Lãi thấp “bóp nghẹt” cây mía, nông dân càng trồng càng nghèo
Cây mía có tỷ lệ diện tích canh tác tính trên đầu người cao nhất tỉnh Tây Ninh, nhưng lại cho lợi nhuận và giá trị gia tăng thấp nhất trong các cây trồng truyền thống.
Vì thế, dự thảo Đề án chuỗi giá trị của Tây Ninh đã đề xuất cây mía thuộc nhóm không khuyến khích sản xuất và giảm dần diện tích canh tác.
Càng trồng càng nghèo
Nhiều năm qua, Tây Ninh vẫn được coi là “thủ đô” của ngành mía đường. Hiện nay, diện tích mía đang có xu thế giảm nhưng quy mô trồng ở Tây Ninh vẫn còn khá lớn.
Thời gian qua, các doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực trong việc tạo dựng chuỗi giá trị và liên kết trồng mía với nông dân. Tuy nhiên, kết quả không được như mong đợi.
“Do giá mua mía thấp nên nông dân không còn quan tâm nhiều đến việc phát triển vùng nguyên liệu và cũng không muốn tập trung vào cây trồng này do lợi nhuận thấp, triển vọng không cao” – lão nông Võ Văn Ten ở xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu nói.
Giá thành để sản xuất ra 1 tấn mía còn cao. (ảnh: Nguyên Vỹ)
Video đang HOT
Theo Sở NNPTNT tỉnh, Tây Ninh có điều kiện tự nhiên khá phù hợp cho phát triển mía đường, tuy nhiên biên độ nhiệt ngày và đêm thấp nên khả năng tích đường của mía trồng ở Tây Ninh thấp so với miền Trung và Bắc bộ. Ngoài ra, cây mía còn chịu sự cạnh tranh diện tích đất canh tác với một số loại cây trồng khác đang cho hiệu quả cao hơn.
Việc áp dụng cơ giới hóa khâu thu hoạch mía hiện còn thấp, phụ thuộc nhiều vào lao động thủ công. Tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa đồng bộ từ khâu làm đất đến khâu trồng, chăm sóc khá tốt nhưng do máy móc áp dụng vào khâu thu hoạch mía còn thấp, nên chủ yếu chỉ áp dụng ở các diện tích canh tác lớn, hay các nông trường mía.
Theo tính toán của Sở NNPTNT, tổng chi phí sản xuất cho 1ha mía tại tỉnh Tây Ninh là 51 triệu đồng/vụ ở các nông trường lớn, cánh đồng lớn và 54 triệu đồng/vụ ở các nông hộ. Sau khi hạch toán hiệu quả sản xuất, doanh thu trung bình của 1ha mía chỉ đạt khoảng 58 – 59 triệu đồng/năm.
Giá thành để sản xuất ra 1 tấn mía còn cao, ở nông trường mía là 689.000 đồng, còn ở nông hộ là 749.000 đồng/tấn, trong đó chi phí cho vật tư chiếm tới 30%. Mặc dù các nhà máy đường có hỗ trợ thêm phần nào, nhưng lợi nhuận trung bình của nông dân chỉ đạt khoảng 4 – 8 triệu đồng/ha/năm. So với các cây trồng truyền thống khác như lúa, mì, cao su thì hiệu quả kinh tế sản xuất từ cây mía thấp hơn.
Khó cạnh tranh
Nông dân Võ Văn Ten đánh giá, thời gian qua, liên kết chuỗi trong sản xuất mía đường được thực hiện tốt. Người trồng mía được các nhà máy hợp đồng đầu tư, bao tiêu sản phẩm từ đầu vụ. Hiện, toàn tỉnh có 4 nhà máy chế biến mía đường được đầu tư công nghệ mới. Tuy nhiên, việc đa dạng hóa các sản phẩm cạnh đường và sau đường thì chỉ có 1 nhà máy được đầu tư khá hoàn chỉnh. 3 nhà máy còn lại không được thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả làm cho giá thành sản xuất đường cao. Vì thế đường chủ yếu tiêu thụ trong nước, chưa cạnh tranh được với giá đường thế giới, từ đó không có cơ hội để nâng giá mua nguyên liệu cho nông dân.
Ông Võ Đức Trong – Giám đốc Sở NNPTNT thừa nhận lợi nhuận mà cây mía mang lại cho người dân ngày càng thấp. Nông dân có xu hướng chuyển đổi diện tích trồng mía để trồng cây khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn như cây ăn quả hoặc cây mì.
Ngành nông nghiệp Tây Ninh xác định, mía sẽ là cây trồng thuộc nhóm không khuyến khích sản xuất và giảm dần diện tích canh tác. Vì thế, định hướng thời gian tới các địa phương sẽ giảm dần các diện tích mía không hiệu quả để chuyển sang các cây trồng khác. Bên cạnh đó, vẫn giữ lại những diện tích có cơ sở hạ tầng đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, hoặc các cây trồng khác không cạnh tranh được để tiếp tục phát triển gắn cơ giới hóa đồng bộ.
Theo thống kê, tỉnh Tây Ninh hiện có diện tích sản xuất mía đường khoảng 15.600ha; tạo ra hơn 2.000 việc làm. Dự báo, tổng diện tích mía đến năm 2020 là 10.000ha, năm 2030 là khoảng 10.000 – 15.000ha và giảm dần các nhà máy mía đường không hiệu quả, đảm bảo quy mô phù hợp với khả năng phát triển vùng nguyên liệu.
Theo Danviet
Tây Ninh phát triển giao thông nông thôn: Cần cơ chế đặc thù về vốn
Sau 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), hệ thống giao thông nông thôn (GTNT) ở Tây Ninh đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại, phục vụ sản xuất của người dân.
Tuy nhiên, khả năng huy động vốn còn hạn chế, Tây Ninh đang cần thêm cơ chế đặc thù để đáp ứng chỉ tiêu giao thông.
Nhiều thành quả
Ông Nguyễn Hồng Hải - Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, Tây Ninh vốn là tỉnh nghèo thuần nông ở biên giới. Vì thế, việc đầu tư mạng lưới đường GTNT có ý nghĩa quan trọng trong việc cải thiện đời sống người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Trước năm 2011, mạng lưới các tuyến đường huyện và đường xã trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có tổng chiều dài trên 3.700km, chưa bao gồm các tuyến đường xóm và đường trục chính nội đồng. Tỷ lệ nhựa hóa, bêtông hóa các tuyến đường còn thấp. Hệ thống đường đô thị có tổng chiều dài trên 210km, tỷ lệ nhựa hóa chỉ đạt hơn 34%.
Tây Ninh cần cơ chế đặc thù để nâng cao khả năng huy động đầu tư cho giao thông nông thôn. Ảnh: N.V
Năm 2011, tỉnh Tây Ninh bắt tay vào thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM với xuất phát điểm rất thấp khi bình quân mỗi xã chỉ đạt 3,1 tiêu chí. Riêng tiêu chí giao thông, không có xã nào trên toàn tỉnh đạt được.
Theo ông Hải, thực tế từ năm 1998, UBND tỉnh đã ban hành các quyết định về huy động vốn trong nhân dân, các tổ chức kinh tế, xã hội để xây dựng GTNT trên địa bàn.
Qua 10 năm, kết quả thực hiện tiêu chí giao thông trong chương trình NTM đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Quy hoạch GTNT cho 9 huyện, thành phố giai đoạn đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt. Tây Ninh đã có 36/80 xã hoàn thành tiêu chí giao thông với 2.200km đường được đầu tư, nâng cấp. Hệ thống đường huyện dài hơn 978km, hệ thống cầu trên đường GTNT từng bước được đầu tư, nâng cấp.
Còn nhiều khó khăn
Bà Trần Ngọc Sâm (ngụ xã Phước Thạnh, huyện Gò Dầu) chia sẻ: "Từ khi có chủ trương làm NTM, đường sá đẹp hơn hẳn, kể cả đường nội đồng. Việc đi lại thuận tiện, sạch sẽ, giúp ích nhiều cho người dân buôn bán, sản xuất". Tuy nhiên, theo bà Sâm, tốc độ cải thiện GTNT hiện còn chậm, cũng không ít tuyến đường trong tỉnh chỉ đưa vào sử dụng một thời gian, nhiều con đường đã hư hỏng.
Thừa nhận thực tế trên, ông Hải cho biết quá trình xây dựng GTNT còn không ít khó khăn. Trong đó, khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn vốn cần để thực hiện tiêu chí giao thông rất lớn. Một số địa phương thực hiện việc vận động người dân và doanh nghiệp chung tay xây dựng NTM còn hạn chế, chủ yếu dựa vào ngân sách. Công tác phân khai nguồn vốn ở một số địa phương còn chậm, ảnh hưởng đến việc tổ chức triển khai thi công các công trình.
Ông Võ Đức Trong - Phó trưởng Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh cho biết, hiện Tây Ninh vẫn chưa có cơ chế đặc thù cho xây dựng NTM, nhất là với tiêu chí xây dựng GTNN luôn chiếm tỷ lệ kinh phí rất lớn.
Tây Ninh cần có cơ chế đặc biệt trong xây dựng NTM, nhất là cho giao thông đường làng, ngõ xóm. Không thể bất cứ kinh phí nào cũng trông chờ vào ngân sách. Tỷ lệ vốn ngân sách đã đầu tư hiện cao nhưng khả năng huy động thêm từ các nguồn lực khác còn rất ít.
Theo Danviet
Trang trại khổng lồ với 60ha mít Thái, 20 ha bưởi da xanh Sở hữu 180ha đất trang trại khổng lồ cùng với nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm là ông Phan Văn Thà, thị trấn Tân Biên, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Trong 180 ha trang trại của ông Thà có 60ha trồng mít Thái siêu sớm và 20ha trồng bưởi da xanh, còn lại là diện tích rừng cao su. Ông Phan...