Lãi suất liên ngân hàng bật tăng
Tổng hợp 2 kênh OMO và tín phiếu, tuần qua, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng 31.506 tỷ đồng trong tuần qua. Cùng đó, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đồng loạt tăng các kỳ hạn.
Áp lực cân đối nguồn nhằm đảm bảo tỷ lệ dữ trữ bắt buộc trong tuần cuối tháng tại các ngân hàng là một trong những nguyên nhân đẩy lãi suất liên ngân hàng bật tăng mạnh trở lại.
Tuần qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bơm ròng 32.600 tỷ đồng qua kênh tín phiếu. Cụ thể, NHNN đã phát hành mới 4.900 tỷ đồng (kỳ hạn 7 ngày với mức lãi suất vẫn ở mức 3%) trong khi có 37.500 tỷ đồng đáo hạn trong tuần. Trái ngược với kênh tín phiếu, NHNN đã hút ròng 1.094 tỷ đồng qua kênh OMO.
Tổng hợp 2 kênh OMO và tín phiếu, NHNN ở vị thế bơm ròng 31.506 tỷ đồng trong tuần qua. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng lượng OMO đang lưu hành tiếp tục giảm xuống còn 1.635 tỷ đồng, lượng tín phiếu đang lưu hành cũng giảm xuống 4.900 tỷ đồng.
Lãi suất liên ngân hàng bật tăng mạnh Lãi suất liên ngân hàng trong tuần qua có mức tăng tương đối mạnh. Cụ thể, kỳ hạn qua đêm tăng 1%, từ mức 3,15% lên 4,15%/năm. Kỳ hạn 1 tuần và 2 tuần cũng tăng lần lượt từ mức 3,2% và 3,4%, cùng đạt mức 4,25%/năm.
Tuần vừa qua cũng là tuần cuối cùng của tháng 3, khi các NHTM phải tăng lượng tiền để đảm bảo tỉ lệ dựng trữ bắt buộc. Theo quan sát của chúng tôi, có khả năng áp lực cân đối nguồn nhằm đảo bảo tỷ lệ dữ trữ bắt buộc trong tuần cuối tháng tại các ngân hàng là một trong những nguyên nhân đẩy lãi suất liên ngân hàng bật tăng trở lại.
Ngoài ra, cũng không loại trừ khả năng có thể biến động về nguồn tiền gửi tại một số ngân hàng lớn (có thể là tiền gửi của KBNN) dẫn đên thanh khoản hệ thống bị ảnh hưởng. Điều này được phần nào biểu hiện khi lãi suất huy động của khu vực NHTM tăng nhẹ tại thời điểm cuối tháng 3 so với cuối tháng 2.
Video đang HOT
Photo: ..NHNN đã điểu chỉnh tăng mạnh tỷ giá trung tâm
Tỷ giá trung tâm tiếp tục tăng lên mức cao nhất
NHNN tiếp tục tăng tỷ giá trung tâm lên mức cao nhất từ trước đến nay lên 22.980 VND/USD, tăng 0,68% kể từ đầu năm. Tỷ giá giao dịch trên thị trường xoay quanh ngưỡng 23.200 đồng, như vậy mức chênh lệch với tỷ giá trung tâm hiện là 0,96%. Tỷ giá liên ngân hàng giảm 16 đồng so với ngày 29/2, ở mức 23.189 VND/USD. Tỷ giá tự do tăng 15 đồng so với thời điểm cuối tháng 02, ở chiều mua vào giá 23.195 VND/USD.
So với tuần trước đó, tỷ giá trung tâm tiếp tục tăng 23 đồng trong tuần qua, từ mức 22.957 VND/USD lên mức 22.980 VND/USD. Tỷ giá giao dịch tại các NHTM giảm 13 đồng từ 23.202 VND/USD xuống 23.189 VND/USD.
Như Tiền Phong đã thông tin trước đó, việc điều hành tỷ giá của NHNN đang khá chủ động. Theo đó, NHNN đã mua vào một lượng lớn ngoại tệ trong 3 tháng đầu năm, tiếp tục nâng dự trữ ngoại hối của Việt Nam lên một mức cao mới.
Tỷ giá tiền đồng là đồng tiền duy trì mức ổn định cao nhất từ đầu năm đến nay, chỉ giảm 0,03% so với đồng USD, trong khi đó, các đồng tiền trong khu vực đều suy yếu do đồng USD tăng 1,1% từ đầu năm tới nay: NDT giảm -1,84%, Rupiah Indonesia giảm -1,48%, Baht Thái giảm -1,38%, Singapore Dollar giảm -0,78%, đồng Peso Phillipines tăng nhẹ 0,34% YTD.
KHÁNH HUYỀN
Theo .tienphong.vn
Ngân hàng Nhà nước lần đầu gọi thầu tín phiếu trong năm nay
Lần đầu tiên trong năm nay Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phát hành 5 ngàn tỉ tín phiếu theo hình thức bán hẳn (outright) vào ngày 13-3, loại kỳ hạn 1 tuần với lãi suất 3% với tỷ lệ trúng thầu 100%.
Bên cạnh đó, NHNN tiếp tục mua kỳ hạn Giấy tờ có giá (GTCG) trên thị trường mở (OMO), kỳ hạn 1 tuần, lãi suất 4,75% với khối lượng trúng thầu đạt 798 tỉ đồng. Lãi suất liên ngân hàng đã giảm đáng kể từ đầu tuần, hiện tại quanh ngưỡng 3,6 - 3,8% kỳ hạn qua đêm đến 1 tuần.
Thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng được củng cố đáng kể, lãi suất liên tục giảm mạnh từ đầu tuần. Tính đến ngày 13-3, lãi suất tiền đồng đã giảm khoảng 0,3% các kỳ hạn so với đầu tuần. Tính từ sau dịp Tết Nguyên đán, đây là thời điểm lãi suất hạ nhiệt mạnh nhất. Lãi suất tiền đồng kỳ hạn qua đêm giao dịch trong khoảng 3,6 - 3,8%, kỳ hạn 1 tuần trong khoảng 3,7 - 3,9%, kỳ hạn 1 tháng khoảng 3,8 - 4,1%; lãi suất đồng đô la tiếp tục ổn định quanh ngưỡng 2,45 - 2,6% kỳ hạn qua đêm đến 1 tuần.
Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm. Nguồn: Reuters
Thanh khoản hệ thống dồi dào hơn, NHNN tranh thủ gọi thầu tín phiếu kỳ hạn ngắn 7 ngày, với lãi suất 3%, kết hợp cùng kênh mua kỳ hạn cũng với kỳ 7 ngày, lãi suất 4,75%, để bơm hút vốn trong hệ thống linh hoạt hơn.
Tổng hợp số dư qua 2 kênh, NHNN đang bơm ròng khoảng hơn 5 nghìn tỉ trên thị trường mở - số dư thấp đáng kể so với thời điểm từ tháng 10-2018 đến trước Tết Nguyên đán, thường duy trì ở mốc vài chục ngàn tỉ. Lần gần nhất, NHNN sử dụng kênh tín phiếu là vào cuối tháng 10-2018 cũng với lãi suất 3% nhưng kỳ hạn là 2 tuần.
Lãi suất tín phiếu là một trong những lãi suất điều hành, thường đóng vai trò là sàn lãi suất, định hướng lãi suất trên thị trường LNH. NHNN thường sử dụng khi lãi suất LNH trở nên quá thấp, việc phát hành tín phiếu sẽ hút bớt nội tệ dư thừa đẩy lãi suất LNH lên quanh ngưỡng lãi suất tín phiếu, giúp NHNN dẫn dắt lãi suất ngắn hạn theo mục tiêu.
Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, lãi suất LNH vẫn cao hơn nhiều so với lãi suất tín phiếu - khoảng 50 điểm, như vậy có lẽ mức 3% sẽ là chỉ báo cho lãi suất LNH trong tương lai gần, một mốc hỗ trợ "cứng" khi đà giảm mạnh lãi suất đang khá rõ nét cũng là một dấu hiệu về mục tiêu ổn định tỷ giá và lạm phát của nhà điều hành, thông qua duy trì sự cân đối giữa lãi suất tiền đồng và đô la trên thị trường tiền tệ.
Các yếu tố hỗ trợ thanh khoản thị trường có thể kể tới: tỷ giá ổn định quanh ngưỡng 23.200 đồng/đô la - là tỷ giá mua đồng đô la của NHNN; lũy kế từ đầu năm, NHNN đã mua ròng được khoảng hơn 4 tỉ đô la, tương ứng với hơn 90 ngàn tỉ đồng bơm ra thị trường.
Bên cạnh đó, NHNN vẫn tiếp tục gọi thầu qua kênh OMO, hỗ trợ tối đa nhu cầu vốn hệ thống. Số dư NHNN bơm vào hệ thống qua kênh mua kỳ hạn GTCG hiện tại còn trên 10 ngàn tỉ đồng - mức giảm đáng kể so với gần 30 ngàn tỉ đồng 2 tuần trước đó.
Ngoài ra, vốn ngoại đổ vào Việt Nam 2 tháng đầu năm là hơn 8 tỉ đô la tăng hơn 2,5 lần so với cùng kỳ 2018 tạo nguồn cung lớn trên thị trường. Các yếu tố tài chính quốc tế đang ủng hộ cho một môi trường vĩ mô trong nước tương đối ổn định khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có chuyển biến tích cực, chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các quốc gia mới nổi trong khu vực có dấu hiệu ngừng thắt chặt như đã diễn ra trong năm 2018. Đây có thể cũng là lý do giúp tỷ giá ổn định suốt từ đầu năm, giúp NHNN liên tục mua vào lượng lớn đô la, củng cố dự trữ ngoại hối và đảm bảo thanh khoản nội tệ trong hệ thống.
Năm 2019 được đánh giá có nhiều yếu tố thuận lợi để kinh tế Việt Nam bứt phát. Tăng trưởng toàn cầu chậm lại, Trung Quốc liên tục nới lỏng tiền tệ trong khi Fed thận trọng trong việc tăng lãi suất... điều này ít nhiều có thể ủng hộ cho một chính sách tiền tệ thiên về nới lỏng của NHNN.
Xong kể từ giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2008, lạm phát 2 con số, nhà điều hành vẫn giữ mục tiêu tiên quyết là ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện qua lạm phát, tỷ giá. Chính sách tiền tệ sẽ linh hoạt trong từng thời kỳ, xoay quanh các mục tiêu lạm phát, tỷ giá và cả tín dụng. Việc duy trì mặt bằng lãi suất trên thị trường tiền tệ ổn định ở mức thấp hợp lý sẽ hỗ trợ đáng kể chi phí vốn cho nền kinh tế và giúp mục tiêu lạm phát cán đích thành công.
Theo thesaigontimes.vn
Giá vàng hôm nay 24.2: Đồng loạt tăng phiên cuối tuần Giá vàng hôm nay (24.2) vàng miếng trong nước và thế giới đồng loạt tăng phiên cuối tuần, nhà đầu tư tiếp tục mua vào. Mở cửa sáng nay (24.2), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niếm yết vàng SJC ở mức 36,91 - 37,11 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 90.000 đồng/lượng ở cả hai chiều so với...