Lãi suất liên ngân hàng tăng trở lại
Sau vài tuần hạ nhiệt, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã tăng trở lại ở nhiều kỳ hạn. Tuy nhiên, lãi suất cho vay vẫn ổn định.
Ngày 4-10, thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước cho thấy lãi suất bình quân liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm tăng lên 3,27%/năm, tăng khá mạnh so với mức 2,89% cuối tháng 9. Các mức lãi suất bình quân kỳ hạn 1 tuần, 1 tháng cũng tăng khá mạnh lên 3,52%-4,11%/năm.
Lãi suất liên ngân hàng tăng trở lại nên các ngân hàng cũng hạn chế vay mượn lẫn nhau ở các kỳ hạn dài, giao dịch chủ yếu là qua đêm với doanh số bình quân khoảng 21.845 tỉ đồng.
Như vậy, lãi suất liên ngân hàng đã tăng khá mạnh sau vài tuần hạ nhiệt. Theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suất liên ngân hàng phụ thuộc vào cung cầu vốn ngắn hạn trên thị trường này, nên việc tăng giảm là bình thường và mang tính chất ngắn hạn.
Trong khi đó, theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến gần cuối tháng 9, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 9,15%, thấp hơn mức tăng cùng kỳ năm ngoái. Tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 9,52%, cùng kỳ năm 2017 tăng 11,02%.
Video đang HOT
Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng tương đối ổn định, dù một số ngân hàng đã có động thái tăng lãi suất tiền gửi nhưng mức độ tăng nhỏ, không thể hiện xu hướng tăng của thị trường.
Lãi suất liên ngân hàng tăng trở lại. Ảnh: NLĐ
Hiện mặt bằng lãi suất huy động VNĐ phổ biến ở mức 0,6%-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,3%-5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1- 6 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,5%-7,3%/năm…
Lãi suất cho vay VNĐ phổ biến khoảng 6%-9%/năm đối với ngắn hạn và 9%-11%/năm đối với trung và dài hạn; đối với khách hàng tốt, lãi suất cho vay ngắn hạn từ 4%-5%/năm.
Theo Tổng cục thống kê, cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển hướng theo hướng tích cực, chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên, các dự án lớn, trọng tâm trọng điểm theo chủ trương của Chính phủ.
Riêng tại TP HCM, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM, cho biết tín dụng trên địa bàn trong 9 tháng tăng khoảng 10,5%. Dư nợ tín dụng tiếp tục duy trì tốc độ tăng cao so với các năm trước, giúp doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
T.Phương
Theo nld.com.vn
Lãi suất cho vay đã giảm rất mạnh
Vị tư lệnh ngành ngân hàng cho biết từ năm 2011- 2016, lãi suất huy động giảm 7-10%. Lãi suất cho vay giảm từ 10-11%, qua đó, góp phần ổn định mặt bằng lãi suất. Mặt bằng bình quân lãi suất trung dài hạn 9-10%.
Chiều ngày 16/11, Quốc hội bắt đầu chất vấn đối với Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng.
Trả lời các đại biểu về việc phấn đấu giảm lãi suất, Thống đốc Lê Minh Hưng nhận định trong điều hành chính sách tiền tệ, hệ thống ngân hàng luôn đặt nhiệm vụ giảm chi phí, lãi suất lên hàng đầu.
Theo Thống đốc, trong thời gian qua, mặt bằng lãi suất đã giảm rất mạnh. Từ năm 2011- 2016, lãi suất huy động giảm 7-10%. Lãi suất cho vay giảm từ 10-11%, qua đó, góp phần ổn định mặt bằng lãi suất. Mặt bằng bình quân lãi suất trung dài hạn 9-10%.
Vừa qua, có một số ngân hàng cho vay dự án BOT nhưng thời gian qua NHNN kiểm soát chặt chẽ dòng tín dụng vào BOT, bất động sản. Với BOT, tốc độ tăng tín dụng thấp hơn năm trước, tỷ trọng cho vay BOT chỉ chiếm 1,5% trong tổng dư nợ, nợ xấu ở mức thấp.
"Trước nhu cầu vốn rất lớn cho các dự án BOT, nhưng vừa qua Ngân hàng Nhà nước yêu cầu kiểm soát chặt tín dụng bất động sản khoảng 6,5% trong khi năm ngoái là hơn 10%, tỷ trọng cho vay lĩnh vực này cũng giảm. Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát chặt rủi ro các lĩnh vực này", Thống đốc trả lời.
Theo Trí thức trẻ
HoREA: Xin không siết chặt tín dụng bất động sản vì sợ thị trường có thể sốc Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) cho rằng chưa cần thiết áp dụng quy định thắt chặt tín dụng kể từ ngày 1/1/2019. Theo HoREA việc siết tỷ lệ từ 45% về 40% sẽ khiến cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư và người tiêu dùng trên thị trường bất động sản thu hẹp cơ hội tiếp cận nguồn vốn tín...