Lãi suất liên ngân hàng bằng VND giảm ở các kỳ hạn chủ chốt
Lãi suất bình quân liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 1 tháng giảm lần lượt còn 1,20%/năm, 1,53%/năm và 2,90 %/năm.
Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, hiện nay lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng đối với các giao dịch bằng Việt Nam đồng (VND) đảo chiều giảm ở hầu hết các kỳ hạn chủ chốt.
Cụ thể, lãi suất bình quân liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 1 tháng giảm lần lượt còn 1,20%/năm, 1,53%/năm và 2,90 %/năm. Đối với các giao dịch USD: lãi suất bình quân liên ngân hàng kỳ hạn 2 tuần không đổi (vẫn giữ ở mức 0,56%/năm). Trong khi đó, lãi suất bình quân các kỳ hạn chủ chốt còn lại dưới 1 tháng giảm. Cụ thể: Lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 1 tháng giảm lần lượt còn mức 0,43%/năm, 0,48%/năm và 0,74%/năm so với tuần trước đó.
Lãi suất giao dịch bằng VND đảo chiều giảm ở hầu hết các kỳ hạn chủ chốt.
Trong khi đó lãi suất huy động và lãi suất cho vay bằng Việt Nam đồng vẫn tương đối ổn định phổ biến ở mức 0,8-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,5-5,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,4-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,4-7,2%/năm.
Video đang HOT
Mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên hiện đang ở mức 6-7%/năm đối với ngắn hạn, các Ngân hàng thương mại nhà nước tiếp tục áp dụng lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 9-10%/năm.
Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3-11%/năm đối với trung và dài hạn. Đối với nhóm khách hàng tốt, tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, lãi suất cho vay từ 5-6%/năm.
Sửa đổi một số quy định về hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã
Ngân hàng Nhà nước cũng vừa ban hành Thông tư 09 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 31 về quy định Ngân hàng Hợp tác xã. Theo đó, Thông tư 09 sửa đổi quy định về hoạt động của Ngân hàng Hợp tác đối với các Quỹ tín dụng Nhân dân thành viên.
Cụ thể, Ngân hàng Hợp tác xã được nhận tiền gửi điều hòa vốn, cho vay điều hòa vốn đối với các Quỹ tín dụng nhân dân thành viên theo Quy chế điều hòa vốn. Việc xây dựng và nội dung của Quy chế điều hòa vốn phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Qũy tín dụng nhân dân thành viên gửi tiền (không kỳ hạn, có kỳ hạn) tại Ngân hàng Hợp tác xã để điều hòa vốn.
Qũy tín dụng nhân dân thành viên được Ngân hàng Hợp tác xã cho vay điều hòa vốn khi có nhu cầu về vốn để mở rộng tín dụng; Cơ chế lãi suất tiền gửi đảm bảo tính hỗ trợ và lãi suất tiền vay điều hòa vốn phải rõ ràng, minh bạch, có tính liên kết giữa Ngân hàng Hợp tác xã với các Qũy tín dụng nhân dân thành viên; Quy định cụ thể về đối tượng, hạn mức, trình tự, hồ sơ, chứng từ liên quan đến việc nhận tiền gửi điều hòa vốn, cho vay điều hòa vốn…
Thông tư 09 cũng sửa đổi quy định về trách nhiệm và quyền hạn của Ngân hàng Hợp tác xã. Theo đó, Ngân hàng Hợp tác xã có các quyền hạn được tiếp cận hệ thống thông tin của Ngân hàng nhà nước để thu thập thông tin liên quan đến hoạt động của Qũy tín dụng nhân dân; yêu cầu Qũy tín dụng nhân dân cung cấp báo cáo phục vụ cho mục đích điều hòa vốn và giám sát an toàn hệ thống; Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ khoản vay của các Qũy tín dụng nhân dân thành viên tại Ngân hàng hợp tác xã. Thông tư 09 có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8 tới./.
Theo VOV
Vay tín dụng tiêu dùng: Mất khả năng trả nợ do lãi suất quá cao
Theo Cục quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương, trong tháng 5 vừa qua, Cục đã nhận được một số khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến việc vay tín dụng tiêu dùng, tuy nhiên sau đó không có khả năng trả nợ do lãi suất quá cao.
Cục quản lý cạnh tranh cho biết, trong tháng 5 năm 2016, Cục đã nhận được một số đơn khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến dịch vụ cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính. Theo đó, người tiêu dùng ký hợp đồng vay tiêu dùng với các công ty tài chính để mua các sản phẩm tiêu dùng như điện thoại, máy vi tính, đồ điện tử gia dụng... Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn (3 - 6 tháng), người tiêu dùng không còn khả năng trả nợ do lãi suất quá cao, và gặp thái độ cư xử không đúng mực từ phía các công ty tài chính.
Trước những khiếu nại trên, Cục quản lý cạnh tranh cho rằng, người tiêu dùng nên thận trọng và cân nhắc kỹ lưỡng với các hợp đồng cho vay tiêu dùng.
Ảnh minh họa
Theo đó, Cục quản lý cạnh tranh cho rằng, người tiêu dùng cần cân nhắc trước khi vay tiêu dùng trả góp. Lưu ý trước khi ký hợp đồng, xem xét kỹ hợp đồng ký với các công ty tài chính, đặc biệt là các điều khoản về lãi suất, lãi phạt, thời hạn trả nợ.
"Khi người tiêu dùng đã ký kết hợp đồng cho vay với công ty tài chính, thì người tiêu dùng và công ty tài chính có nghĩa vụ thực hiện các điều khoản của hợp đồng, trong đó có điều khoản về lãi suất và tiến độ trả nợ. Tuy nhiên, trong quá trình ký kết hợp đồng, nếu cảm thấy các điều khoản trên có thể gây bất lợi cho mình trong tương lai, người tiêu dùng nên xem xét kỹ lưỡng trước khi ký kết", Cục quản lý cạnh tranh khuyến cáo.
Cũng theo Cục quản lý cạnh tranh, khi vay tín dụng tiêu dùng, cần lưu ý sau khi ký hợp đồng. Trong đó, người tiêu dùng có trách nhiệm yêu cầu và lưu giữ hợp đồng để làm căn cứ đối chiếu, so sánh trong trường hợp xảy ra tranh chấp.
Ngoài ra, người tiêu dùng nên lưu giữ tất cả hóa đơn, tài liệu chứng minh nghĩa vụ thanh toán nợ. Khi phát sinh tranh chấp, người tiêu dùng có quyền yêu cầu công ty giải quyết tranh chấp hoặc khiếu nại tại Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương.
Yến Nhi
Theo_VnMedia
Thêm 6.745 tỷ đồng đổ vào trái phiếu Chính phủ Phiên đấu thầu tổng có khối lượng gọi thầu 6.000 tỷ đồng cho hai loại kỳ hạn: năm năm (5.000 tỷ đồng) và 30 năm (1.000 tỷ đồng). Phiên đấu thầu tổng có khối lượng gọi thầu 6.000 tỷ đồng cho hai loại kỳ hạn: năm năm (5.000 tỷ đồng) và 30 năm (1.000 tỷ đồng). Trái phiếu kỳ hạn năm năm có...