Lại thêm tin rất vui cho người yêu thích cà phê
Uống cà phê không thêm đường thì phải thêm sữa. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy cà phê không đường là tốt nhất cho sức khỏe. Nhưng không phải ai cũng uống được cà phê không đường.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy cà phê không đường là tốt nhất cho sức khỏe – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Vậy thì có cách nào không?
Vâng, tin rất vui là có một cách!
Có một thứ bạn có thể thêm vào cà phê, nhưng không làm giảm tác dụng của cà phê đối với sức khỏe. Đó chính là ca cao, theo First For Women.
Thêm một muỗng bột ca cao vào tách cà phê buổi sáng sẽ giúp tăng tốc độ trao đổi chất và giúp bạn giảm cân nhanh chóng!
Một nghiên cứu được công bố trên Molecular Nutrition & Food Research cho thấy chất chống ô xy hóa olyphenol – có trong ca cao, có thể giúp điều chỉnh sự trao đổi chất và giảm viêm mạn tính.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Phytotherapy Research cũng ủng hộ điều này vì phát hiện ca cao có tác dụng ngăn ngừa và kiểm soát việc tăng cân quá mức.
Ngoài ra, polyphenol có nhiều trong ca cao, giúp chống lại các dấu hiệu lão hóa và tăng cường sức khỏe tim mạch.
Vì vậy, với những lợi ích sức khỏe này, không cần đường hoặc sữa, bạn có thể thêm bột ca cao vào tách cà phê buổi sáng của mình.
Khi tách cà phê đã được pha xong, bạn chỉ cần thêm khoảng 1 muỗng bột ca cao vào là bạn đã có ngay tách cà phê vừa ngon miệng vừa giữ được trọn vẹn lợi ích, theo First For Women.
Ngoài ra, đây là 12 lý do, bạn không nên thêm sữa hoặc đường vào tách cà phê của mình, theo WebMD.
Những lý do thuyết phục này có thể khiến bạn từ nay không thêm sữa hoặc đường vào cà phê nữa.
Video đang HOT
Khi tách cà phê đã được pha xong, bạn chỉ cần thêm khoảng 1 muỗng bột ca cao vào – ẢNH: SHUTTERSTOCK
1. Làm tăng sự trao đổi chất
Các nghiên cứu cho biết uống cà phê không đường có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất lên đến 11%, nhờ vào hàm lượng caffein.
2. Cải thiện trí nhớ
Cà phê không đường giữ cho não hoạt động, giúp tăng trí nhớ ở tuổi già.
Nghiên cứu đã chứng minh cà phê không đường có thể làm giảm 65% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và 60% Parkinson.
3. Cải thiện chức năng gan
Theo Healthline , uống cà phê không đường có thể cải thiện chức năng gan.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng uống khoảng 4 tách cà phê đen mỗi ngày có thể giảm đến 80% nguy cơ mắc bệnh xơ gan và giảm 40% nguy cơ phát triển ung thư gan.
4. Giúp thải độc tố ra ngoài
Cà phê là một chất lợi tiểu, nên có thể giúp đi tiểu thường xuyên hơn. Từ đó, giúp thanh lọc cơ thể và loại bỏ các độc tố có hại.
Thêm sữa hoặc đường sẽ chỉ làm tăng thêm độc tố trong cơ thể.
5. Tăng hiệu suất tập luyện
Cà phê làm tăng nồng độ adrenaline trong máu, giúp đạt được hiệu suất cao nhất cho quá trình tập luyện.
Việc tăng adrenaline này cũng giúp cơ thể phân giải chất béo dự trữ thành các axit béo tự do được sử dụng làm nhiên liệu trong quá trình tập luyện.
6. Tăng cường hoạt động trí não
Cà phê đen chứa chất kích thích thần kinh – caffeine – có thể làm tăng kỹ năng nhận thức. Sau khi uống cà phê không đường, caffeine sẽ tác động lên não sau khoảng 30 đến 45 phút.
Caffeine có thể cải thiện tâm trạng, năng lượng, thời gian phản ứng, trí nhớ và mức độ thông minh tổng thể của bạn.
7. Giảm nguy cơ ung thư
Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ, dưỡng chất thực vật phytochemical trong cà phê không đường có thể làm giảm nguy cơ ung thư bằng cách kiểm soát sự tăng trưởng và phát triển của tế bào.
8. Ngăn ngừa bệnh tim
Các nghiên cứu cho thấy uống cà phê không đường mỗi ngày có thể giảm nguy cơ đột quỵ. Nhờ vào khả năng giảm viêm khắp cơ thể, điều này cũng ảnh hưởng tích cực đến hệ thống tim mạch.
Trong một nghiên cứu, những người uống 3 đến 5 tách cà phê mỗi ngày ít có nguy cơ bị tích tụ canxi trong các mạch máu dẫn máu đến cơ tim. Từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
9. Giảm nguy cơ tự tử
Một nghiên cứu thú vị của Trường Y tế Công cộng Harvard (Mỹ) cho thấy, uống từ 2 đến 4 tách cà phê mỗi ngày giảm khoảng 50% nguy cơ tự tử.
Do tác dụng của caffeine đối với chất dẫn truyền thần kinh trong não, cà phê không đường hoạt động như một loại thuốc chống trầm cảm nhẹ.
10. Giảm nguy cơ mắc bệnh gout
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng uống hơn 4 tách cà phê không đường mỗi ngày làm giảm đến 57% nguy cơ mắc bệnh gout.
Sự gia tăng chất chống ô xy hóa từ cà phê góp phần làm giảm mức insulin và a xít uric – gây ra bệnh gout.
11. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2
Nghiên cứu, đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ, cho thấy những người uống cà phê không đường thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn.
12. Ngăn ngừa sỏi mật
Cà phê không đường có thể làm giảm nguy cơ bị sỏi mật vì giúp di chuyển chất lỏng qua túi mật và làm cho cholesterol ít có khả năng kết tinh thành sỏi mật hơn, theo WebMD.
Uống gì để cơ thể hấp thụ nhiều chất sắt nhất?
Thiếu sắt là một trong những tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng phổ biến nhất thế giới. Để bổ sung sắt cho cơ thể, mọi người không chỉ chú trọng đến món giàu chất sắt mà cả những món hỗ trợ hấp thụ sắt.
Nạp thực phẩm giàu vitamin C trong bữa ăn sẽ giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt của cơ thể - SHUTTERSTOCK
Nếu bạn cảm thấy lo lắng không biết là cơ thể mình có thiếu sắt hay không thì hãy đến gặp bác sĩ. Một xét nghiệm máu đơn giản có thể tìm ra câu trả lời, theo The Conversation.
Có 2 dạng chất sắt trong chế độ ăn của chúng ta là sắt haem và sắt không haem. Trong đó, haem là tên một loại protein có chứa phân tử sắt, góp phần cấu thành hemoglobin. Hemoglobin là một protein khác nằm trong tế bào hồng cầu, có chức năng vận chuyển ôxy đi khắp cơ thể.
Sắt haem có nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật, chẳng hạn như thịt. Trong khi đó, sắt không haem được tìm thấy trong thực vật, chẳng hạn như ngũ cốc, đậu, các loại hoạt. Cơ thể sẽ dễ hấp thụ sắt haem hơn so với sắt không haem.
Để tăng cường hấp thụ sắt, mọi người hãy nạp những món giàu vitamin C vào giữa bữa ăn. Vitamin C sẽ giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Những món giàu vitamin C có thể kể đến gồm cam, cà chua, bưởi.
Các bằng chứng nghiên cứu cho thấy nạp 100 mg vitamin C sẽ giúp tăng khả năng hấp thụ sắt lên đến 4 lần. Lượng vitamin C này tương đương 1 ly nước cam.
Trong trà có chứa tannin, một chất có khả năng ức chế sự hấp thu sắt không haem - SHUTTERSTOCK
Ngoài ra, khi đang ăn, mọi người cũng cần tránh các loại thức uống làm ức chế khả năng hấp thụ sắt. Trà là loại thức uống như vậy. Trong trà có chứa tannin, một chất có khả năng ức chế sự hấp thu sắt không haem.
Không chỉ có trong trà, tannin còn có trong nhiều loại thực phẩm khác như cà phê, ca cao, hạnh nhân, nho, quả mọng, lựu hay các loại gia vị như vani, quế.
Các nghiên cứu cho thấy trà và cà phê là những loại có khả năng ức chế chất sắt mạnh nhất. Uống một tách trà có thể làm giảm 75 đến 80% khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, tỷ lệ này với cà phê là 60%. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo trong vòng 2 giờ trước và sau khi ăn, mọi người không nên uống trà hay cà phê, theo The Conversation .
Mối liên hệ giữa caffeine và giấc ngủ Caffeine thường được sử dụng như một chất kích thích giúp não bộ tỉnh táo và tràn đầy năng lượng. Caffeine là một trong những chất kích thích được tiêu thụ phổ biến nhất trên thế giới. Nó thường được tiêu thụ dưới dạng trà, cà phê, nước tăng lực, ca cao và nước ngọt. Hầu hết mọi người tiêu thụ cà phê...