Lại sốt địa ốc cục bộ vì thông tin mở thêm cửa sân bay Tân Sơn Nhất
Thông tin sân bay Tân Sơn Nhất được mở thêm một cổng để giải quyết vấn đề quá tải, dù chưa được thông qua nhưng đã tạo nên cơn sốt địa ốc cục bộ. Giá nhà đất tăng vọt chỉ trong thời gian ngắn.
Mở thêm cửa vào sân bay Tân Sơn Nhất mới chỉ là đề xuất và chưa có quy hoạch cụ thể
Té nước theo mưa
Thông tin mở thêm cổng sân bay Tân Sơn Nhất đã “kích hoạt” giá nhà đất quanh khu vực tăng mạnh. Các dự án và giá nhà đất riêng lẻ tại đây đang nóng lên từng ngày. Khu vực đường Quang Trung, Thống Nhất, giá nhà đất tăng khá nhiều. Một căn nhà phố trên đường Phạm Văn Chiêu (Gò Vấp) cách đây 1 năm được giao dịch 3,2 tỷ đồng nay đã lên 5 tỷ đồng; hàng loạt dự án thuộc Tập đoàn Cityland trên đường Phan Văn Trị (Gò Vấp) cũng tăng giá mạnh trong một thời gian ngắn. Một số dự án bất động sản khu vực Củ Chi, Long An cũng tận dụng cơ hội thông tin nói trên để quảng bá cho sản phẩm.
Nóng nhất là dọc trục Trường Chinh-Cộng Hòa, nơi hưởng lợi trực tiếp nếu chủ trương mở cổng sân bay được thông qua. Đất nền tại một số điểm lân cận “cổng Trường Chinh” gần đây tăng khá mạnh. Tại dự án 38ha (Trường Chinh), giá đất tăng từ 35 triệu đồng/m2 lên 40 triệu đồng/m2; nhà đất riêng lẻ khu vực này cũng tăng từ 10% – 20% chỉ trong vòng 2 tháng. Các dự án chung cư đang triển khai khu vực này như Tham Lương Depot, Topaz Home… có tính thanh khoản rất cao.
Sốt địa ốc cục bộ xuất hiện quanh sân bay Tân Sơn Nhất sau khi có thông tin mở thêm cổng
Theo nhiều chuyên gia địa ốc, nhà đất khu vực quanh sân bay Tân Sơn Nhất luôn là địa hạt có giá trị cao và giá cả tăng theo từng năm. Lý do chính là quỹ đất vàng xung quanh sân bay gần như đã kín mít. Sự gia tăng ồ ạt của các dự án chung cư quanh sân bay đang đặt ra vấn đề lớn về hạ tầng dân sinh.
Video đang HOT
“Xung quanh sân bay trong bán kính 1km, chỉ riêng phân khúc căn hộ đã có hàng chục nghìn căn và có sự lưu trú của hàng trăm nghìn người. Vấn đề giao thông ngày càng gay gắt. Nếu chủ trương mở thêm cửa được thông qua, đối tượng hưởng lợi đầu tiên chính là các dự án này”- chuyên gia Nguyễn Ngọc Vinh nhận định. Đối với các dự án mới và đất nền, còn phải chờ xem quy hoạch có thành thực tế hay không.
Ông Nguyễn Duy Minh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản L&L, cho biết giới đầu tư, đầu cơ bất động sản rất nhanh nhạy với những thông tin mới về quy hoạch, triển khai dự án. Khi một thông tin mới có tính tích cực được đưa ra là giới kinh doanh bất động sản đều chộp lấy để nâng giá trị sản phẩm, tận dụng cơ hội đầu cơ. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, người mua phải hết sức bình tĩnh để không bị “hố hàng” khi sản phẩm được bơm thổi quá mức. Bởi các đề xuất trên đang được cơ quan chức năng xem xét, nếu không được thông qua, người mua có thể trả giá không đúng với giá trị thực của căn nhà hay bất động sản đã mua. Điều đã diễn ra với những thông tin “quy hoạch ảo” như Củ Chi, Bình Chánh hoặc nghĩa trang Bình Hưng Hòa… vừa qua.
Mới chỉ là đề xuất
Mới đây, tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa, lãnh đạo TPHCM đã đề xuất việc mở thêm cổng vào sân bay để giảm tải cho cửa chính. Theo phương án này, sân bay sẽ có thêm cổng vào tại vị trí trên đường Hoàng Hoa Thám nhưng việc kết nối từ đường Hoàng Hoa Thám ra đường Cộng Hòa cũng đang kẹt xe liên tục. Ngoài ra, TPHCM còn đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu mở thêm cổng vào sân bay trên đường Thống Nhất và những vị trí khác trên các tuyến đường Trường Chinh, Phạm Văn Bạch, Tân Sơn, Quang Trung…
Hành khách khu vực phía Tây Bắc TPHCM và các tỉnh Tây Ninh, Long An, Bình Dương, cả từ nước bạn Campuchia, muốn đi vào sân bay Tân Sơn Nhất đều phải thông qua đường Trường Chinh vào Cộng Hòa để “dồn” vào đường Trường Sơn, trước khi vào cổng quốc nội hay quốc tế. Chính vì thế, lượng khách này đã góp phần quá tải không chỉ trên đường Cộng Hòa mà còn trên cả đường vào sân bay hiện hữu.
Từ những nguyên nhân trên, UBND quận Tân Bình đề xuất trổ thêm cổng từ sân bay ra hướng đường Cộng Hòa. Cụ thể, UBND quận Tân Bình cho rằng cần làm một nhà ga lưỡng dụng (dùng chung cho quân sự và dân sự – PV) và mở thêm đường ra hướng từ Cộng Hòa để giảm tải cho đường Trường Sơn. Nếu không, có thể chọn phương án mở thêm nhà ga lưỡng dụng phía đường Hoàng Hoa Thám và sớm triển khai trục đường mới song song với Cộng Hòa bắt đầu tư đường Phan Thúc Duyện đến mũi tàu Trường Chinh như phương án đã được duyệt để có thêm lối ra, vào sân bay. Song song đó là nâng cấp, mở rộng đường Hoàng Hoa Thám.
Tiệm cận sân bay Tân Sơn Nhất hiện là “thiên đường” địa ốc với số lượng dự án dày đặc
Trong khi đó, UBND quận Gò Vấp phân tích, ở điểm tiếp giáp với đường Thống Nhất sẽ đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân từ khu vực phía Bắc TPHCM (quận 12 và các huyện Hóc Môn, Củ Chi); một phần từ các tỉnh miền Tây và miền Đông Nam bộ (không phải đi vào các trục đường chính của trung tâm TP để đến cổng sân bay như hiện nay). Hơn nữa, theo quy hoạch hạ tầng giao thông hoàn chỉnh tại khu vực dự kiến mở cổng sân bay đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, thì đường Thống Nhất gần như là trung tâm kết nối các hướng với sân bay Tân Sơn Nhất.
Sau khi lắng nghe các kiến nghị, Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa cho biết tới đây sẽ chỉ đạo tháo gỡ những vướng mắc của các dự án nằm trong thẩm quyền quyết định của bộ, sớm “giải cứu” sân bay Tân Sơn Nhất khỏi tình trạng ùn tắc, quá tải hiện nay. Những đề xuất của UBND TP.HCM và các quận sẽ được cân nhắc xem xét. Theo các chuyên gia BĐS, thông tin mở thêm các cổng sân bay Tân Sơn Nhất mới chỉ là khởi phát và chưa có giá trị tham khảo đối với thị trường địa ốc.
Theo Danviet
Lo ngại sốt đất ảnh hưởng giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành
Tình trạng sốt đất khu vực gần nơi triển khai Cảng Hàng không quốc tế Long Thành đang "nóng" trở lại.
Tình trạng sốt đất khu vực gần nơi triển khai CHK quốc tế Long Thành đang "nóng" trở lại sau khi Quốc hội chính thức thông qua việc tách nội dung thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án.
4.700 hộ dân phải di dời
Những ngày cuối tháng 7, tình trạng sốt đất khu vực gần nơi triển khai CHK quốc tế Long Thành đang "nóng" trở lại sau khi Quốc hội chính thức thông qua việc tách nội dung thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án. Dạo quanh các tuyến đường ven QL51, thị trấn Long Thành, ĐT 769... PV Báo Giao thông ghi nhận, văn phòng bất động sản rao bán các dự án phân lô, bán nền mọc lên nhan nhản. Nhân viên tiếp thị chào mời bằng những bản vẽ quy hoạch các khu phố, các trung tâm thương mại, dịch vụ gắn liền dự án sân bay với giá gấp đôi, gấp ba so với giá đất thực tế trước đây.
Các quảng cáo bán đất giá rẻ vùng gần dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành được treo đầy trên cột điện - Ảnh: Ngọc An
Trong khi đó, người dân xã Suối Trầu - nơi giải tỏa trắng phục vụ thi công dự án không khỏi hoang mang khi thấy các tấm bảng quảng cáo chào bán đất trong khu vực thấp nhất 350 triệu đồng/100m2, thậm chí trên mạng internet còn rao 700 triệu đồng/100m2. "Giá đất này thật hay ảo, khi đền bù cho người dân giá bao nhiêu? Hiện, giá đất thị trường tăng từng ngày, các xã lân cận như: Bình Sơn, Long An... không bị giải tỏa cũng tăng chóng mặt. Không biết khi được bồi thường chúng tôi có đủ tiền mua đất nơi khác hay không?", ông Võ Minh Tâm, xã Suối Trầu (huyện Long Thành), người có đất trong diện bị giải tỏa lo lắng.
Ông Ngô Thế Ân, Chủ tịch UBND huyện Long Thành cho biết: Để giải tỏa mặt bằng phải di dời trên 4.700 hộ dân (15.000 nhân khẩu) và 26 tổ chức. Đã hơn 10 năm trôi qua, người dân trong vùng quy hoạch dự án phải chịu nhiều thiệt thòi nên họ rất mong muốn dự án sớm triển khai. Trước tình hình biến động về quy hoạch sử dụng đất, UBND huyện Long Thành cũng đã kiến nghị tỉnh Đồng Nai sớm có quy hoạch và quản lý đất đai xung quanh vùng phụ cận CHK quốc tế Long Thành.
Sốt đất ảo, nhiều rủi ro
Ông Trần Văn Vĩnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhận định, có tình trạng "sốt đất" tại khu vực gần CHK quốc tế Long Thành nhưng ẩn chứa nhiều yếu tố "ảo". Hầu hết đất tại khu vực huyện Long Thành đều do người từ nơi khác đến mua. "Thời gian qua sốt đất không riêng tại Đồng Nai mà diễn ra ở nhiều tỉnh phía Nam, nhất là khu vực ngoại ô TP.HCM. Hiện một số đối tượng đầu cơ đất lợi dụng tâm lý gần CHK quốc tế Long Thành để "thổi giá" tạo sốt đất ảo", ông Vĩnh nói.
Tháng 4/2017, UBND tinh Đồng Nai đã co quyêt đinh tam ngưng giai quyêt hô sơ tach thưa đât trên đia ban, chơ ban hanh quy đinh mơi nhằm han chê tach thưa đât, sang nhương tran lan kho quan ly trong xây dưng. Riêng huyện Long Thành vào cuối tháng 12/2016 đã công khai kế hoạch sử dụng đất năm 2017 để cộng đồng giám sát việc thực hiện quy hoạch, sử dụng đất.
Cũng theo ông Vĩnh, Đồng Nai đang kiểm soát rất chặt tình trạng đầu tư xây dựng phá vỡ quy hoạch chung. Chẳng hạn, tỉnh đã ban hành quy định không tách thửa để chấn chỉnh tình trạng phân lô, bán nền đất và đang quy hoạch vùng phụ cận để phục vụ và khai thác lợi thế từ sân bay, phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Ông Vĩnh cho biết: "Vừa qua có nhiều trường hợp xin hiến đất làm đường. Nếu đường trong quy hoạch thì tỉnh đồng ý ngay. Tuy nhiên, qua rà soát, cơ quan chức năng đã phát hiện vị trí hiến đất làm đường qua những đồng trống và thực tế đây là sự biến tướng hiến đất làm đường rồi phân lô bán nền".
Sau khi khảo sát thực địa, lắng nghe thắc mắc của người dân, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng, tình trạng "sốt đất ảo" xung quanh dự án CHK quốc tế Long Thành sẽ gây ra nhiều rủi ro cho xã hội. Tại buổi làm việc giữa đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế Quốc hội với UBND tỉnh Đồng Nai, ông Thanh yêu cầu địa phương cùng các ban ngành liên quan cần có biện pháp tuyên truyền đến người dân để tránh tình trạng sốt đất ảo ảnh hưởng đến việc đền bù GPMB khi triển khai xây dựng CHK quốc tế Long Thành.
Cũng tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ nhấn mạnh, theo chủ trương của Nhà nước khi bồi thường cho người dân, thực hiện tái định cư, phải tạo cuộc sống mới bằng hoặc hơn mức cũ. Việc GPMB để triển khai CHK quốc tế Long Thành vào giai đoạn nước rút nên phải tìm cách gỡ khó để đẩy nhanh tiến độ. Cho dù khó khăn nhưng GPMB phải tiến hành liên tục, không được đứt đoạn đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ khi triển khai dự án. Do đó, tỉnh Đồng Nai cần huy động cả hệ thống chính trị tập trung rà soát hoàn chỉnh các hỗ trợ, bồi thường, tái định cư hoàn tất báo cáo nghiên cứu khả thi và lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan để góp ý sớm trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội thông qua.
Theo Vĩnh Phú (Báo Giao thông)
Coi chừng bong bóng bất động sản quay lại Ngày 13/10, UBND TPHCM đã làm việc với Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan về Đề án phát triển thị trường bất động sản TPHCM giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo chuyên gia, đề án chỉ mới nhằm mục tiêu phục vụ cho quản lý nhà nước, trong khi cái cần...