Lãi suất giảm mạnh nhưng doanh nghiệp vẫn khó vay vốn
Không có tài sản thế chấp thì doanh nghiệp được vay tín chấp nhưng lại phụ thuộc vào mức độ tín nhiệm của ngân hàng đối với doanh nghiệp.
Năm nay, ngành ngân hàng đã 3 lần điều chỉnh hạ lãi suất cho vay. Tại TP HCM, mới đây mức điều chỉnh lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên như: nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ… chỉ còn 4,5%/năm.
Dù mức lãi suất cho vay thấp nhất trong những năm gần đây, nhưng nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó tiếp cận nguồn vốn vay.
Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng. Ảnh minh họa: KT
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM, rào cản để doanh nghiệp vừa và nhỏ ở TP HCM tiếp cận vốn vay là tài sản thế chấp, vì phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ hạn chế điều kiện này.
Video đang HOT
Một số doanh nghiệp có tài sản thì đang thế chấp vay nên rất khó có tài sản khác thế chấp để vay tiếp. Song song đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ thường ít kinh nghiệm làm sổ sách quản lý dòng tiền minh bạch để đáp ứng điều kiện vay của ngân hàng.
Ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM đề nghị, ngân hàng cần đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề này.
“Ngân hàng cần đồng hành cùng doanh nghiệp thông qua việc tư vấn, thẩm định dự án, quản trị dòng tiền và thế chấp bằng tài sản phái sinh… Giải pháp này vừa giúp doanh nghiệp quản trị tốt nguồn vốn, đặc biệt là trong cách sử dụng nguồn vốn vay”, ông Dũng đề xuất.
Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của TP HCM năm nay là 14%, thế nhưng đến nay mới chỉ hơn 6%. Từ nay đến cuối năm, dư địa tăng trưởng còn rất lớn, với nguồn vốn cho vay hơn 200.000 tỷ đồng.
Trước thực tế trên, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP HCM cho biết, liên quan tới tài sản thế chấp của doanh nghiệp, Ngân hàng đã phối hợp với Sở Công Thương, Hiệp hội doanh nghiệp ở 24 quận, huyện của TPHMC qua đó có giải pháp xử lý bằng hình thức cho vay tín chấp, hoặc cho vay thế chấp bằng dòng tiền bán hàng, nguồn thu của doanh nghiệp.
“Tuy nhiên, doanh nghiệp vay tín chấp sẽ phải phụ thuộc vào mức độ tín nhiệm của ngân hàng đối với doanh nghiệp, phải được xếp hạng tín dụng nội bộ cao thì mới được vay tín chấp”, ông Dũng nêu khó khăn./.
Các doanh nghiệp tập trung trả nợ, tín dụng tháng 4 quay đầu tăng trưởng âm
Tăng trưởng tín dụng ở các lĩnh vực như thương mại, dịch vụ, du lịch và cả tín dụng tiêu dùng đều giảm.
Chia sẻ tại Hội nghị Áp dụng nền tảng số cho SMEs bình ổn hoạt động sản xuất kinh doanh và kết nối vốn - Thời kỳ hậu Covid-19 cuối tuần qua, ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ tín dụng Ngân hàng Nhà nước cho biết, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng từ mức 1,3% đã giảm về mức 0,8% hiện nay. Tổng dư nợ tín dụng hiện ở mức hơn 8 triệu tỷ đồng.
Trước đó, báo cáo lên Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ ngày 10/3, Thống đốc NHNN cho biết tín dụng 3 tháng đầu năm, tín dụng tăng 1,3%. Như vậy, riêng trong nửa đầu tháng 4, tín dụng sụt giảm 0,5%
"Lực hấp thụ vốn đối với nền kinh tế có chiều hướng giảm xuống. Các doanh nghiệp tập trung vào thu hồi vốn, xuất hàng, trả nợ, có nhu cầu mới vay tiếp", lãnh đạo Vụ Tín dụng cho biết.
Về dư nợ vay mới, lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tăng 0,3%, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tăng khoảng 1%. Các lĩnh vực về thương mại - dịch vụ - du lịch và các ngành hàng khác đều giảm, bao gồm cả cho vay tiêu dùng. Cho vay ở khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng giảm hơn 1%.
Liên quan đến việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng cho biết hiện đã cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng được khoảng 29.800 tỷ đồng; hệ thống ngân hàng đã miễn giảm lãi với dư nợ 160.000 tỷ đồng, số tiền miễn giảm lãi thực chất khoảng 360 tỷ; cho vay mới 180.000 tỷ đồng.
P.V
EVFTA sắp có hiệu lực: Bước đi đầu tiên và quan trọng nhất của Doanh nghiệp Việt Nam Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đang ở những bước hoàn thiện cuối cùng. Theo kế hoạch, hiệp định có thể được Quốc hội xem xét thông qua vào kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV. EVFTA được thông qua sẽ mở ra ngay cơ hội cho DN nào chủ động đáp ứng với những thay đổi...