Lại thêm một án oan “tày trời” sau 12 năm ra tù?
Hội đồng Giám đốc thẩm TAND Tối cao đã ra quyết định hủy bản án hình sự sơ thẩm số 72/HSST ngày 24/3/1998 của TAND tỉnh Bắc Giang để điều tra lại tội “Mua bán phụ nữ” đối với bà Đỗ Thị Hằng.
Trước đó, bà Hằng đã bị TAND tỉnh Bắc Giang kết án 5 năm 6 tháng tù về hành vi “mua bán phụ nữ” và “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Sau 12 năm kể từ ngày mãn hạn tù, bà Đỗ Thị Hằng (SN 1953), trú tại phường Mỹ Độ, TP Bắc Giang (Bắc Giang) mới được TAND Tối cao tuyên hủy tội danh chính của bản án kết tội trước đó.
Theo bản án số 72/HSST, tháng 9/1994, lợi dụng việc chị Dương Thị Liễu (trú tại xã Hoàng Vân, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) mâu thuẫn gia đình, bỏ nhà đi nên Phạm Văn Ngọ và Hoàng Hồng đã lừa bán chị Liễu sang Trung Quốc.
Bản án kết luận, chính bà Đỗ Thị Hằng là người trực tiếp môi giới chị Liễu cho Ngọ và Hồng. Sau đó, bà Hằng cùng những người này đưa chị Liễu sang Trung Quốc bán với giá 1,2 triệu đồng, Hằng được chia 400.000 đồng.
Bà Đỗ Thị Hằng đã từng đi kêu oan trong suốt 12 năm sau khi mãn hạn tù.
Vụ việc bị phát hiện, Đỗ Thị Hằng đã bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã. Hai đối tượng Ngọ và Hồng đã bị xét xử trước đó.
Cũng theo bản án, bà Đỗ Thị Hằng còn bị kết tội đã lừa hàng xóm là anh Phan Văn Phương 20kg gạo và 400.000 đồng; vay của chị Khổng Thị Mỹ 300.000 đồng rồi chi tiêu hết, cố tình lẩn tránh không trả.
Do đó, bà Hằng bị TAND tỉnh Bắc Giang tuyên phạt 5 năm tù giam về tội “Mua bán phụ nữ” và 6 tháng tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân”.
Ngày 16/4/2002, bà Hằng được thả tự do sau khi chấp hành xong bản án. Ra tù, cho rằng mình bị các cơ quan tố tụng Bắc Giang bắt và truy tố nhầm, bà Hằng đã làm đơn đến nhiều cấp có thẩm quyền để kêu oan nhưng đều không được hồi âm.
Đến năm 2012, nỗi oan ức bấy lâu được gỡ bỏ khi chị Dương Thị Liễu quay trở về Việt Nam. Bất ngờ trước sự việc, chị Liễu đã đồng ý cùng bà Hằng ra UBND xã Hoàng Vân, nơi mình cư trú xác nhận rằng năm 1994 chị bị Ngọ và Hồng đưa đi Trung Quốc bán. Thời điểm đó, chị không hề biết bà Đỗ Thị Hằng là ai. Đồng thời, chị Liễu cũng đề nghị cơ quan chức năng sớm minh oan cho bà Hằng và sẵn sàng chịu trách nhiệm về xác nhận của mình trước cơ quan pháp luật.
Hội đồng giám đốc thẩm nhận thấy, tòa án cấp sơ thẩm chỉ dựa trên lời khai của Ngọ và lời khai của bà Hằng tại cơ quan điều tra. Tại phiên tòa sơ thẩm, bà Hằng đã kêu oan và cho rằng mình chưa bao giờ đi Trung Quốc cùng Ngọ. Bà Hằng cũng cho biết mình đã bị ép ký vào các bản cung nhưng không được cơ quan điều tra cho đọc lại nội dung.
Do đó, quyết định giám đốc thẩm của TAND Tối cao cho rằng vụ án có một số mâu thuẫn cần phải được điều tra, xác minh xem bà Liễu có quen biết bà Hằng trước đó hay không, việc bà Liễu gửi đơn kêu oan cho bà Hằng có bị tác động gì hay không.
Còn về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân”, TAND Tối cao không kháng nghị vì cho rằng có cơ sở để kết luận bà Hằng đã phạm tội danh này.
Được biết, sau khi thụ án tù trở về, gia cảnh của bà Hằng đã lâm vào tình trạng khánh kiệt. Chồng bà Hằng vì quá đau buồn đã nhảy xuống ao tự tử, 4 người con đều vào tù ra tội, một người đã bị bệnh hiểm nghèo.
Video đang HOT
Q. Đô
Theo Dantri
Vì sao EVN "hào phóng" mua điện Trung Quốc giá cao?
Việc mua điện giá cao từ Trung Quốc ngay ở thời điểm nguồn cung cấp trong nước dồi dào, Việt Nam quá thua thiệt và yếu thế trong quan hệ hợp đồng.
GS TS Đặng Đình Đào - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội nêu quan điểm trước thực tế Việt Nam đang mua điện của Trung Quốc giá cao.
GS TS Đặng Đình Đào cũng chỉ ra rằng, Việt Nam không thể cứ tiếp tục đàm phán mua điện của Trung Quốc theo hợp đồng dài hạn gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế và cho cả các nhà máy điện nội địa.
Lợi ích nhóm
Một thực tế vẫn diễn ra là Việt Nam đang mua điện của Trung Quốc với giá cao cả ở thời điểm nguồn cung cấp trong nước dồi dào lý do vì hợp đồng mua điện với Trung Quốc được ký từ năm 2005 và chính thức mua điện từ 2009. Thỏa thuận hợp đồng hiện nay buộc phải cam kết về sản lượng và thời gian mua nếu không mua sẽ bị phạt. Xét trên góc độ kinh tế, ông bình luận thế nào về hợp đồng với những ràng buộc chỉ có lợi cho bên bán như trên?
Thực tế nhiều năm qua Việt Nam phải mua một sản lượng điện thương phẩm lớn từ Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu trong nước, có thời điểm lên tới 4,65 tỷ kWh, chiếm 4% tổng sản lượng điện thành phẩm của Việt Nam.
Trong điều kiện của những năm trước đây khi nguồn cung điện trong nước còn hạn chế thì việc mua điện Trung Quốc là giải pháp cần thiết để giải bài toán cân đối cung cầu điện.
Nhưng thời gian gần đây, nguồn điện trong nước được tăng cường nhiều hơn, nhiều nhà máy điện ngoài Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN chưa huy động hết công suất, có thời điểm điện dư thừa, giá lại rẻ hơn nhiều giá điện Trung Quốc bán cho Việt Nam mà Việt Nam lại vẫn tiếp tục nhập khẩu điện của Trung Quốc với giá cao là điều ngành Công thương và EVN cần phải sớm tính toán và xem xét lại một cách nghiêm túc.
Dù hợp đồng mua bán điện của EVN với Trung Quốc có cam kết về số lượng, bao tiêu với số lượng cụ thể nếu không mua sẽ bị phạt, thậm chí ngay khi thừa điện ở Việt Nam thì vẫn phải nhập từ Trung Quốc với giá điện ngày càng tăng. Rõ ràng xét trên góc độ kinh tế Việt Nam quá thua thiệt và yếu thế trong quan hệ hợp đồng.
Việt Nam đang mua điện của Trung Quốc với giá cao cả ở thời điểm nguồn cung cấp trong nước dồi dào
Tình trạng này kéo dài, khi mà hợp đồng hàng năm đã như thế thì chúng ta không thể cứ tiếp tục đàm phán mua điện của Trung Quốc theo hợp đồng dài hạn với hình thức trên, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế và cho cả các nhà máy điện nội địa.
Đây là điều không thể chấp nhận được, là trách nhiệm thuộc về EVN và Bộ Công Thương và cũng chính từ đây đặt ra nhiều câu hỏi về lợi ích kinh tế, "lợi ích nhóm" cho EVN và Bộ Công thương.
Có lẽ đây là hậu quả của độc quyền trong ngành điện và cơ chế bộ chủ quản mà chúng ta phải hứng chịu.
Trong khi nhiều doanh nghiệp sản xuất điện sẵn sàng chịu lỗ để hòa lưới điện EVN vẫn đang mua điện Trung Quốc với giá cao do ràng buộc bởi hợp đồng mua bán điện đã ký dài hạn. Điều này có chứng tỏ khả năng dự báo nhu cầu điện năng và năng lực sản xuất điện trong nước đang có vấn đề hay không? Dự báo sai gây thiệt hại cho nền kinh tế và cho người dân, EVN phải chịu trách nhiệm như thế nào?
Thực tế hiện nay, các nhà máy điện nội địa ngoài EVN với giá điện thấp hơn nhiều so với giá điện của Trung Quốc muốn tham gia "thị trường điện cạnh tranh" cũng rất khó vì yêu cầu của EVN quá cao.
EVN mua với giá chỉ bằng 1/3 giá mua điện của Trung Quốc kèm theo các điều kiện rất khắt khe. Trong khi đó EVN lại rất "hào phóng" khi mua một lượng lớn điện thương phẩm từ Trung Quốc với giá cao và có xu hướng tăng nhanh những năm gần đây, làm méo mó thị trường điện, vốn thị trường độc quyền lâu nay ở Việt Nam.
Bối cảnh vận hành thị trường điện như vậy của EVN hậu quả là điện nội địa giá rẻ, có khi dư thừa nhưng lại nhập một lượng lớn điện từ Trung Quốc với giá cao để "cân đối cung - cầu". Chắc chắn là sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân, cho người dân cũng như cho các doanh nghiệp.
Điều này, một mặt chứng tỏ khả năng điều tiết thị trường của EVN, khả năng dự báo nhu cầu điện và năng lực sản xuất điện trong nước đang có nhiều vấn đề.
Mặt khác, chứng tỏ tính độc quyền mặt hàng điện hiện nay mà EVN nắm độc quyền chủ yếu. Trong điều kiện như thế, người tiêu dùng không thể hi vọng giá điện ở Việt Nam sẽ rẻ hơn.
Dự báo sai về sự vận động của thị trường điện gây thiệt hại cho nền kinh tế và cho người dân, rõ ràng EVN và tiếp đó là Bộ Công thương phải gánh chịu trách nhiệm kinh tế này.
Nguy cơ phụ thuộc hiện hữu
Những ràng buộc có nghi vấn trong hợp đồng mua bán điện với Trung Quốc và sự cố Hiệp Hòa liên quan tới việc sử dụng thiết bị Trung Quốc mới đây khiến dư luận đặt câu hỏi về sự hiện diện quá lớn của Trung Quốc trong ngành điện Việt Nam. Phải lý giải điều này như thế nào, khi mà thiết bị Trung Quốc vốn bị coi là chất lượng kém, bãi rác công nghệ của thế giới? Liệu có thể đặt nghi vấn về lợi ích nhóm trong việc này hay không, thưa ông?
Trung Quốc luôn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 25,3% tổng kim ngạch nhập khẩu và có tới 30 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đạt kim ngạch trên 100 triệu USD.
Trong đó có 6 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD và với nhiều dự án mà Trung Quốc trúng thầu ở Việt Nam với giá bỏ thầu thấp cho thấy một thực tế trong ngành điện Việt Nam cũng như nhiều ngành khác, nhiều nhà máy đã và đang sử dụng hệ thống trang thiết bị của Trung Quốc là rất lớn.
Thiết bị của Trung Quốc vốn bị coi là chất lượng kém nên thường xảy ra sự cố là điều dễ hiểu. Như ở trên đã trao đổi về việc nhập khẩu điện của Trung Quốc với giá cao trong khi giá điện của các nhà máy nội địa ngoài EVN rẻ hơn thì không thể tham gia được thị trường điện và việc nhập khẩu điện từ Trung Quốc với giá cao.
Sự cố liên tiếp 2 máy biến áp 500kV công suất 900 MVA tại trạm biến áp Hiệp Hòa (Bắc Giang) chỉ trong vòng 1 tuần lễ dấy lên lo ngại về chất lượng thiết bị, công nghệ do nhà thầu Trung Quốc cung cấp - Ảnh LĐO
Cùng với nhiều doanh nghiệp, nhà máy trong đó có các nhà máy điện Việt Nam đang sử dụng nhiều thiết bị điện của Trung Quốc giá rẻ, chất lượng kém như hiện nay thì việc đặt ra nhiều dấu hỏi, kể cả nghi vấn về "lợi ích nhóm" trong vấn đề này là hoàn toàn có cơ sở.
Sự hiện diện rất lớn của Trung Quốc trong ngành điện Việt Nam có đặt ra nguy cơ phụ thuộc hay bị thao túng hay không, thưa ông? Nếu điều này xảy ra thì mức độ nguy hại sẽ như thế nào? Với tình trạng độc quyền như EVN hiện nay, trách nhiệm trong việc này liệu có thể quy cho ai khác không, thưa ông? Cụ thể như thế nào?
Vì điện thương phẩm mà Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc ở thời điểm cao mới ở mức 4% tổng sản lượng điện thương phẩm của Việt Nam.
Hơn nữa các nhà máy điện nội địa mới chỉ sử dụng khoảng 70 - 80% công suất thiết, với giá điện còn rẻ hơn của Trung Quốc thì hy vọng với những điều chỉnh cần thiết về chính sách và quản lý thị trường điện ở nước ta trong thời gian tới, tình hình kinh doanh điện và thị trường điện sẽ chuyển biến theo hướng tích cực.
Do vậy, với sự hiện diện của Trung Quốc như hiện nay đối với điện chưa đến mức đặt ra nguy cơ phụ thuộc hay thao túng thị trường của Trung Quốc đối với thị trường điện Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu tình hình thị trường điện hiện nay không được cải thiện, EVN quản lý và kinh doanh điện vẫn theo cách như lâu nay, sản xuất kinh doanh chạy theo thiết bị giá rẻ, bỏ thầu giá thấp của Trung Quốc thì nguy cơ trên là hiện hữu và sẽ gây nguy hại cho nền kinh tế quốc dân, cho chính người dân Việt Nam và cho cả sự phát triển bền vững của Việt Nam...
Với tình trạng độc quyền như EVN hiện nay và thiếu minh bạch trong kinh doanh trên thị trường điện ở Việt Nam, trách nhiệm trong việc này trước hết là do từ chính cơ chế quản lý kiểu bộ chủ quản lâu nay không được thay đổi, tiếp đó là các cơ quan quản lý nhà nước trong ngành điện mà cụ thể là Bộ Công thương và cả EVN trong tổ chức và quản lý điện Việt Nam.
Có ý kiến chỉ thẳng, mấu chốt của vấn đề phải là nhanh chóng xóa bỏ tình trạng độc quyền của EVN, chấm dứt tình trạng 1 tay nắm cả mua bán, phân phối, điều độ, ông có đồng tình hay không và vì sao? Xin ông phân tích cụ thể hơn về vấn đề này.
Tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm này vì tình trạng độc quyền và kéo dài sự "bảo hộ" sản xuất điện quá lâu rồi ở Việt Nam.
Người tiêu dùng điện phải luôn sử dụng điện với giá ngày một cao và luôn yếu thế trong quan hệ mua bán điện với EVN.
Đã đến lúc cần phải có sự thay đổi trong quản lý và điều hành thị trường điện theo đúng các quy luật của kinh tế thị trường, không thể "vừa đá bóng vừa thổi còi" trong quản lý và kinh doanh điện ở nước ta.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo Tâm An (thực hiện)
Đất Việt
Điều trị miễn phí cho con trai y sĩ Nhà giàn DK1 Con trai Thiếu tá Phạm Văn Hướng - y sĩ của Nhà giàn DK1-20 hiện đang điều trị bệnh viêm não tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện (BV) Nhi TƯ đã hơn một tháng nhưng bệnh tình chưa có chuyển biến. Thiếu tá Phạm Văn Hướng trú tại thôn Châu Bộ - xã Hiệp Hòa - huyện Kinh Môn - Hải Dương, là...