Lãi suất trái phiếu 20%/năm: Bất thường!
Doanh nghiệp chào bán trái phiếu với lãi suất rất cao để thu hút nhà đầu tư, dẫn đến nguy cơ rủi ro cho cả bên mua lẫn bên bán
Theo thông báo của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), cuối tháng 10-2019, Công ty Đầu tư Thương mại Hồng Hoàng (Công ty Hồng Hoàng) đã hoàn tất đợt phát hành hơn 14 triệu trái phiếu doanh nghiệp (DN) mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, kỳ hạn 5 năm. Toàn bộ số trái phiếu này được phát hành riêng lẻ cho một nhà đầu tư là tổ chức nước ngoài tại Việt Nam. Đáng chú ý là trái phiếu của Công ty Hồng Hoàng có lãi suất cao kỷ lục: 20%/năm. Trước đó, trái phiếu DN có lãi suất cao nhất là 14,5%/năm do một DN bất động sản phát hành.
Số liệu của HNX cho thấy trong tháng 10-2019 có 34 DN đăng ký phát hành trái phiếu và đã huy động thành công gần 17.000 tỉ đồng (bao gồm cả đợt phát hành của Công ty Hồng Hoàng). Tính từ đầu năm 2019 đến nay, có 176 công ty (chủ yếu là DN bất động sản) đăng ký 760 đợt phát hành trái phiếu DN; trong đó, 617 đợt phát hành thành công, huy động trên 202.000 tỉ đồng.
Lãnh đạo một công ty chứng khoán ở TP HCM nhận xét DN huy động vốn bằng trái phiếu hàng chục ngàn tỉ đồng là hết sức bình thường. Tuy vậy, việc DN phát hành trái phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài với lãi suất cao nhưng không chứng minh được hiệu quả số vốn huy động được là khá bất thường dẫn đến hoài nghi đơn vị phát hành và nhà đầu tư mua trái phiếu chỉ là một. Nếu thật vậy, lãi suất trở thành lợi nhuận của bên mua lẫn bên bán trái phiếu. Vì bên mua là tổ chức nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam nên họ có thể chuyển lợi nhuận về nước, đồng nghĩa bên bán trái phiếu đã chuyển được một số tiền ra nước ngoài.
Một hiện tượng khác của sân chơi trái phiếu là trong bối cảnh các ngân hàng (NH) hạn chế tăng trưởng tín dụng, hệ thống NH thương mại giảm dần tỉ lệ huy động vốn ngắn hạn cho vay dài hạn buộc các DN cần vốn hoặc đến hạn tất toán nợ đã vay phải huy động vốn bằng trái phiếu DN để giải quyết các vấn đề tài chính. Ngoài ra, một số DN phát hành trái phiếu với mục đích đầu tư, kinh doanh. Nếu chẳng may DN phát hành trái phiếu mất khả năng thanh toán hoặc cố tình lừa đảo thì người mua trái phiếu đối mặt nguy cơ mất tiền.
TS Nguyễn Văn Thuận (Trường ĐH Tài chính – Makerting) đánh giá thị trường trái phiếu DN của Việt Nam còn sơ khai, cần khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, cuộc chơi trái phiếu chỉ dành cho những nhà đầu có kiến thức, đủ năng lực đánh giá hiệu quả hoạt động, tính khả thi của dự án mà DN đưa ra, nếu không sẽ dễ nhận “trái đắng”.
Video đang HOT
Theo TS Bùi Quang Tín (Trường ĐH Ngân hàng TP HCM), khi phát hành trái phiếu, DN không phải chứng minh với người mua về khả năng sinh lời từ số vốn huy động được. Do đó, để thu hút nhà đầu tư, DN thường chào bán trái phiếu với lãi suất rất cao, có thể dẫn đến rủi ro cho nhà phát hành lẫn người mua. “Giả sử DN phát hành trái phiếu với lãi suất 12%-14,5%/năm (mức lãi suất phổ biến trong thời gian qua) thì tỉ suất sinh lời phải đạt trên 20% mới đủ sức thanh toán gốc và lãi cho người mua trái phiếu. Thế nhưng, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có dấu hiệu khựng lại, DN không dễ đạt được mức sinh lời như mong muốn” – ông Tín nói.
Thy Thơ
Theo NLD.vn
"Tiêu hóa" 27.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 8/2019
Sự tham gia của các ngân hàng kéo mặt bằng lãi suất trái phiếu doanh nghiệp giảm sâu ở một số kỳ hạn.
Theo số liệu thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), lũy kế 8 tháng đầu năm 2019, đã có 136 doanh nghiệp thực hiện phát hành trái phiếu, với giá trị lên tới 157.901 tỷ đồng.
Riêng trong tháng 8/2019, số lượng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đăng ký phát hành là hơn 32.037 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ có 26.629,05 tỷ đồng trái phiếu được phát hành, đạt tỷ lệ 83,1% tổng số đăng ký. Kỳ hạn trái phiếu phát hành bình quân là 3,6 năm. Số doanh nghiệp phát hành thành công là 33 doanh nghiệp.
Trong đó, các ngân hàng vẫn là đơn vị phát hành TPDN lớn nhất, với giá trị đạt 10.304 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 38,69%, mức lãi suất bình quân chỉ là 7,12%/năm. Tiếp đến là các công ty trong lĩnh vực bất động sản với 3.771 tỷ đồng trái phiếu đã phát hành, chiếm tỷ lệ 14% tổng số trái phiếu đã phát hành. Mức lãi suất trái phiếu bình quân cho nhóm ngành này là 10,58%/năm.
Các loại hình doanh nghiệp khác cũng tìm đến nguồn vốn trái phiếu với 11.925 tỷ đồng TPDN đã phát hành, chiếm tỷ trọng 44,78%, mức lãi suất bình quân là 10,73%/năm.
Quy mô phát hành trái phiếu theo loại hình doanh nghiệp (Nguồn: HNX)
Xét về kỳ hạn, số lượng TPDN có kỳ hạn từ 2 - 3 năm chiếm tỷ lệ áp đảo, với tổng giá trị ghi nhận là 19.561 tỷ đồng. Vùng lãi suất phát hành cũng có biên độ lớn, từ 6 - 12,3%/năm.
Đáng chú ý, mức lãi suất bình quân của TPDN kỳ hạn 2 - 3 năm có phần thấp hơn cả những trái phiếu có kỳ hạn ngắn (từ 1 năm - 18 tháng). Tình trạng tương tự cũng xảy ra với các TPDN có kỳ hạn 7 năm, với mức lãi suất bình quân chỉ là 8,34%/năm.
Thống kê phát hành trái phiếu theo kỳ hạn (Nguồn: HNX)
Sự chênh lệch lãi suất giữa các kỳ hạn chỉ tính riêng cho các trái phiếu đã phát hành trong tháng 8/2019. Mặt khác, sự khác biệt còn phụ thuộc vào doanh nghiệp phát hành, bởi trái phiếu của các các ngân hàng - như đã đề cập - có mức lãi suất "rẻ" hơn hẳn so với các doanh nghiệp.
Như trường hợp của CTCP Bông Sen, doanh nghiệp này đã phát hành 6.450 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn 2 năm, với lãi suất phát hành là 11%/năm. Trong khi đó, với kỳ hạn tương tự, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) vẫn phát hành thành công 950 tỷ đồng trái phiếu với mức lãi suất danh nghĩa chỉ là 6,65%/năm.
Đối với kỳ hạn 7 năm, phần lớn trái phiếu được phát hành bởi Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank - Mã CK: CTG) với mức lãi suất cố định chỉ là 8%/năm khiến cho mức lãi suất bình quân thấp nhất trong số các kỳ hạn.
Được biết, số trái phiếu này nằm trong kế hoạch phát hành hơn 10.000 tỷ đồng trái phiếu trong năm 2019 của CTG nhằm huy động thêm nguồn vốn nhằm cải thiện các hệ số an toàn và phục vụ cho hoạt động kinh doanh./.
Phạm Duy
Theo viettimes
Trước giờ giao dịch 20/11: Vốn hóa thị trường chứng khoán đạt 102,74% GDP vào cuối tháng 10 Theo công bố của UBCKNN, vốn hóa thị trường chứng khoán (bao gồm thị trường cổ phiếu cùng các sản phẩm liên quan và trái phiếu) tính đến 31/10 đạt 5.686.846 tỷ đồng, bằng 102,74% GDP Ảnh minh họa. Quốc tế Chỉ số Dow Jones giảm 102,2 điểm, khoảng 0,3% về mức 27.934,02. Chỉ số SP500 gần như không thay đổi tại mức...