Lãi suất: Không cứ “ép” là được!
Lãi suất là biến số thị trường nên không thể ấn định một con số duy ý chí. Kéo lãi suất cho vay về 5% là điệp vụ bất khả thi, nhiều chuyên gia nhận định.
Ảnh minh họa.
Bơm và hút
Theo số liệu phân tích của Trung tâm Nghiên cứu của MaritimeBank, đến ngày 23/8, trên thị trường liên NH, lãi suất VND đã có 6 phiên giảm liên tiếp ở kỳ hạn qua đêm và 1 tuần. Lãi suất cả hai kỳ hạn này ở mức rất thấp, chỉ 0,74% và 0,82%/năm. Lãi suất liên NH giảm mạnh là chỉ báo cho thấy thanh khoản hệ thống NH đang khá dư dả. Chính vì vậy, NHNN cũng liên tiếp phát hành tín phiếu để hút tiền về.
Mỗi phiên NHNN phát hành trung bình 8.000 tỷ đồng kỳ hạn 14 ngày. Riêng phiên ngày 23/8, NHNN đã nâng lượng phát hành tín phiếu lên 10.000 tỷ đồng nhưng giữ nguyên kỳ hạn. Cũng như các phiên từ tháng 5/2016 đến nay, hầu hết số lượng tín phiếu được NHNN phát hành đều được các NHTM hấp thụ hết.
Tại buổi họp báo mới đây, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng chia sẻ: Với vai trò là người điều tiết thanh khoản hệ thống, NHNN đã theo dõi sát diễn biến thị trường đưa tiền ra cũng như hút tiền vào hàng ngày đảm bảo thanh khoản dư thừa ở mức hợp lý giúp duy trì lãi suất ổn định, đồng thời ngăn chặn các NH không quay ra huy động trên thị trường 1 có thể đẩy lãi suất tăng lên. Vì vậy, mặc dù trong 7 tháng đầu năm lãi suất chịu nhiều sức ép nhưng NHNN xác định phải giữ ổn định mặt bằng lãi suất huy động.
Do lượng tín phiếu phát hành nhiều và với quy mô các phiên sau lớn hơn, nên lãi suất tín phiếu cũng đã giảm sâu xuống chỉ còn 0,59%/năm giúp chi phí điều tiết vốn trong hệ thống trở nên dễ chịu hơn. Tuy nhiên một thành viên Hội đồng tư vấn tài chính tiền tệ quốc gia băn khoăn với việc NHNN tăng số lượng phát hành tín phiếu. Vị này đồng tình với mặt tích cực của việc phát hành tín phiếu giúp NHNN nhanh chóng trung hòa lượng tiền trong lưu thông, hỗ trợ giảm lãi suất, nhưng mặt trái của nó là Nhà nước sẽ chịu phí tổn. Điều quan trọng hơn là nếu lạm dụng sử dụng tín phiếu làm hạn chế quá trình phát triển thị trường trái phiếu theo đúng nghĩa.
“Thời điểm này NHNN không có nhiều lựa chọn để thực hiện. Nếu muốn làm được điều này thì phải hội tụ được 3 điều kiện đó là chính sách tiền tệ tự chủ, linh hoạt, hiệu lực hơn; kỷ luật nghiêm minh của ngân sách và cuối cùng phải phát triển thị trường trái phiếu”, vị này nhấn mạnh.
Video đang HOT
Có ép được không?
Quay trở lại với câu chuyện lãi suất, trước nay lãi suất luôn được coi là biến số của thị trường và được xác lập dựa trên quan hệ cung – cầu thị trường. Vậy nên sau khi Bộ Kế hoạch & Đầu tư công bố Dự thảo Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 với nhiều mục tiêu liên quan đến ngành NH trong đó có “nhắc” tới mục tiêu kéo lãi suất cho vay xuống mức trung bình của các nước đang phát triển là khoảng 5%/năm lại vấp phải sự phản ứng từ thị trường.
“Lãi suất là biến số thị trường nên không thể ấn định một con số duy ý chí như vậy được”, một vị chuyên gia bức xúc nói và ông cũng thắc mắc không biết cơ sở nào để Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra con số 5%. Nếu dựa vào kỳ vọng lạm phát thì ngay trong nội dung Dự thảo này thấy sự mâu thuẫn. Trong mục tiêu cụ thể của nội dung đầu tiên là ổn định vững chắc kinh tế vĩ mô có đề cập đến duy trì ổn định lạm phát và neo kỳ vọng lạm phát ở mức 5%/năm. Như vậy, có thể hiểu đến năm 2020 lạm phát mục tiêu sẽ ở mức 5%/năm. Mà lãi suất huy động NH lại “ngóng” theo lạm phát. Nếu muốn đảm bảo thực dương lãi suất cho người gửi tiền thì con số lãi suất có thể phải cao hơn. Ở góc độ này cho thấy mục tiêu kéo lãi suất cho vay về mức 5% như các nước đang phát triển tại Dự thảo trên là bất khả thi.
Chưa kể Việt Nam đang mong muốn đến năm 2018 được công nhận nền kinh tế thị trường đầy đủ, không thể có chuyện áp đặt biện pháp hành chính cụ thể trần lãi suất cho vay. Thay vì lãi suất, vị chuyên gia cho rằng nên điều hành kinh tế nên theo lạm phát mục tiêu. Đây là cách điều hành tương đối hiện đại, và phù hợp với xu thế hiện nay khi Việt Nam hội nhập sâu rộng. “Nhất là lại muốn NHTW hiện đại, độc lập hơn, thì điều hành theo lạm phát mục tiêu rất phù hợp và hoàn toàn khả thi khi thực hiện”, TS Lực khẳng định lại quan điểm.
Theo TS Vũ Đình Ánh, khó phân xử khách hàng hay NH đúng. Khách hàng kêu cao, còn NH lại bảo cho vay lãi suất thấp. Theo tôi cứ nhìn vào con số tăng trưởng tín dụng trên thị trường thì thấy rõ nhất lãi suất có phù hợp hay không. Nếu lãi suất cao quá thì DN khó vay vốn và tín dụng không thể tăng được.”Nhưng thực tế, tín dụng tăng trưởng đều từ đầu năm đến nay cho thấy lãi suất đang phù hợp thì DN mới vay được nhiều như vậy chứ”, ông Ánh kết luận.
Theo NTD
Khả năng giảm lãi suất tiền đồng: Đừng kỳ vọng quá nhiều!
Dù có nhiều yếu tố hỗ trợ, khả năng giảm của lãi suất cho vay tiền đồng đang gặp phải nhiều áp lực từ rủi ro tỷ giá hiện hữu trở lại và lạm phát vẫn cao hơn đáng kể so với năm 2015.
Lãi suất cho vay được nhiều ngân hàng điều chỉnh giảm trong thời gian gần đây.
Sự dư thừa thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong thời gian qua phần nào là yếu tố giúp giải tỏa áp lực tăng đối với lãi suất huy động trên thị trường và một số ngân hàng như ACB, Sacombank hay Eximbank thời gian gần đây thậm chí còn điều chỉnh giảm khoảng 0,1% lãi suất huy động kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng.
Một số ngân hàng lớn với tiềm lực nguồn vốn dồi dào như Vietcombank, Vietinbank và BIDV mới đây cũng thông báo rộng rãi việc giảm lãi suất và áp trần lãi suất cho vay tiền đồng 10%/năm, nhen nhóm kỳ vọng đối với số đông khách hàng doanh nghiệp.
Song dường như, những động thái trên đây chưa hẳn là tín hiệu rõ rệt về khả năng mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường có thể giảm trên bình diện rộng.
Cho đến cuối tháng 5 vừa qua, ngoài những động thái lẻ tẻ từ phía các "đại gia" ngân hàng, với tỉ giá tương đối ổn định và thanh khoản hệ thống dồi dào, mặt bằng lãi suất huy động cũng như cho vay dường như không có nhiều thay đổi so với giai đoạn trước.
Và cho đến tận thời điểm này của tháng 6, thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6-7%/năm đối với ngắn hạn và 9-10%/năm đối với trung và dài hạn. Trong khi lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường vẫn ở mức 6,8-9%/năm đối với ngắn hạn và 9,3-11%/năm đối với trung và dài hạn.
Lãi suất giảm sẽ làm giảm áp lực vay nợ lên hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. Ảnh: T.L
Đặt tình huống về khả năng giảm của lãi suất tiền đồng ở thời điểm này có thể nhận thấy, những "rào cản" lớn nhất sẽ đến từ rủi ro tỷ giá hiện hữu có thể trở lại và diễn biến, kỳ vọng lạm phát 2016 dù vẫn ở mức tương đối thấp nhưng cao hơn đáng kể so với 2015.
Bên cạnh đó, theo Chứng khoán Vietcombank (VCBS), áp lực tăng quy mô tài sản, cân đối nguồn vốn và đảm bảo các tỷ lệ an toàn của các ngân hàng thương mại (NHTM), đặc biệt sau khi Thông tư 06 của NHNN chính thức được ban hành với lộ trình cụ thể, cũng là một trở ngại không nhỏ.
Trước đó, thông tin được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 cho biết trong vòng 4 tháng qua, NHNN mua vào khoảng 8 tỷ USD (tương đương khoảng 178.000 tỷ đồng) giúp cải thiện dự trữ ngoại hối. Việc mua vào một lượng lớn ngoại tệ như vậy đồng nghĩa với việc NHNN phải bơm một lượng lớn tiền Đồng tương ứng ra thị trường.
Tình trạng dư thừa thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cho là yếu tố thúc đẩy nhu cầu giảm lãi suất tiền đồng. Tuy nhiên theo đánh giá của BVSC, điều này có thể chỉ mang tính tạm thời và ngắn hạn.
Thực tế với rủi ro lạm phát đang tăng nhanh trở lại (cuối tháng 5 đạt mức 2,28% trong khi cùng kỳ năm 2015 mới đạt 0,95% theo năm), NHNN sẽ phải rất thận trọng trong việc điều tiết cung tiền. Trên thực tế, trong hai tuần đầu tháng 6, NHNN phát hành trở lại tín phiếu ngân hàng kỳ hạn 7 ngày và 14 ngày với giá trị khoảng 40.000 tỷ đồng. Động thái này có thể nhằm mục đích hút bớt lượng tiền dư thừa trong hệ thống về.
Nhìn vào diễn biến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng trong tháng 5 xuống mức thấp kỉ lục trong vòng 3 năm qua (lãi suất ngày 23/5 chỉ còn 0,82%, lãi suất 1 tháng ở mức 3%), Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cũng nhìn nhận nguyên nhân hệ thống ngân hàng có thanh khoản khá tốt trong thời gian qua là do nguồn cung ổn định, huy động tăng cao trong khi tín dụng tăng ở mức tương đương so với cùng kỳ.
Dẫu vậy việc giảm lãi suất cho vay được một số ngân hàng lớn tiến hành trong thời gian qua chưa phải là tín hiệu đủ mạnh cho thấy mặt bằng lãi suất cho vay có thể thay đổi ngay dù thị trường đang kỳ vọng về khả năng giảm nhẹ lãi suất cho vay trong thời gian tới.
"Áp lực lên mặt bằng lãi suất trong thời gian tới vẫn đáng kể do nhu cầu tín dụng tăng cao vào các quý cuối năm; kỳ vọng lạm phát và áp lực tỷ giá lớn hơn vào cuối năm sẽ gây áp lực đáng kể lên lãi suất" - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia chung nhân định.
Ngược lại, "với cơ chế điều hành tỷ giá mới theo hướng linh hoạt hơn, chúng tôi cho rằng NHNN còn nhiều dư địa chính sách để ổn định mặt bằng lãi suất. Như vậy, chúng tôi kỳ vọng mặt bằng lãi suất trong thời gian tới sẽ tiếp tục duy trì tương đối ổn định quanh mức hiện tại, trần lãi suất huy động 5,5% đối với các kỳ hạn ngắn nhiều khả năng sẽ được giữ vững" nhóm phân tích của Chứng khoán Vietcombank đánh giá.
Theo Lao đông
Lãi suất cho vay đã thấp hơn lãi suất huy động Một loạt ngân hàng đã công bố hạ lãi suất cho vay, thậm chí cho vay với khung lãi suất thấp hơn cả lãi suất huy động. Với chính sách hỗ trợ này, các ngân hàng sẽ phải hy sinh lợi nhuận để hỗ trợ các doanh nghiệp và người đi vay. Lãi suất cho vay đã về mức 5 - 6%/năm Vào...