Lãi suất huy động tăng, lãi suất cho vay có tăng theo?
Trước việc một số ngân hàng tăng lãi suất huy động, nhiều ý kiến lo ngại về khả năng lãi suất cho vay sẽ tăng trong thời gian tới.
Gần đây, một số ngân hàng có động thái tăng lãi suất huy động. Cụ thể, ngân hàng SHB áp dụng lãi suất gửi tiết kiệm cao nhất lên mức 8,2%/năm; tại PVcomBank, lãi suất cao nhất là 8,5%/năm, còn ở TPBank, lãi suất huy động cao nhất là 8,6%…
Theo chuyên gia kinh tế – ngân hàng Cấn Văn Lực, động thái tăng lãi suất huy động tại các ngân hàng thời gian qua chỉ là cục bộ, tập trung chủ yếu ở các ngân hàng có quy mô nhỏ với mục đích để giữ thị phần, khách hàng.
Việc tăng lãi suất là do các ngân hàng cần nguồn vốn và cũng là để cơ cấu lại, chuẩn bị nguồn vốn trung và dài hạn để tăng trưởng tín dụng trong quý 3 và quý 4 trong năm. Bên cạnh đó, tăng lãi suất nhằm tăng vốn cấp 2 để đáp ứng tốt hơn chuẩn Base II theo lộ trình của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã quy định. Một lý do nữa là để đáp ứng quy định của Thông tư 36 chuẩn bị sửa đổi đó là giảm dần việc sử dụng vốn ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn.
Lãi suất cho vay liệu có tăng trong thời gian tới? (Ảnh minh họa: KT)
Cũng theo TS. Cấn Văn Lực, theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, về cơ bản, mặt bằng lãi suất đầu ra vẫn phải giữ ổn định. Chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra của hệ thống ngân hàng sẽ bị giảm. Như vậy, nguồn thu từ nguồn vốn tín dụng sẽ giảm đi, do đó, hệ thống ngân hàng cần đa dạng hóa hoạt động, đặc biệt phát triển dịch vụ để có thể tăng nguồn thu.
Video đang HOT
“Chính phủ, NHNN định hướng các ngân hàng duy trì ổn định hoặc giảm lãi suất cho đối với lĩnh vực ưu tiên, vay ngắn hạn với một số khách hàng cụ thể chứ không thể thực hiện đại trà. Nếu giảm đại trà thì ngân hàng không có đủ nguồn lực. Vì thế, nếu có giảm lãi suất, ngân hàng chỉ giảm được đối với những doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực ưu tiên”, ông Lực cho hay.
Các chuyên gia kinh tế khác thì nhận định, việc một số ngân hàng nhỏ tăng lãi suất huy động các kỳ hạn dài là để cơ cấu lại nguồn vốn nhằm đáp ứng quy định về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 45% xuống 40%.
Theo dự đoán, tỷ lệ này có thể giảm xuống thấp hơn trong thời gian tới khi mà NHNN đang xây dựng lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn xuống còn 30%.
Trước những diễn biến tăng của lãi suất huy động, nhiều ý kiến lo ngại về khả năng lãi suất cho vay sẽ tăng trong thời gian tới.
Ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ – Ngân hàng Nhà nước giải thích, động thái tăng lãi suất huy động chỉ diễn ra tại các ngân hàng quy mô nhỏ. Mặt khác, các ngân hàng này cũng chỉ tăng ở một vài kỳ hạn, chủ yếu là kỳ hạn dài, thậm chí ở kỳ hạn rất dài và yêu cầu một số điều kiện về giá trị rất lớn của khoản tiền gửi. Trong khi các ngân hàng chiếm thị phần, huy động vốn lớn trong nền kinh tế là các NHTM quốc doanh lại không tăng lãi suất huy động. Vì vậy, việc tăng lãi suất huy động của các ngân hàng nhỏ không có nhiều tác động đến mặt bằng lãi suất huy động chung.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú khẳng định, sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và ổn định mặt bằng lãi suất cho vay, góp phần tạo lập môi trường kinh doanh ổn định cho người dân, doanh nghiệp. NHNN yêu cầu các TCTD duy trì mặt bằng lãi suất huy động ổn định hợp lý, phù hợp với khả năng cân đối vốn, khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh; chấp hành quy định về lãi suất tiền gửi, tăng cường kiểm soát tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro…/.
Chung Thủy/VOV.VN
Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh mạnh cơ cấu cho vay bất động sản
Trước quan ngại vốn tín dụng đang dồn vào bất động sản, Ngân hàng Nhà nước vừa cho biết, cơ cấu cho vay bất động sản đã được điều chỉnh.
Tỷ trọng tín dụng kinh doanh bất động sản trong tổng dư nợ lĩnh vực bất động sản đang giảm.
Quan ngại việc dòng vốn tín dụng đổ mạnh vào lĩnh vực bất động sản sẽ tạo nên rủi ro cho nền kinh tế luôn là vấn đề được các định chế tài chính nước ngoài nêu ra trong những năm gần đây. ơn cử, báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới vừa công bố đầu tháng 7/2019 tiếp tục nhấn mạnh "hạn chế cho vay bất động sản thông qua áp đặt trọng số rủi ro cao hơn".
Tuy nhiên, thực tế đã có những thay đổi nhất định. Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước - NHNN) cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2019, tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản đã được NHNN kiểm soát theo hướng giảm dần tỷ trọng cấp tín dụng kinh doanh bất động sản, tăng dần tỷ trọng dư nợ tín dụng tiêu dùng bất động sản, hướng nguồn vốn đến phân khúc nhà ở, đáp ứng nhu cầu thực của người dân.
Cụ thể hơn, ông Hùng thông tin, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản đạt gần 1,4 triệu tỷ đồng, tăng 6,5% so với cuối năm 2018 (dư nợ lĩnh vực bất động sản chiếm 18,2% dư nợ nền kinh tế). Trong đó, tín dụng kinh doanh bất động sản đạt 473.700 tỷ đồng (số liệu ước đến cuối tháng 6/2019), tăng 2,5% so với năm 2018; tỷ trọng tín dụng kinh doanh bất động sản trong tổng dư nợ lĩnh vực bất động sản có xu hướng giảm (năm 2018 chiếm 35,48%, đến tháng 6/2019 chiếm 34%), tín dụng tiêu dùng bất động sản (không phục vụ mục đích kinh doanh bất động sản) đạt 919.600 tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm 2018.
"NHNN đã kiểm soát tốt hơn tín dụng bất động sản, nắn dòng vốn đến đúng đối tượng, đặc biệt là những nhu cầu thực về nhà ở của người dân, qua đó thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, ổn định hơn, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, an ninh kinh tế", ông Hùng nói.
Báo cáo tình hình giao dịch bất động sản quý II và 6 tháng đầu năm 2019 của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, nhìn chung, thị trường bất động sản Hà Nội và TP.HCM đều sụt giảm cả về nguồn cung và lượng giao dịch. Chẳng hạn, tại Hà Nội, lượng cung bất động sản nhà ở quý II/2019 đạt 7.772 sản phẩm, tăng 49,3% so với quý trước đó. Tính chung 6 tháng đầu năm, lượng cung bất động sản nhà ở đạt 12.976 sản phẩm, bằng 76,05% so với cùng kỳ năm 2018.
Lượng giao dịch bất động sản nhà ở quý II/2019 đạt 5.616 sản phẩm, tăng 71% so với quý trước đó. Tính chung 6 tháng đầu năm, lượng giao dịch bất động sản nhà ở đạt 8.899 sản phẩm, bằng 68,9% so với cùng kỳ năm 2018. Tỷ lệ hấp thụ bất động sản nhà ở 6 tháng qua đạt 68,6%. áng chú ý, trong quý II/2019, tỷ lệ hấp thụ căn hộ bình dân lên tới 84,7%.
"Một trong những nguyên nhân chính của sự sụt giảm là do chính sách giảm tín dụng bất động sản của NHNN bắt đầu ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản", báo cáo nhận định.
Ông Lê Quang Vinh, Phó tổng giám đốc Vietcombank chia sẻ: "Thận trọng hơn khi mở van tín dụng bất động sản là một bước trong lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn tại các ngân hàng".
Nhìn tổng thể, các chuyên gia kinh tế cho rằng, tăng trưởng tín dụng đang trong tầm kiểm soát, cơ cấu tín dụng bất động sản chuyển biến tích cực, hướng tín dụng đáp ứng nhu cầu của người dân về nhà ở và NHNN không chủ quan với phân khúc mang tính rủi ro cao như đầu tư kinh doanh bất động sản. Dẫu vậy, chia sẻ với Báo ầu tư Chứng khoán, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM tỏ ta khá thận trọng khi cho biết, trong tín dụng tiêu dùng bất động sản, có khoảng 14% dùng để kinh doanh bất động sản.
"NHNN sẽ theo dõi chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng bất động sản, diễn biến thị trường bất động sản để có chỉ đạo điều hành phù hợp. ồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng có tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản cao, tỷ trọng lớn. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác truyền thông về định hướng điều hành, cũng như các điều chỉnh quy định về cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản", ông Nguyễn Quốc Hùng nhấn mạnh.
Nhuệ Mẫn
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Khơi nguồn tín dụng đúng lĩnh vực trọng tâm Với sự điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng chủ động, linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), dòng vốn tín dụng chảy vào nền kinh tế liên tục tăng với cơ cấu hợp lý. Tuy nhiên, để gia tăng hơn nữa khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nỗ lực của một...