sau khi ăn. Vị trí đau dạ dày ở trẻ cũng khác biệt so với người lớn: đau ở trên rốn hoặc quanh rốn. Cơn đau thường diễn ra về đêm, khiến trẻ tỉnh giấc, âm ỉ kéo dài hay dữ dội trong vài chục phút đến hàng giờ liền.
Theo nghiên cứu năm 2011 được công bố trên tạp chí y khoa Ulcer có tới 8,1% trẻ em ở châu Âu và 17,4% ở Hoa Kỳ viêm loét dạ dày tá tràng. Tại Việt Nam tỉ lệ viêm loét dạ dày trẻ em là 33,4%.
Theo bác sĩ Phạm Xuân Duy, một số dấu hiệu có thể nhận biết viêm loét dạ dày như: ợ chua, đau bụng vùng trên rốn, nhất là khi ăn quá no hoặc đói, nôn ói… Phụ huynh nên cho trẻ khám và điều trị kịp thời khi khi phát hiện các dấu hiệu trên.
MT
Cấp cứu thành công bệnh nhân bị tăm tre cắm vào dạ dày
Vừa qua, tại Khoa Khám chữa bệnh tự nguyện, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã tiếp nhận và điều trị một trường hợp bệnh nhân bị tăm tre cắm vào thành dạ dày.
Đó là trường hợp của bệnh nhân Nguyễn Thị C. (56 tuổi, quận Hà Đông, Hà Nội). Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội từng cơn từ tối hôm trước cho đến ngày hôm sau.
Bác sĩ thực hiện nội soi gắp dị vật cho bệnh nhân.
Qua thăm khám, bác sĩ xác định, đây là bệnh lý cấp tính ở dạ dày, bệnh nhân được chỉ định nội soi cấp cứu. Kíp kỹ thuật đã tiến hành thủ thuật nội soi thực quản, dạ dày. Khi ống kính nội soi vào dạ dày thì bất ngờ phát hiện dị vật dài, nhỏ cắm vào hai thành dạ dày, vị trí cắm phù nề có mủ, có nguy cơ thủng dạ dày.
Nhận thấy tình hình bệnh nhân hết sức nguy cấp, dị vật trong dạ dày cần phải lấy ra ngay nếu không diễn biến khó lường. Bằng kinh nghiệm chuyên môn, sự tập trung, khéo léo, các bác sĩ đã dùng kìm cá sấu gắp dị vật ra ngoài thành công, dạ dày không bị tổn thương thêm. Dị vật sau đó được xác định là một chiếc tăm tre nhọn hai đầu.
Điều quan trọng trong trường hợp này các bác sĩ đã phát hiện sớm và xử trí kịp thời, nếu để muộn sẽ có nguy cơ gây thủng dạ dày, viêm phúc mạc, bệnh nhân sẽ phải tiến hành phẫu thuật cấp cứu lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
Sau khi nội soi, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, hết đau bụng. Nạn nhân cho biết, nguyên nhân chiếc tăm tre ở trong dạ dày là do bà thường có thói quen ngậm tăm ở miệng và nằm nghỉ, không may ngủ thiếp đi, chiếc tăm rơi vào trong miệng và trôi xuống dạ dày.
Theo các bác sĩ, nuốt tăm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, thường là tăm đâm xuyên thủng ống tiêu hóa. Bởi vậy, nếu lỡ nuốt phải tăm hay dị vật, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Theo laodongthudo
Sau khi ăn mà xuất hiện 4 dấu hiệu này thì đừng chủ quan, dạ dày của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng rồi Dạ dày được mệnh danh là "nền tảng cho sự tồn tại", đủ để chứng minh tầm quan trọng của nó với cơ thể. Tuy nhiên hiện nay các bệnh dạ dày ngày một trẻ hóa bởi thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Đau dạ dày được coi là bệnh lý phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến hiệu suất công việc,...