Lại thêm một người mua phải lan đột biến giả, bị lừa gần 10 tỷ đồng
Ngay sau khi phát hiện các gốc lan không đúng nguồn gốc, anh S. đã nhanh chóng liên hệ với nhà vườn nhưng đều không thu được kết quả gì.
Những ngày vừa qua, dư luận không ngừng xôn xao, bàn tán về hàng loạt vụ giao dịch lan đột biến có giá trị lên đến hàng trăm tỷ đồng. Cũng từ đó đã xuất hiện hàng loạt chiêu trò lừa đảo xoay quanh việc mua bán lan đột biến giả. Mới đây, một người đàn ông đã trình báo cơ quan chức năng vì bị lừa gần 10 tỷ đồng khi mua lan đột biến giả của nhiều nhà vườn.
Cơn sốt lan đột biến đã làm xuất hiện nhiều vụ giao dịch ảo với mục đích xấu. (Ảnh: Dân Việt)
Người đàn ông trình báo vụ việc là anh N.V.S ( thị trấn Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc). Chia sẻ với Lao động , anh cho biết vào tháng 10/2020, anh đã quyết định đầu tư một số tiền lớn lên đến hàng chục tỷ đồng để mua lan đột biến của các nhà vườn ở nhiều nơi như nhà vườn B.N (Chương Mỹ, Hà Nội), nhà vườn H.C (Ngọc Tảo, Hoài Đức), T.V.T và T.V.Đ (Yên Thuỷ Hoà Bình), L.B.D (An Phước, Long Thành, Đồng Nai)…
Tuy nhiên, thời gian gần đây, khi thấy các thương vụ mua bán lan đột biến ảo bị phanh phui, anh S. mới lo lắng kiểm tra lại toàn bộ số hàng bản thân vừa mua thì bàng hoàng phát hiện nhiều gốc lan bị sai nguồn gốc. Quá bức xúc, anh đã liên hệ với các nhà vườn để kiểm tra thông tin nhưng đều không được hồi đáp.
Anh S. quyết định bỏ tiền tỷ để mua hoa lan đột biến. (Ảnh: Lao động)
Lý do về việc phải mất đến gần nửa năm anh S. mới phát hiện ra là bởi đến hiện tại, hoa mới nở ra màu tím chứ không phải trắng ngọc đột biến. Anh bàng hoàng vì biết bản thân đã bị lừa một số tiền rất lớn, trong đó chủ yếu là vay ngân hàng.
Theo anh S. nói: “Số lan đột biến tôi mua từ các nhà vườn này lên tới hàng chục gốc, gốc rẻ cũng từ 70 triệu – 200 triệu, gốc đẹp có giá từ 500 triệu đến cả tỷ đồng. Hiện tại, tôi bị lừa gần 10 tỷ đồng để mua hoa”.
Tình trạng mua lan đột biến giả đang diễn ra ngày càng nhiều. (Ảnh: Lao động)
Video đang HOT
Anh S. đã nhanh chóng viết đơn trình báo vụ việc đến cơ quan có thẩm quyền. Những nhà vườn từng bán cho anh hiện vẫn chưa thể liên lạc được.
Chia sẻ với Lao động , ông Nguyễn Ngọc Mẽ – Trưởng Công an huyện Hoài Đức cho biết, ngoài anh S. còn có đến 6-7 người khác cũng trình báo về vụ việc tương tự.
Ông nhận định hiện tại, giao dịch lan đột biến có dấu hiệu không trung thực, sai phạm rất nhiều, đa phần đều có giá trị lớn và phải mất một thời gian sau, người mua mới phát hiện được chân tướng vụ việc. Tuy nhiên, đây đều là những giao dịch dân sự, thuận mua vừa bán nên rất khó phát hiện, ngăn chặn.
Bỏ hàng tỉ đồng mua lan đột biến rất dễ nhận lại “trái đắng”. (Ảnh: Người lao động)
Trước tình trạng đáng báo động này, ngày 10/4, Công an Hưng Yên đã đưa ra lời cảnh báo đến người dân về các chiêu trò lừa đảo mua bán lan đột biến.
Theo Lao động đăng tải, Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương làm tốt công tác quản lý, phổ biến, tuyên truyền đến người dân; kiên quyết không để các đối tượng xấu lợi dụng, lôi kéo vào các hoạt động lừa đảo bằng việc kinh doanh lan đột biến; kịp thời phát hiện chấn chỉnh, phối hợp các cơ quan chức năng xử lý nghiêm những trường hợp lợi dụng hoạt động này để vi phạm pháp luật.
Đồng thời, theo nguồn tin trên, công an tỉnh cũng khuyến cáo người dân nâng cao tinh thần cảnh giác, cần tỉnh táo, tìm hiểu kỹ thông tin về giá cả, mặt hàng trước khi mua; chủ động phòng, tránh âm mưu, thủ đoạn của các đối tượng lợi dụng hoạt động mua bán lan đột biến nhằm mục đích trục lợi, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tình trạng giao dịch ảo liên quan đến hoa lan đột biến giả đang ngày càng nhiều. (Ảnh: Lao động)
Trước anh S. cũng đã có rất nhiều vụ giao dịch ảo với số tiền khổng lồ. Vụ việc này được xem là một trong những lời cảnh báo thực tế nhất để người dân cẩn trọng hơn khi giao dịch lan đột biến.
Cơn sốt lan đột biến: Người chơi ngông quá...
Theo "vua lan" Trần Tuấn Anh, trong thị trường lan đột biến, không ai bỏ một mớ tiền ra để chơi không.
Trong cuộc trò chuyện trên Báo Nông nghiệp Việt Nam về cơn sốt lan đột biến, "vua lan" Trần Tuấn Anh khẳng định, ông không kỳ thị lan var (lan đột biến), nhưng người chơi cần tỉnh táo.
Nói về văn hóa chơi lan, ông Trần Tuấn Anh cho biết, thế giới cũng chơi nhưng "không đến mức Thị Nở với hoa hậu" như ở Việt Nam. Người Tây chơi lan thiên về màu sắc sặc sỡ còn người Á Đông chơi trầm hơn, kín hơn nhưng hương phải thực sự đẳng cấp.
"Theo kiểu giới trẻ là nói vuông ấy, mình mà hô chỉ bằng một phần giá lan đột biến đang bán ở Việt Nam thôi là thế giới người ta đã cười rồi. Tôi có rất nhiều bạn bè là người chơi lan của nước ngoài nhưng họ nhận xét rằng: "Người Việt chúng mày chơi ngông quá!".
Ta chơi một kiểu, hoàn toàn ao làng chẳng giống ai cả. Ví dụ những cây đột biến đang giao dịch tiền tỉ ở ta có khi họ chỉ định giá cỡ 1.000 USD tức hơn 20 triệu mà thôi. Nói giá tiền tỷ họ cười, không tin.
Ngay cả Việt kiều chơi lan bên Mỹ cũng nói: "Tôi không bị điên để mua lan với giá ấy". Tôi thừa nhận một điều rằng chúng ta đang chơi là để thể hiện, kiểu con gà tức nhau tiếng gáy, người này có thì người kia phải có và đè nhau để trấn áp cuộc chơi. Cũng như cả hội bạn bè một loạt đi ô tô đẹp mà mình đi cái rẻ tiền là dễ bị kỳ thị lắm!", "vua lan" kể.
Sự kiện giao dịch lan Var bị đẩy lên đến mức giá 250 tỷ đồng khiến dư luận đặt ra nhiều ghi vấn.
Cũng theo ông Trần Tuấn Anh, trên thế giới cũng có những cây lan được định giá cả chục ngàn, trăm ngàn, thậm chí cả triệu USD. Nhưng đó là những cây lan thực sự đặc biệt về gen, quá quý hiếm gần như không tìm ra được, như cây hài bóng của Việt Nam được định giá hàng trăm ngàn USD hay bên Đài Loan họ vừa bán một cây lan hài hằng màu đỏ quy ra cũng khoảng hơn 1 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, mấy loại 5 cánh trắng của Việt Nam nước ngoài cũng có chơi nhưng không có giá trị cao đến mức như vậy. Theo "vua lan", cách chơi của ta bị ảnh hưởng giống Trung Quốc.
Ông kể, gần 20 năm trước có sang Trung Quốc, thấy người ta đấu giá những cây địa lan quy ra tiền Việt cỡ hơn 30 tỷ. Khi ấy, ông đã nghĩ họ làm trò, họ ngông cuồng, thậm chí "thần kinh".
"Tôi không nghĩ rằng nay ta lại lặp lại đúng chuyện như thế", "vua lan" cay đắng nói.
Cũng theo ông Trần Tuấn Anh, trong thị trường lan đột biến, không phải người ta bỏ một mớ tiền ra để mà chơi không. Chơi là phải để thấy mặt hoa chứ đằng này chỉ chăm chăm cắt ki, nhân giống.
"Có lẽ là do ta còn nghèo nên chúng ta lúc mua lan về thì hi vọng hôm nay nó thế này, một thời gian sau nó ra được thế nọ. Đó chính là lợi nhuận người ta "tính cua trong hang" và chờ đón nó", ông nói.
Nói về những vụ giao dịch lan đột biến tiền tỷ, "vua lan" cho rằng không thể biết được chắc chắn những vụ giao dịch ấy là thật hay không, chỉ có mỗi chủ giao dịch biết. Thậm chí, lúc thống nhất mua một giá nhưng lúc tạo sự kiện lại nói một giá khác.
Cơn sốt lan đột biến đã gây ảnh hưởng lớn đến thị trường khiến tất cả các cây lan khác với phi điệp 5 cánh trắng đều bị ngừng trệ, tê liệt hết. Theo ông Trần Tuấn Anh, những cây phi điệp thường, hoa tím cách đây 2-3 năm bán tiền triệu giờ bán giá hơn 100.000 đồng là hơi khó.
Cũng liên quan đến lan đột biến, một số ý kiến hóm hỉnh cho rằng, Ngân hàng thế giới đã thống kê" sót mảng kinh doanh lan đột biến ở Việt Nam.
Theo đó, trong nhận định 10 mảng kinh doanh nông nghiệp sinh lời nhất năm 2021 của Ngân hàng Thế giới, từ cao xuống thấp gồm có chăn nuôi (319,2 tỷ USD), phân bón (196 tỷ USD)...đến canh tác chính xác (7 tỷ USD), canh tác thẳng đứng (3,9 tỷ USD). Tuy nhiên, với giá được rao của hàng ngàn, hàng vạn các vụ giao dịch lan đột biến trên mạng, tổng số phải đến cả chục tỷ USD (tương đương trên 230.000 tỷ đồng).
Nghệ nhân Dần Ngô và tình yêu với hoa phong lan Nếu như nói rằng, "nghề chơi cũng lắm công phu" thì câu chuyện của anh Ngô Quang Dần (sinh năm 1986 tai Nghê An) là một ví dụ điển hình. Những năm gần đây, việc nhiều người tìm đến thú chơi kỳ công là lan đột biến thu hút sự quan tâm của nhiều dân chơi lan. Nhiều người đã "đổ mồ hôi...