Lãi suất mua nhà có xu hướng tăng
Trước xu hướng lãi suất huy động liên tục đi lên thời gian qua, chị Lê Thị Dung ( quận Phú Nhuận, TP HCM) cho biết hồi tháng 6-2015, chị vay ngân hàng 1 tỉ đồng để mua nhà, thời hạn vay 15 năm, lãi suất trong năm đầu tiên là 9%/năm; từ năm thứ hai, lãi suất cho vay sẽ bằng lãi suất tiết kiệm 13 tháng cộng với 3%.
Lãi suất huy động kỳ hạn dài tăng mạnh sẽ tác động đến người có nhu cầu mua nhà. Ảnh: Tấn Thạnh
Như vậy, nếu ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi lên 8%/năm thì đến giữa năm 2016, lãi suất cho vay sẽ lên tới 12%/năm, có thể vượt quá khả năng của chị khi chi trả vốn gốc và lãi hằng tháng.
Tương tự, đầu năm 2015, anh Văn Thành Mai (quận 4, TP HCM) vay ngân hàng 700 triệu đồng, thời hạn vay 5 năm, lãi suất trong 6 tháng đầu tiên là 7,8%/năm, tiếp đến lãi suất cho vay sẽ bằng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng cộng với biên độ 4% và 6 tháng lãi suất cho vay thay đổi một lần.
“Điều mà tôi thắc mắc, lo ngại là trong năm 2015, ngân hàng đã tăng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng lên gần 7%/năm và hiện nay tôi đang chấp nhận lãi suất vay vốn gần 11%/năm. Nay ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất tiền gửi lên hơn 8%/năm, chi phí vay vốn sẽ tăng lên, tôi không đủ sức chịu nổi” – anh Mai nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Anh Vũ (quận 8, TP HCM) cho biết ông mua căn hộ chung cư của Công ty Hoàng Quân với tổng giá trị 840 triệu đồng. Do không đủ điều kiện vay gói 30.000 tỉ đồng nên ông được công ty cho vay 80% giá trị căn hộ, tương ứng 660 triệu đồng, lãi suất 6%/năm. Hơn năm nay, ông đã đóng mỗi tháng cả gốc và lãi 7 triệu đồng, tổng cộng hơn 300 triệu đồng.
Gần đây, Công ty Hoàng Quân thông báo không cho vay nữa mà chuyển khoản này sang ngân hàng thương mại với lãi suất thị trường cao gần gấp đôi trước đây. Nếu không đồng ý, ông sẽ bị thanh lý hợp đồng. Điều đáng nói là hiện số tiền phải vay còn lại từ ngân hàng là 500 triệu đồng nhưng ông chỉ được duyệt cho vay khoảng 350 triệu đồng, số còn lại ông trả cho Công ty Hoàng Quân trong vòng 18 tháng. Như vậy, nếu muốn có chốn an cư, hằng tháng ông Vũ phải trả số tiền lên tới 15-17 triệu đồng cho cả ngân hàng và Công ty Hoàng Quân.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, lãnh đạo của một ngân hàng thương mại có hội sở tại Hà Nội nhận định việc các ngân hàng tăng mạnh lãi suất tiền gửi 12 tháng và 13 tháng là một chiêu thức tăng lãi suất cho vay đối với người đã vay tiền mua nhà, mua xe hơi… Bởi lẽ từ cuối năm 2015, hầu hết các ngân hàng cho vay dài hạn với lãi suất ưu đãi từ 7%-9%/năm áp dụng trong 6 tháng đến 12 tháng.
Video đang HOT
Sau đó, lãi suất cho vay được tính bằng lãi suất tiết kiệm 12 tháng hoặc 13 tháng cộng với biên độ 3%-4%. Theo vị này, hiện các ngân hàng đang có mức lãi suất tiền gửi 7%/năm đối với kỳ hạn 12, 13 tháng đang nhìn nhau để tăng thêm lãi suất trong thời gian tới. Thị trường sẽ hình thành mặt bằng lãi suất cho vay mua nhà ở mức 10%-13%/năm.
Theo_24h
Vì sao lãi suất tiền gửi tăng nhưng lãi suất cho vay khó giảm?
Việc nhiều 'ông lớn' ngân hàng tăng lãi suất huy động khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu lãi suất huy động tăng có kéo lãi suất cho vay đi lên?
Các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động
Theo biểu lãi suất mới nhất mà Bản Việt áp dụng cho các khách hàng, lãi suất huy động VND kể từ ngày 25/12 được điều chỉnh tăng thêm 0,05% - 0,2%/năm ở một số kỳ hạn.
Vài ngày trước, NH TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng áp dụng biểu lãi suất huy động mới tăng 0,2%-0,3%/năm; kỳ hạn 1-2 tháng lên mức 4,8%/năm, các kỳ hạn từ 3, 4 và 5 tháng tăng lên mức từ 5,2%-5,3%/năm.
NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cũng đã điều chỉnh lãi suất tiền gửi tăng khoảng 0,5%/năm tập trung vào kỳ hạn 1-2 tháng, riêng kỳ hạn 6-7 tháng tăng lên 6,4%/năm (trong khi mặt bằng chung của nhiều NH chỉ 5,5%-6,2%/năm).
Điểm khác biệt trong lần điều chỉnh lãi suất huy động ở một số kỳ hạn lần này là sự tham gia của những "ông lớn" quốc doanh. Hiện chỉ còn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) áp dụng kỳ hạn 1 tháng thấp nhất hệ thống là 4%/năm.
Tại BIDV, với kỳ hạn 1 tháng, ngân hàng này áp lãi suất huy động 4,8%/năm, trong khi nhiều thành viên khác ở khối cổ phần như Ngân hàng Quân đội (MB), Ngân hàng Á châu (ACB), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) hiện chỉ áp từ 4,4 - 4,6%/năm.
Tương tự, lãi suất tại các kỳ hạn ngắn khác của BIDV cũng cao hơn từ 0,2 - 0,4%/năm. Nếu so với Agribank và Vietcombank, lãi suất các kỳ hạn ngắn của BIDV cũng vượt hơn tới 0,7 - 0,8%/năm.
Ngân hàng TMCP Công Thương (VietinBank) cũng áp dụng biểu lãi suất mới cho các kỳ hạn 1 - 3 tháng tăng tương đương với BIDV.
Theo các NH, nhu cầu vốn cuối năm tăng cao trong khi huy động tăng không tương ứng buộc NH thương mại phải nhích nhẹ lãi suất tiền gửi để hút vốn. Tổng giám đốc một NH cổ phần tại TP HCM lý giải do nhu cầu sử dụng tiền mặt cuối năm của người dân tăng để mua sắm, sửa nhà hoặc tiêu dùng... nên vài NH gặp áp lực về thanh khoản. Nhưng đây là yếu tố mang tính thời vụ nên không quá lo ngại. Một số NH khác tăng lãi suất để cân đối lại nguồn vốn, chứ không phải xu hướng chung.
Theo Thống đốc NHNN, ông Nguyễn Văn Bình, việc hạ lãi suất cho vay là rất khó.
Lãi suất cho vay khó giảm
Tại Phiên họp trực tuyến của Chính phủ với các địa phương hai ngày 28-29/12, trước câu hỏi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc có lãi suất có thể hạ tiếp được không, Thống đốc NHNN, ông Nguyễn Văn Bình cho biết hiện nay vấn đề lãi suất được Hội đồng tiền tệ Quốc gia bàn kỹ.
Ông Bình cho rằng việc hạ lãi suất là rất khó. Dẫn kết quả thảo luận của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ mới đây, ông Bình cho biết lạm phát 2015 ở mức 0,63% - rất thấp so với định hướng 5%. Chủ yếu do yếu tố bên ngoài, tức là giá dầu giảm kèm theo chi phí đầu vào giảm. Điều này đã diễn ra từ mấy năm nay, theo đó nếu loại trừ các yếu tố bất thường thì lạm phát 2014 phải ở mức xấp xỉ 5% và 2015 là 3%. Chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước phải dựa trên chỉ số lạm phát cơ bản này, nên thực tế dư địa giảm lãi suất không còn nhiều.
Ngoài ra, diễn biến 2015 cho thấy tín dụng tăng trưởng mạnh, khoảng 18%, trong khi huy động mới tăng 13%. Năm tới, cùng với đà phục hồi kinh tế, nhu cầu vốn trong sản xuất, tiêu dùng sẽ lên cao, dự kiến tăng trưởng tín dụng phải ở mức 20% mới đáp ứng.
Chưa kể, phải dành một phần dư địa để phát hành trái phiếu chính phủ, nguồn quan trọng để đầu tư phát triển. Rồi biến động tỉ giá cũng gây sức ép không nhỏ, mà lẽ thường để chống đỡ, nhà điều hành sẽ phải nâng lãi suất huy động nội tệ...
Các yếu tố trên, theo ông Bình sẽ gây áp lực nâng lãi suất huy động, từ đó tác động tới lãi suất cho vay. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước sẽ nỗ lực để duy trì mặt bằng lãi suất ổn định như năm 2015. Nếu diễn biến thuận lợi cho phép, sẽ kéo giảm lãi suất cho vay trung - dài hạn đi 0,3%-0,5% như đã thực hiện trong năm nay.
Để đạt được mục tiêu này, ông Bình đề nghị các bộ, ngành, địa phương đặc biệt lưu ý kiểm soát lạm phát. "Năm nay thấp nhưng không có gì chắc chắn sẽ giữ được lạm phát 2016 ở mức 5% mà Quốc hội đề ra" - ông nhấn mạnh.
Trước đó, tại buổi họp báo tổng kết hoạt động ngân hàng 2015 và triển khai nhiệm vụ 2016 diễn ra ngày hôm nay 24-12, rất nhiều câu hỏi được gửi đến lãnh đạo NHNN về chính sách điều hành tỷ giá và lãi suất. Trong đó có một câu hỏi là liệu lãi suất năm 2016 còn có dư địa để giảm không khi lạm phát năm nay chỉ khoảng 1%.
Trả lời câu hỏi này, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó thống đốc NHNN cho hay, lạm phát 2015 thấp, chỉ khoảng đâu đó 1% (con số vừa được Tổng cục Thống kê công bố là 0,64%-PV), nhưng lạm phát năm 2016 lại không thể chủ quan. Theo các tổ chức quốc tế, trong đó có IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế) đánh giá xu hướng lạm phát giảm ở nhiều nước trên thế giới không phản ánh sự giảm phát của nền kinh tế. Do đó, các nước cần thông tin truyền thông về vấn đề này để tránh đánh giá sai lầm về kỳ vọng của lạm phát.
Thực tế, lạm phát năm 2015 thấp có tác động bởi giá cả hàng hóa trên thế giới giảm, đặc biệt là giá dầu. Cuối 2015, giá dầu đã gần đạt mức đáy. Do đó, lạm phát năm 2016 sẽ không thuận lợi như năm 2015 vì nếu giá dầu tăng trở lại, thậm chí tăng nhanh sẽ tác động lớn tới lạm phát. Hơn nữa, năm 2016 sẽ là năm thực hiện lộ trình điều chỉnh nhiều mặt hằng thiết yếu như y tế, giáo dục, giá điện,...sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới lạm phát.
Bên cạnh đó, hiện nay, hệ thống ngân hàng thương mại vẫn nắm giữ lượng trái phiếu chính phủ rất lớn. Năm 2016, nhu cầu phát hành trái phiếu chính phủ cũng cao, điều này gây áp lực tới lãi suất. "Do đó năm 2016, lạm phát không thể duy trì thấp như năm 2015. Vì vậy, điều hành lãi suất năm 2016 sẽ là khó khăn và thách thức", bà Hồng cho biết.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Tín dụng cá nhân 'ấm' những tháng đầu năm Nhu cầu vốn của khách hàng đã cải thiện khá tích cực những tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù theo số liệu của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước - NHNN) đến ngày 20/1, tín dụng toàn ngành có giảm nhẹ so với cuối năm 2015, nhưng theo lãnh đạo các nhà...