Lãi suất cho vay sẽ ổn định cuối năm nay
Dù lãi suất huy động vẫn đang chịu nhiều sức ép tăng, nhưng lãi suất suất cho vay được dự báo vẫn ổn định trong cuối năm nay.
Lãi suất huy động đang chịu khá nhiều áp lực.
Lãi suất huy động vẫn tăng
Tại buổi họp báo thông tin về kết quả hoạt động ngân hàng quý 3/2019 vừa diễn ra mới đây, đại diện NHNN Việt Nam đánh giá, về cơ bản mặt bằng lãi suất duy trì ổn định. Tuy nhiên trong báo cáo kinh tế vĩ mô 9 tháng đầu năm 2019, Viện Đào tạo và nghiên cứu BIDV nhận định, lãi suất huy động tăng nhẹ trong quý 3. Theo đó, đến cuối tháng 8, lãi suất huy động ghi nhận mức cao nhất là 10% (chứng chỉ tiền gửi 5 năm của một số NHTMCP quy mô vừa và nhỏ), cao hơn so với mức cao nhất 8,5-8,6% hồi đầu năm.
Có 3 nguyên nhân đẩy lãi suất huy động tăng trong 3 tháng gần đây. Thứ nhất, các ngân hàng đẩy mạnh huy động vốn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng vào cuối năm. Thứ hai, các ngân hàng huy động vốn để đáp ứng quy định giảm dần việc dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung- dài hạn. Thứ ba, áp lực cạnh tranh ngày càng lớn từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Trên thực tế, hiện lãi suất huy động trên thị trường được phân hóa thành 3 nhóm chính. Nhóm thứ nhất là các NHTM Nhà nước lớn hiện đang có mặt bằng lãi suất huy động thấp nhất trên thị trường hiện nay. Cụ thể, lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 6 tháng ở mức 4,5%-5%/năm; 6 tháng đến 9 tháng ở mức 5,5%-5,6%/năm; từ 12 tháng trở lên là 6,8%-7%/năm.
Nhóm thứ hai là các ngân hàng cổ phần lớn như ACB, Sacombank… hiện đang áp dụng lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 6 tháng từ 5,3%-5,5%/năm; 6 tháng là 6,5% – 6,8%/năm; 9 tháng ở mức 6,6% – 7%/năm; 12 tháng là 7,0% – 7,5%/năm; 18 tháng là 7,4% – 7,8%/năm; từ 24 tháng trở lên là 7,7% – 8,0%/năm.
Nhóm thứ ba là các ngân hàng cổ phần nhỏ hiện đang có lãi suất huy động cao nhất trên thị trường hiện nay. Theo đó, lãi suất các kỳ hạn dưới 6 tháng đã được các ngân hàng này đẩy lên kịch trần 5,5%/năm; trong khi kỳ hạn 6 tháng cao nhất là 7,5%/năm; 9 tháng cao nhất là 8,0%/năm; 12 tháng cao nhất là 8,3%/năm; 18 tháng cao nhất là 8,5%/năm; từ 24 tháng trở lên cao nhất là 8,6%/năm. Thậm chí, lãi suất tiền gửi online còn được cộng thêm 0,1%.
Không chỉ đẩy lãi suất huy động tăng cao mà không ít ngân hàng còn phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suất cao ngất ngưởng nhự Vietcapitalbank trả lãi suất tới 10,2%/năm cho chứng chỉ tiền gửi 60 tháng.
Trước thực tế này, NHNN đã lên tiếng nhắc nhở động thái tăng lãi suất huy động của các TCTD, và khẳng định sẽ theo dõi để có biện pháp xử lý nghiêm trường hợp vi phạm quy định của pháp luật và chỉ đạo của NHNN.
Video đang HOT
Lãi vay khó giảm đồng loạt
Trên thực tế, sau động thái chấn chỉnh nói trên của NHNN, mặt bằng lãi suất huy động đã ngừng tăng, song không hề có dấu hiệu giảm. Thậm chí, lãi suất huy động còn được dự báo sẽ có thể tăng nhẹ trong những tháng cuối năm nay, đặc biệt là lãi suất huy động kỳ hạn dài.
Một chuyên gia ngân hàng cho rằng, lãi suất huy động đang chịu khá nhiều áp lực. Đầu tiên do các ngân hàng phải đẩy mạnh huy động vốn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng thường cao hơn trong các tháng cuối năm.
Bên cạnh đó, NHNN đang đề xuất tiếp tục giảm tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn theo lộ trình về còn 30% trong 2-3 năm tới (Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 36/2014/TT-NHNN). Việc siết chặt hơn nữa việc sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung- dài hạn đã làm gia tăng áp lực huy động vốn trung- dài hạn, đẩy mặt bằng lãi suất huy động tăng.
Ngoài ra, tỷ giá trong nước cũng đáng chịu nhiều áp lực do đồng USD vẫn đang có xu hướng mạnh lên, trong khi đồng CNY lại rớt giá mạnh do chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Trong bối cảnh đó, các TCTD buộc phải duy trì lãi suất huy động ở mức cao để thu hút người gửi tiền VND.
Mặc dù lãi suất huy động đang chịu nhiều sức ép, nhưng lãi suất cho vay được dự báo sẽ tiếp tục ổn định do lãi suất huy động tăng chủ yếu tập trung ở các ngân hàng nhỏ và cũng chỉ rơi vào các kỳ hạn trung – dài hạn; trong khi lãi suất huy động của các ngân hàng quốc doanh (vốn chiếm tới 50% thị phần h*y động và cho vay) vẫn duy trì ổn định ở mức thấp.
Đặc biệt, việc các ông lớn ngân hàng thương mại nhà nước giảm tiếp lãi suất cho vay cũng là một cái “neo” chắc chắn để lãi suất cho vay không tăng.
Ngoài ra, quyết định giảm 0,25% các mức lãi suất điều hành của NHNN trong thời gian vừa qua được kỳ vọng sẽ hô trợ thanh khoản, giúp ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.
Công ty chứng khoán SSI cho rằng, việc lan tỏa xu hướng lãi suất từ thị trường 2 sang thị trường 1 trong quý 4/2019 sẽ chậm, hoặc chưa thể xảy ra. Có nghĩa mặt bằng lãi suất cho vay nhiều khả năng sẽ được duy trì ổn định như hiện tại, chứ khó có thể giảm như lãi suất liên ngân hàng.
Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia vẫn kỳ vọng, nếu một số ngân hàng lãi lớn như dự báo, sẽ tung ra các gói tín dụng với lãi suất cho vay ưu đãi để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong những tháng cuối năm nay.
Hà Anh
Theo enternews.vn
Thanh khoản ngân hàng đảo chiều tăng nhờ đâu?
Thanh khoản của hệ thống ngân hàng có dấu dư thừa trong tháng 9 buộc NHNN liên tục phải hút bớt tiền về, song lãi suất liên ngân hàng vẫn liên tục giảm thấp.
Diễn biến lãi suất liên ngân hàng từ tháng 1/2019 đến nay
Thanh khoản dồi dào
Trái ngược với diễn biến căng thẳng trong hai tuần cuối tháng 8, thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã có biểu hiện dư thừa ngay trong đầu tháng 9. Theo Công ty chứng khoán bảo Việt (BVSC), trong tuần đầu tháng 9, NHNN chỉ bơm ra 988 tỷ đồng thông qua việc chào mua giấy tờ có giá, tuy nhiên lượng vốn đáo hạn qua kênh này lên tới 13.134 tỷ đồng, có nghĩa NHNN đã hút ròng về 12.145 tỷ đồng.
Diễn biến dư thừa ngày càng lớn khiến cho những tuần sau đó, NHNN chẳng những đã dừng nghiệp vụ mua kỳ hạn mà thậm chí còn tái phát hành tín phiếu để hút nhanh tiền về. Cụ thể, trong tuần từ 9-13/9, NHNN không chào mua giấy tờ có giá cũng như không phát hành tín phiếu, trong khi chỉ có 988 tỷ đồng giấy tờ có giá đáo hạn, có nghĩa NHNN tiếp tục hút về 988 tỷ đồng trong tuần này.
Thế nhưng bước sang tuần sau đó (từ 16-20/9), NHNN liên tục phải phát hành tín phiếu để hút nhanh tiền về. Tính chung trong tuần, 68.997 tỷ đồng qua phát hành tín phiếu. Như vậy kể từ đầu tháng 9 tới nay, NHNN đã hút ròng về 82.131 tỷ đồng sau khi đã bơm ròng 69,1 tỷ đồng trong tháng 8.
Trong khi đó, lãi suất liên ngân hàng vẫn liên tục giảm thấp. Khép lại tuần giao dịch trước đó, lãi suất VND liên ngân hàng giao dịch quanh mức 2,26% (giảm 0,52 điểm phần trăm so với tuần liền trước), 1 tuần 2,5% (giảm 0,46 điểm phần trăm), 2 tuần 2,78% (giảm 0,44 điểm phần trăm), 1 tháng 3,22%/năm (giảm 0,32 điểm phần trăm).
Còn so với thời điểm cuối tháng 8, lãi suất cho vay qua đêm thấp hơn 2,16 điểm phần trăm; lãi suất kỳ hạn 1 tuần thấp hơn 2,1 điểm phần trăm, 2 tuần thấp hơn 1,97 điểm phần trăm và 1 tháng thấp hơn 1,4 điểm phần trăm.
"Lãi suất liên ngân hàng đã giảm mạnh do quyết định giảm lãi suất điều hành của NHNN và thanh khoản hệ thống dồi dào", Công ty chứng khoán Ngân hàng Quân đội (MBS) nhận định.
Trong khi đó, lãi suất USD liên ngân hàng không có nhiều biến động. Khép lại tuần qua, lãi suất cho vay USD qua đêm đứng ở mức 2,23%; lãi suất USD kỳ hạn 1 tuần dừng ở 2,28%, 2 tuần 2,37% và 1 tháng là 2,47%. Theo đó, chênh lệch lãi suất giữa VND với USD trên thị trường này đã thu hẹp đáng kể.
Dòng tiền nào nâng đỡ thanh khoản?
Vậy đâu là nguyên nhân khiến thanh khoản của hệ thống ngân hàng lại có thể đảo chiều nhanh chóng như vậy? Theo một chuyên gia ngân hàng, để có thể hiểu rõ hơn vấn đề này có lẽ phải cần xét thêm một yếu tố nữa, đó là tỷ giá.
Về lý thuyết, thanh khoản của đồng tiền nào dư thừa, đồng tiền đó sẽ giảm giá. Thế nhưng, VND lại có xu hướng tăng giá trong mấy phiên gần đây, dù thanh khoản VND đang rất dồi dào.
Quả vậy, tỷ giá trung tâm vừa được NHNN giảm phiên thứ hai liên tiếp với cùng mức giảm là 5 đồng xuống còn 23.137 đồng/USD. Giá mua - bán USD của các ngân hàng cũng giảm thêm 5 - 10 đồng so với cuối tuần trước và giảm khoảng 30 đồng so với thời điểm cách đây 1 tuần. Hiện giá mua vào USD của các ngân hàng dao động trong khoảng 23.120 - 23.140 đồng/USD; trong khi giá bán ra trong khoảng 23.250 - 23.270 đồng/USD.
" Những diễn biến bất thường này chỉ có thể được giải thích thông qua động thái mua vào ngoại tệ của NHNN", vị chuyên gia trên nhận định và phân tích, việc NHNN mua vào ngoại tệ cũng đồng nghĩa với một lượng lớn tiền đồng sẽ được bơm vào thị trường, khiến thanh khoản tiền đồng của các ngân hàng trở nên dư thừa.
Ý kiến này không phải không có cơ sở khi mà nguồn cung ngoại tệ hiện đang rất dồi dào do cán cân thương mại bất ngờ thặng dư tới 3,43 tỷ USD trong tháng 8 vừa qua, thậm chí gấp hơn 2 lần mức thặng dư của 7 tháng đầu năm. Trong khi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giải ngân cũng đạt tới 12 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm, vốn đầu tư gián tiếp đạt 9,51 tỷ USD...
"Mặc dù lãi suất trên thị trường liên ngân hàng giảm khiến cho chi phí nắm giữ ngoại tệ trở lên rẻ hơn, nhưng các yếu tố thuận lợi, như dự trữ ngoại hối đã được củng cố; cán cân thương mại, dòng vốn đầu tư và kiều hối đang diễn biến khá tích cực sẽ tạo nguồn cung ngoại tệ tốt trong thời gian tới...", Công ty chứng khoán SSI nhận định.
Thế nhưng, cho dù thanh khoản của hệ thống ngân hàng đang rất dồi dào, song khó hỗ trợ được gì nhiều cho cơn khát vốn trung- dài hạn của các ngân hàng hiện nay. Vì lẽ đó, lãi suất huy động trên thị trường 1 lại vẫn neo ở mức cao, thậm chí có xu hướng tăng ở các kỳ hạn dài. Hiện đã có ngân hàng bắt đầu trả lãi suất huy động tới 8% cho kỳ hạn 6 tháng.
Một vấn đề nữa mà vị chuyên gia trên cảnh báo, đó là thanh khoản của hệ thống có thể đảo chiều trong những tháng cuối năm, một phần do nhu cầu tín dụng thường tăng cao trong thời gian này; ngoài ra còn do nhiều khả năng NHNN sẽ buộc phải bán ngoại tệ để tránh bị Mỹ gắn mác "thao túng tiền tệ" như nhiều tổ chức đã từng lưu ý trước đó.
Hà Anh
Theo enternews.vn
Lãi suất điều hành giảm, lãi suất cho vay có giảm? Hôm nay (16.9), các mức lãi suất điều hành được Ngân hàng Nhà nước cắt giảm 0,25%/năm chính thức có hiệu lực. Liệu lãi suất cho vay trong thời gian tới có giảm? Lãi suất cho vay trên thị trường kỳ vọng giảm sau động thái cắt giảm lãi suất từ NHNN.Ảnh: Đào Ngọc Thạch "Vòng kim cô" tỷ lệ tăng trưởng tín...