Lãi suất giảm liên tục, trăm ngàn tỷ ứ đọng trong ngân hàng
Thanh khoản hệ thống ngân hàng liên tục trong tình trạng dư thừa từ đầu năm đến nay. Đầu tháng 7, một loạt ngân hàng lại quyết định giảm lãi suất. Nền kinh tế không hấp thụ được vốn, DN đối mặt nhiều khó khăn.
Thừa vốn
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm 19/6/2020, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 4,35%, trong khi tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 2,45%. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn vượt xa tăng trưởng tín dụng.
Còn Ngân hàng Nhà nước cho biết, tại nhiều địa phương đang có hiện tượng dư thừa nguồn vốn, huy động nhiều hơn cho vay. Trong khi dư nợ tín dụng tăng trưởng thấp thì tiền tiết kiệm vẫn đổ về ngân hàng. Đáng chú ý, nhiều ngân hàng có tăng trưởng tín dụng âm. Các ngân hàng mong muốn tìm được khách hàng để cho vay, nhưng nhu cầu vay mới chưa nhiều.
Thanh khoản hệ thống ngân hàng liên tục trong tình trạng dư thừa từ đầu năm đến nay, các nhà băng gặp khó khăn trong hoạt động cho vay, vì vậy lãi suất liên tục giảm.
Các ngân hàng đang dồi dào tiền mặt
Trong tháng 6 vừa qua, các tổ chức tín dụng đã có thêm một đợt giảm lãi suất từ 0,2- 0,4 điểm phần trăm. Sang tháng 7, một loạt ngân hàng lại quyết định giảm lãi suất huy động.
Cụ thể, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) điều chỉnh giảm từ 0,4-0,5 điểm phần trăm so với mức lãi suất niêm yết trước đó, đưa lãi suất của nhà băng này chỉ còn từ 3,7%/năm (với kỳ hạn 1 tháng) đến 6,1%/năm (cho kỳ hạn 12 tháng). Tại Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) và Ngân hàng Đầu tư phát triển (BIDV), lãi suất giảm từ 0,25-0,5 điểm phân trăm, còn 3,7%/năm (kỳ hạn 1 tháng) đến 6%/năm (kỳ hạn 12 tháng).
Ngân hàng Quốc Dân (NCB), vốn giữ mức lãi suất cao hàng đầu hệ thống, cũng liên tục giảm lãi suất các kỳ hạn trong tháng 6 và tháng 7. Nếu tháng 6 lãi suất kỳ hạn 6 tháng là 7,45% /năm (lĩnh lãi cuối kỳ) thì sang tháng 7 giảm còn 7,25%/năm. Kỳ hạn 12 tháng đã giảm từ 7,8%/năm còn 7,5%/năm (lĩnh lãi cuối kỳ). Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) đã giảm lãi suất huy động từ đầu tháng 7, kỳ hạn 1 tháng chỉ còn từ 3,4-3,6%/năm và lãi suất cao nhất là 6,2%/năm áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng với các khoản tiền gửi từ 3 tỷ đồng trở lên.
Ngân hàng Sài gòn Thương tín (Sacombank) cũng điều chỉnh lãi suất từ ngày 2/7. Theo đó, đối với khoản tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng chỉ còn 3,9-4,05%/năm, còn lãi suất cao nhất là 7,8%/năm dành cho kỳ hạn13 tháng, số tiền gửi từ 100 tỷ trở lên; dưới 100 tỷ thì chỉ 6,5%/năm. Các ngân hàng khác cũng đồng loạt điều chỉnh giảm lãi suất, với mức giảm phổ biến 0,2-0,3 điểm phần trăm.
Video đang HOT
Hiện nay, lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam phổ biến ở mức 0,1%-0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; từ 3,4%-4,25%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng; từ 4,9%-7,25%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn 6 tháng đến dưới 12 tháng và kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 6,5%-7,9%/năm.
Trong khi đó, theo Tổng cục Thống kê, chỉ số CPI 6 tháng đầu năm 2020 tăng 4,19% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2016-2020. CPI tăng, trong khi lãi suất huy động giảm khiến gửi tiết kiệm không còn hấp dẫn. Tuy nhiên, gửi các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, khách hàng vẫn được hưởng lãi suất thực dương. Gửi trực tuyến tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ sẽ được hưởng lãi suất cao hơn.
DN khó khăn, nguy cơ thất nghiệp tăng
Bên cạnh việc giảm lãi suất huy động, các ngân hàng cũng giảm lãi suất cho vay. Từ đầu tháng 7, nhiều ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cho vay từ 0,2-0,5 điểm phần trăm, so với lãi suất hiện hành, nhằm giải quyết nguồn vốn dư thừa.
Gửi tiền ngân hàng không lãi nhiều vì lãi suất thấp, lạm phát cao
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 16/6/2020, cho vay các DN nhỏ và vừa giảm 0,7% so với cùng kỳ năm trước. Điều đó cũng có nghĩa là rất ít DN nhỏ và vừa, vốn chiếm trên 90% tổng số DN cả nước, vay vốn mới từ ngân hàng.
Theo Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam, ngoài những DN không đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng thì có nhiều DN do hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn đang gặp khó khăn, không có nhu cầu vay vốn, hoặc lãi suất cho vay cao, tính ra không hiệu quả nên không vay.
Trở lại thời điểm 6 tháng đầu năm 2019, số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 6,09% và tăng trưởng tín dụng đạt 6,22% so với cùng kỳ năm trước, tức là không có hiện tượng dư thừa vốn lớn như năm nay.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, khi ngân hàng thừa tiền cũng có nghĩa là nền kinh tế không hấp thụ được. Hoạt động sản xuất của DN vẫn gặp khó khăn, như vậy sẽ kéo theo hiện tượng dư thừa lao động.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết, 6 tháng đầu năm, số lao động mất việc làm liên tục gia tăng, trong khi khả năng tạo việc làm cả trong và ngoài nước đều gặp khó. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi tăng cao nhất 5 năm trở lại đây.
Tính đến tháng 6/2020, cả nước có 30,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập. Kết quả giải quyết việc làm 6 tháng đầu năm chỉ đạt 540.000 lao động, bằng 36,5% kế hoạch năm. Hơn 565.000 người đã nộp hồ sơ thất nghiệp, tăng 32% so với cùng kỳ. Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh nhận định, từ nay đến cuối năm, lĩnh vực lao động, việc làm tiếp tục gặp khó khăn.
Ngoài ra, khi tín dụng tăng trưởng thấp, ngân hàng thừa tiền có thể tạo ra nguy cơ về bong bóng trái phiếu, lạm phát và ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng GDP năm nay.
Lãi suất dài hạn không giảm, gửi tiết kiệm ung dung hưởng lợi
Ngân hàng Nhà nước đã hạ trần lãi suất tiền gửi một loạt các kỳ hạn dưới 6 tháng từ ngày 13/5. Mặc dù vậy, lãi suất huy động các kỳ hạn trên 6 tháng hiện nay vẫn được các ngân hàng giữ ở mức cao.
Gửi tiết kiệm hưởng lãi cao
Tại các ngân hàng, lãi suất kỳ hạn 6 tháng khi gửi tiền tiết kiệm tại quầy dao động từ 4,9%-7,5%. Với kỳ hạn 9-12 tháng, lãi suất từ 4,9-8%/năm.Trong đó, Ngân hàng Quốc dân (NCB) có lãi suất tiết kiệm gửi tại quầy cao nhất với kỳ hạn 6 tháng là 7,5%/năm và 12 tháng là 8%/năm, nếu lĩnh lãi vào cuối kỳ.
Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 13-18 tháng tại quầy dao động từ 6,45%- 8,1%/năm. Lãi suất huy động tại quầy ở kỳ hạn 24 tháng dao động quanh mức 6,55%-8,1%/năm. Với kỳ hạn 36 tháng, lãi suất tiền gửi tại quầy ở mức 6,3%-8,1%/năm, lĩnh lãi cuối kỳ.
Nếu gửi tiền online, khách hàng sẽ được hưởng lãi suất cao hơn. Với kỳ hạn 6 tháng khi gửi tiền tiết kiệm online, mức lãi suất từ 4,9-8,21%. Với kỳ hạn 9-12 tháng, lãi suất quanh mức 4,9-8,66%.
Nếu có tiền, gửi ngân hàng TMCP nhỏ sẽ được hưởng lãi suất cao nhất
Ngoài ra, khách hàng có thể mua chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn dài với lãi suất cao hơn. Khách gửi tiền vào các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) nhỏ sẽ hưởng lãi suất cao hơn các ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần lớn từ 1-1,5 điểm % ở cùng kỳ hạn.
Như vậy, nếu có tiền lúc này, khách hàng có thể chọn gửi các ngân hàng TMCP nhỏ sẽ được hưởng lãi suất cao nhất. Song, các ngân hàng này lại có ít phòng giao dịch nên tại nhiều địa phương muốn gửi cũng không dễ. Tuy nhiên, vẫn có thể gửi qua hình thức online khá thuận tiện và được hưởng lãi suất cao hơn tại quầy.
Với lãi suất 7,5% cho kỳ hạn 6 tháng và 8% cho kỳ hạn 12 tháng, trong khi lạm phát dưới 4%/năm thì khách hàng đang được hưởng lãi suất thực dương khá cao.
Tuy nhiên, với các DN có nhu cầu vay vốn kinh doanh, lãi suất cao lại khiến họ nản lòng. Sau khi Ngân hàng Nhà nước hạ trần lãi suất tiền gửi một loạt các kỳ hạn dưới 6 tháng và lãi suất điều hành, giúp các ngân hàng thương mại giảm chi phí huy động vốn hàng trăm tỷ đồng trong năm nay. Nhưng lãi suất cho vay trung và dài hạn vẫn giữ ở mức cao.
Khi nào lãi suất giảm?
Với lãi suất huy động kỳ hạn dài như trên, các ngân hàng đang cho vay trung và dài hạn từ 8,5%/năm trở lên. Tuy nhiên, chỉ những ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước mới có lãi suất cho vay thấp. Để vay được vốn từ các ngân hàng này cũng không hề dễ dàng, phải đảm bảo nhiều tiêu chuẩn như có lịch sử tín dụng tốt, là khách hàng thân thiết, kinh doanh có lãi, dự án có hiệu quả, có tài sản đảm bảo...
Một số DN cho biết, dù đã được các ngân hàng giảm lãi suất từ 0,5-2 điểm % thì vay các kỳ hạn dài vẫn chịu lãi suất 10%/năm. Tuy nhiên, lãi suất này cũng chỉ tính cho kỳ đầu tiên trong khoảng 3-6 tháng, sau đó lại thả nổi. Theo tính toán, các DN trong lĩnh vực cơ khí cần được vay với lãi suất khoảng 6%/năm mới có thể hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh.
Chỉ khi nào lãi suất huy động giảm mạnh thì lãi suất cho vay mới giảm theo
Song, lãi suất huy động của nhiều ngân hàng hiện vẫn giữ ở mức cao thì khó lòng giảm mạnh lãi suất cho vay, mặc dù tăng trưởng tín dụng âm. Trước tình hình này, các ngân hàng đang "đẩy vốn" vào trái phiếu DN có lãi suất cao hơn hẳn.
Trong khi đó, ngân hàng trung ương nhiều quốc gia tiếp tục duy trì mức lãi suất điều hành thấp kỷ lục. Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) còn nghiên cứu áp dụng lãi suất đồng USD ở mức âm.
Chuyên gia kinh tế Phạm Nam Kim cho rằng, lạm phát có xu hướng hạ nhiệt. Các dự báo cho thấy, từ nay đến cuối năm khó vượt qua mức 3%. Lạm phát thấp thì không nên duy trì lãi suất huy động quá cao. Vì vậy, cần giảm lãi suất huy động xuống thấp hơn với kỳ hạn dài. Đây là thời điểm tốt để đưa mặt bằng lãi suất cho vay giảm xuống. Chỉ có giảm sâu lãi suất cho vay mới giúp kinh tế phục hồi.
"Mặt bằng lãi suất cho vay trung và dài hạn nên đưa về mức 7%-8%/năm là hợp lý. Như vậy thì lãi suất huy động chỉ từ 4%-5%/năm. Tính ra khách hàng gửi tiết kiệm cũng vẫn hưởng lãi thực dương", ông Kim nói.
Tuy nhiên, điều này có vẻ khó khi nhóm ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ vẫn đang dẫn dắt về lãi suất. Những ngân hàng nhỏ, thương hiệu danh tiếng hạn chế, mạng lưới các phòng giao dịch ít gặp khó khăn trong huy động vốn, phải giữ lãi suất cao.
Hoat đông san xuât, kinh doanh của các DN đang bi anh hương tiêu cưc dịch Covid-19 nên nhu cầu vay vốn hiện giảm thấp.Tăng trưởng tín dụng hệ thống ngân hàng trong 4 tháng đầu năm cũng rất thấp. Nhiều ngân hàng TMCP nhỏ có tăng trưởng tín dụng âm. Vậy nhưng lãi suất cho vay vẫn không giảm mạnh. Chỉ khi nào lãi suất huy động giảm mạnh thì lãi suất cho vay mới giảm theo và các đa số DN sẽ được hỗ trợ hiệu quả.
Thêm cơ hội giảm lãi suất vay Quyết định hạ lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp và cá nhân chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 Từ ngày 13-5, tất cả ngân hàng (NH) thương mại đồng loạt giảm trần lãi suất tiền gửi bằng VNĐ...