Lãi suất tăng – Cơ hội cho những người mua nhà ở thực?
Mặc dù mặt bằng lãi suất hiện đang nhích lên trước áp lực từ thị trường thế giới, nhưng đây lại là cơ hội của những người mua nhà ở thực, có tiềm…
Đây là những đánh giá được các khách mời tham gia chương trình Landshow – Lăng kính nhà đất được phát sóng vào tối thứ Năm hàng tuần trên các nền tảng số của VTVMoney.
Sau giai đoạn lãi suất được điều chỉnh giảm mạnh trong năm 2021 do những tác động của dịch bệnh, lãi suất được điều chỉnh tăng những ngày qua được các thành viên thị trường đánh giá là diễn biến bình thường. Với mức điều chỉnh tăng 1 điểm % các lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất trên thị trường cũng chỉ dao động quanh mức trước đại dịch COVID-19.
“Nếu như lãi suất tăng trên 20% như năm 2011 thì thực sự khó khăn thật, nhưng hiện lãi suất cũng chưa có gì đột biến. Lãi suất huy động tăng thì lãi suất cho vay cũng tăng, nhưng hiện vẫn đang ở mức chấp nhận được. Nếu bất động sản tốt và hiếm thì vẫn là của tốt”, bà Hồ Thị Thu Mai, nhà đầu tư, đánh giá.
Về dài hạn, các chuyên gia cho rằng, bước sang năm 2023, khi có room tín dụng mới sẽ giúp thị trường bất động sản sôi động hơn so với hiện tại. (Ảnh minh họa – Ảnh: Báo Đầu tư)
“So với lãi vốn của bất động sản thì lãi suất nhích vài điểm % không đáng bao nhiêu cả. Còn trên góc độ của chủ đầu tư, về cơ bản chúng ta mặc định chủ đầu tư có tỷ lệ lợi nhuận rất cao. Như vậy, tăng vài điểm % không phải vấn đề. Nhưng vấn đề ở thị trường hiện nay đối với cả nhà đầu tư cá nhân và các doanh nghiệp đầu tư bất động sản đó là tiếp cận nguồn vốn như thế nào, có được giải ngân hay không”, ông Ngô Văn Dũng, Giám đốc điều hành – Công ty CP Kim Long Land, nhận định.
Video đang HOT
Từ kinh nghiệm của mình, các khách mời của Landshow cho rằng, sự điều chỉnh lãi suất có thể khiến một số phân khúc buộc phải bán ra do trước đó đã sử dụng vốn vay để đầu tư. Tuy nhiên đây chính là cơ hội của những người mua ở thực, nhưng cũng cần phải tính toán mức lãi suất lâu dài, phù hợp với khả năng tài chính.
“Họ mời gọi khách hàng đến vay tiền mua nhà ở với lãi suất khởi đầu 0% cho 6 tháng, thậm chí cho 1 năm, nhưng sau đó lãi suất lại được điều chỉnh. Cách tính như thế này là một loại lãi suất thả nổi, vì sau 1 năm, lãi suất huy động trên thị trường sẽ thay đổi. Lãi suất thả nổi như này rất khó khăn cho người mua nhà vì lãi suất tăng lên họ phải chịu chi phí tài chính cao lên”, ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng, cho hay.
Còn về dài hạn, các khách mời cho rằng, bước sang năm 2023, khi có room tín dụng mới sẽ giúp thị trường bất động sản sôi động hơn so với hiện tại. Dòng tiền mới sẽ giúp thị trường có thêm giao dịch từ người mua nhà thực và các nhà đầu tư bất động sản nhỏ lẻ.
Từng “sốt nóng” một thời, phân khúc bất động sản này vẫn lao đao
Thêm khoảng 83,5 nghìn tỷ đồng sẽ được đưa vào nền kinh tế
Theo báo cáo của Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect, ước tính sẽ có thêm khoảng 83,5 nghìn tỷ đồng được đưa vào nền kinh tế sau khi một số ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh hạn mức tăng trưởng tín dụng (room tín dụng) cho năm 2022.
Khách hàng giao dịch tại VPBank chi nhánh Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Cụ thể, 4 ngân hàng gồm: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank), Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa được điều chỉnh thêm hạn mức tín dụng lần thứ 3 trong năm nay. Đáng chú ý, đây là các ngân hàng tham gia cơ cấu lại các tổ chức tài chính yếu kém theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước.
Theo số liệu của VNDirect, VPBank là ngân hàng được bổ sung hạn mức tăng trưởng tín dụng cao nhất trong lần này, thêm tới 11,5%, đưa tăng trưởng tín dụng cả năm có khả năng đạt mức 27,2%. Kết quả trên cao hơn dự báo trước đó của VNDirect là 23% và cao hơn năm ngoái là 20,2%.
Tiếp đó là HDBank và MB với hạn mức được nới lần lượt là 5,1% và 5%, đưa tăng trưởng tín dụng cả năm tại 2 ngân hàng này vượt mốc 23% và cũng cao hơn dự báo trước đó của VNDirect là 20%.
Còn Vietcombank, room tín dụng được bổ sung thêm 0,9%. Như vậy, tăng trưởng tín dụng cả năm của Vietcombank có thể đạt 18,6%
Tính đến thời điểm này, đây là 4 ngân hàng được cấp room tín dụng cao nhất hệ thống, trong khi các ngân hàng còn lại room cả năm chỉ ở mức 10 - 15%.
Dựa trên tính toán của VNDirect đối với 18 ngân hàng chiếm khoảng 80% tín dụng hệ thống, tổng tăng trưởng tín dụng của nhóm này sau đợt điều chỉnh sẽ đạt khoảng 13,6% vào cuối năm. "Đây là động thái phân bổ lại hạn mức tín dụng giữa các ngân hàng thương mại và mục tiêu 14% của Ngân hàng Nhà nước vẫn được duy trì", VNDirect nhận định.
Trước đó vào đầu tháng 9, Ngân hàng Nhà nước có đợt điều chỉnh bổ sung hạn mức tín dụng cho nhiều ngân hàng thương mại, bao gồm cả 4 ngân hàng trên. Hạn mức tăng trưởng tín dụng cấp thêm dao động từ 0,7 - 4%; trong đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) được cấp thêm hạn mức cao nhất là 4%.
Ngoài Sacombank và 4 ngân hàng trên, đợt nới room tín dụng hồi đầu tháng 9 còn có Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)...
Đại diện các ngân hàng cho biết, với room tín dụng được cấp bổ sung, ngân hàng sẽ tiếp tục kiểm soát tăng trưởng tín dụng vào những lĩnh vực, ngành nghề thiết yếu của nền kinh tế, lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, kiểm soát tốt thanh khoản và rủi ro tín dụng, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức độ thấp.
"Room tín dụng được cấp thêm sẽ hướng vào các lĩnh vực theo định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Còn việc cho vay bất động sản tiếp tục hạn chế hoặc nếu có chỉ là thực hiện những hợp đồng đã cam kết trước đó", bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng Giám đốc Sacombank khẳng định.
Còn tại Vietcombank, đại diện ngân hàng cho biết sẽ duy trì mặt bằng lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay, đảm bảo ở mức hợp lý, hỗ trợ cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế cũng như các doanh nghiệp.
Theo Ngân hàng Nhà nước, việc điều chỉnh room tín dụng dựa trên cơ sở đánh giá tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ. Đồng thời, khuyến khích các tổ chức tín dụng nâng cao khả năng quản trị kinh doanh, an toàn hoạt động, lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng.
"Trong thời gian tới sẽ tiếp tục điều hành với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng ngân hàng, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế", Ngân hàng Nhà nước cho biết.
Trước những đề xuất của chuyên gia về mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm có thể điều chỉnh lên 15 - 16%, bà Nguyễn Thị Hồng,
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khẳng định điều hành tín dụng là công cụ rất quan trọng nhằm tập trung kiểm soát lạm phát trong năm nay và năm sau. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục duy trì mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 14% cho năm 2022 và việc kiên định điều hành chính sách là đúng - trúng, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.
Báo cáo của Vụ Dự báo thống kê - Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến ngày 28/9/2022, tăng trưởng tín dụng đã đạt 10,96% và nhu cầu tín dụng dự báo sẽ tiếp tục tăng cao những tháng cuối năm.
Động thái mới nhất của nhà đầu tư khi nới room tín dụng Nới room tín dụng nhưng lãi suất cho vay tiếp tục tăng đang trở thành rào cản cho các nhà đầu tư BĐS. Các chuyên gia đánh giá việc nới room tín dụng lần này của Ngân hàng Nhà nước vẫn là một nước đi thận trọng, nhằm kiểm soát lạm phát trong bối cảnh thanh khoản ngân hàng vẫn chưa có chuyển...