Lãi suất huy động và cho vay bằng VND tương đối ổn định
Lãi suất huy động và cho vay bằng VND tại các NHTM tương đối ổn định, theo báo cáo của NHNN trong tuần cuối tháng 4.
Thông tin trên CafeF, theo NHNN, hiện, mặt bằng lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,8-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,5-5,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,4-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,4-7,2%/năm.
Trong khi đó, lãi suất cho vay bằng VND ổn định. Hiện nay, mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6-7%/năm đối với ngắn hạn, các NHTM nhà nước tiếp tục áp dụng lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 9-10%/năm. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3-11%/năm đối với trung và dài hạn.
Ngoài ra, lãi suất cho vay USD cũng tương đối ổn định. Hiện lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 2,8-6,2%/năm; trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 2,8-5,2%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 5,3-6,2%/năm.
Theo NHNN, hiện, mặt bằng lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,8-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng. (Ảnh minh họa).
Trong một diễn biến khác, thông tin từ NHNN, ngày 6/5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành các văn bản chấn chỉnh tình trạng lách lãi suất để huy động USD của các ngân hàng thương mại
Video đang HOT
NHNN cho biết nhận được nhiều thông tin phản ánh trên thị trường xuất hiện một số ngân hàng lách luật vượt trần lãi suất huy động USD (0%/năm) để thu hút ngoại tệ. Do đó, để bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật, an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng và ổn định thị trường tiền tệ, Thống đốc NHNN yêu cầu các ngân hàng phải nghiêm túc chấp hành các quy định hiện hành cũng như chỉ đạo của Thống đốc về lãi suất huy động, đặc biệt là huy động USD. Nghiêm cấm các ngân hàng thực hiện các biện pháp kỹ thuật để lách, vượt trần lãi suất huy động USD; nghiêm cấm cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn.
NHNN cũng yêu cầu các ngân hàng thương mại tăng cường kiểm tra, kiểm toán nội bộ, chủ động phát hiện những vi phạm về mức lãi suất huy động; chỉ đạo chấn chỉnh và xử lý nghiêm người đứng đầu các chi nhánh, đơn vị trực thuộc để xảy ra vi phạm, không chấp hành các quy định và chỉ đạo của NHNN.
“Các tổ chức tín dụng xảy ra tình trạng vi phạm các quy định về lãi suất huy động sẽ không được không xem xét, chấp thuận đề nghị mở mới chi nhánh, phòng giao dịch, máy ATM, văn phòng đại diện, cung cấp dịch vụ mới hoặc triển khai nghiệp vụ kinh doanh mới; hạn chế, đình chỉ, tạm đình chỉ một hoặc một số hoạt động ngân hàng (nếu xét thấy cần thiết)” – văn bản của NHNN nêu rõ.
Ngoài ra, NHNN cũng yêu cầu các cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố chủ động theo dõi, nắm bắt thông tin và giám sát việc chấp hành lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng thuộc chức năng quản lý trên địa bàn. Đồng thời, xử lý nghiêm theo quy định đối với những trường hợp vi phạm, quy trách nhiệm cụ thể đối với cá nhân, tổ chức liên quan (nếu có).
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Lãi suất cho vay rục rịch tăng?
Bên cạnh việc tăng lãi suất huy động, các ngân hàng cũng tăng lãi suất cho vay...
Lãi suất cho vay tăng
Báo VOV đưa tin, trong một thời gian dài, từ cuối năm 2015 đến nay các ngân hàng liên tục đẩy lãi suất huy động lên cao khiến lãi suất cho vay tăng theo. Chứng kiến cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng, nhiều doanh nghiệp không khỏi ái ngại khi xảy ra kịch bản xu hướng tăng lãi suất huy động kéo dài khiến lãi suất cho vay tăng diễn ra trong năm 2016.
Lo ngại về vấn đề này, ngay trong tháng 2/2016, NHNN đã có Chỉ thị số 01, yêu cầu các TCTD thực hiện nghiêm túc các quy định và chỉ đạo của NHNN về lãi suất; áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý trên cơ sở lãi suất huy động và mức độ rủi ro của khoản vay, chia sẻ khó khăn với khách hàng vay, đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động của TCTD. Không được thu các loại phí liên quan đến khoản vay, trừ một số khoản phí theo quy định của NHNN về thu phí cho vay của TCTD đối với khách hàng...
Tuy nhiên, thời gian qua lãi suất huy động tăng cũng đồng nghĩa khó lòng giảm lãi suất cho vay. Lãnh đạo một doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải tâm sự, qua tìm hiểu từ một cán bộ tín dụng ngân hàng thì lãi suất cho vay được tính bằng lãi suất huy động đầu vào cho khoản vay cộng với một mức khoảng 3 -4,5%/năm, tùy từng điều kiện vay cụ thể.
Còn theo khảo sát, bên cạnh việc tăng lãi suất huy động, các ngân hàng cũng tăng lãi suất cho vay. Tại ngân hàng VIB (49 Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội), chị Nguyễn Thị Huệ, nhân viên tín dụng cho biết, với gói sản phẩm cho vay ô tô, nhà đất nếu lãi suất trong năm 2015 là 9,2%/năm thì đến nay mức lãi suất này là 9,5%/năm.
Tuy nhiên, theo nhân viên tín dụng này, hạn mức tín dụng đã hết nên khách hàng không được hưởng khoản vay với mức lãi suất 9,5%/năm. Thay vào đó, VIB ra mắt gói mới với lãi suất cho vay là 9,8%/năm... Giới thiệu với khách hàng là vậy song nhân viên tín dụng này lưu ý, nếu lãi suất huy động đầu vào tăng thì lãi suất cho vay cũng sẽ tăng theo.
Bên cạnh việc tăng lãi suất huy động, các ngân hàng cũng rục rịch tăng lãi suất cho vay.
Ngân hàng Nhà nước: Tiếp tục giảm lãi vay trung, dài hạn
Trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên ngày 4/3, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước Bùi Quốc Dũng khẳng định Ngân hàng Nhà nước sẽ điều tiết ổn định mặt bằng lãi suất (LS), không để các ngân hàng chạy đua, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp đi đêm, vượt rào.
Ông Dũng cũng cho biết, theo thống kê, mặt bằng LS cho vay hiện vẫn ổn định so với cuối năm 2015. Cụ thể, lãi cho vay kỳ hạn ngắn phổ biến 6 - 9%/năm, trung và dài hạn 9 - 12%/năm. Phân khúc khách hàng tốt, các TCTD áp dụng 5 - 6%/năm. Tính bình quân LS cho vay là 8,85%/năm.
"Như tôi đã phân tích, hệ số lợi nhuận biên ròng của các TCTD không thay đổi, mặt bằng LS vẫn ổn định và do đó LS cho vay vẫn duy trì ở mức cũ, không bị tác động dù áp lực cũng rất lớn. Do đó, NHNN sẽ tiếp tục kiên định điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, thực hiện linh hoạt việc bơm tiền ra/hút tiền về, thông qua nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ khác để điều tiết thanh khoản hợp lý hỗ trợ các TCTD có điều kiện cung ứng vốn thông suốt cho nền kinh tế.
NHNN cũng sẽ điều hành lãi suất liên NH ở mức phù hợp với tương quan lãi suất thị trường 1, đảm bảo thanh khoản cho toàn hệ thống, qua đó tạo điều kiện ổn định mặt bằng LS huy động và cho vay của các TCTD nhưng vẫn kiểm soát được lạm phát và không gây áp lực lên tỷ giá.
Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp như vậy, cùng mục tiêu ổn định và phấn đấu giảm nhẹ mặt bằng LS trung và dài hạn trong năm 2016 là khả thi."
Về việc các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động, ông Dũng khẳng định: " Hiện nay, Vụ Chính sách tiền tệ cùng các đơn vị chức năng đang theo dõi sát việc thực hiện trần LS huy động. Chúng tôi cũng mong các cơ quan báo chí và người dân nếu nắm bắt được trường hợp vi phạm, cung cấp thông tin và tài liệu liên quan để NHNN thực hiện xác minh, kiểm tra và xử lý nghiêm. Tới đây, thanh tra của NHNN cũng sẽ tiến hành thanh tra chuyên đề tại các TCTD về vấn đề này. Họ có thể sẽ cải trang, vào vai khách hàng để kiểm tra."
Thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy 2 tháng đầu năm nay có 15 tổ chức tín dụng (TCTD) tăng lãi suất huy động với mức tăng bình quân từ 0,1 - 0,2%/năm, trong khi có 6 TCTD lại giảm, bình quân từ 0,1 - 0,3%/năm. Vì vậy, mức LS huy động hiện tại vẫn cơ bản ổn định so với cuối năm 2015. Cụ thể, mặt bằng bình quân kỳ hạn dưới 6 tháng từ 4,5 - 5,4%/năm, còn kỳ hạn 6 tháng trở lên từ 5,5 - 7,2%/năm. Kết quả đó cho thấy, việc tăng LS huy động không phải xu hướng chung mà chủ yếu mang tính chất tạm thời để dự trù nguồn vốn cho vay ở một số đơn vị, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh những tháng sau tết.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Sự thật việc ngân hàng tăng lãi suất cuối năm Theo Ngân hàng Nhà nước, mức tăng lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng thời gian gần đây là không đáng kể. Mức tăng lãi suất này không bắt nguồn từ áp lực cân đối vốn của các tổ chức tín dụng, mà chỉ là phản ánh yếu tố mùa vụ. Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong tháng 12/2015,...