Lại rộ “phong trào” bắt đỉa chờ bán
Thấy có cơ hội kiếm tiền mà không mất vốn nên ai cũng tranh thủ tận dụng (Ảnh minh họa)
Do cả tin và hám lợi, một số người dân đã đổ xô đi tìm bắt, gom đỉa để chờ bán cho những kẻ chưa biết mặt, biết tên.
Gần đây, dư luận xôn xao bởi thông tin “Trung Quốc thu mua đỉa giá cao để làm thuốc”. Do cả tin, một số người dân hai xã miền núi là Đại Đình và Đạo Trù (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) đã đi tìm bắt, gom đỉa để chờ bán.
Ông Trần Văn Vượng – một người dân ở xã Đại Đình cho biết: “Nhiều ngày nay, thanh niên trong làng kháo nhau chuyện mua, bán đỉa. Cháu tôi cũng có người đi bắt đỉa để nuôi, chờ được nhiều thì bán vì người ta chỉ mua từ 5 lạng trở lên. Nghe nói giá khá cao – khoảng 500.000đ/lạng. Nhiều người dân trong xã còn điện thoại báo cho người thân đi làm xa quê, nếu thấy có đỉa thì bắt để đem về bán”.
Cũng như cháu trai ông Vượng, một số phụ nữ làm nông nghiệp ở xã Đạo Trù cũng tranh thủ lúc đi làm đồng, hoặc khi rảnh rỗi bắt đỉa trên ruộng, ao, hồ để gom bán. Tuy nhiên, khi được hỏi về người thu mua đỉa, những người này đều trả lời chưa biết mặt biết tên người mua, chỉ nghe người này bảo người kia, thấy có cơ hội kiếm tiền mà không mất vốn nên ai cũng tranh thủ tận dụng cơ hội.
Trước tình hình trên, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có văn bản chỉ đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ tác hại của loài vật nguy hại trên, đồng thời tăng cường kiểm tra và ngăn chặn kịp thời hiện tượng thu gom, nuôi đỉa.
Chính quyền 2 xã Đại Đình và Đạo Trù đã cho tuyên truyền, cảnh báo người dân những tác hại của việc thu gom, nuôi đỉa, đồng thời tăng cường theo dõi trên địa bàn để ngăn chặn nếu có người thu mua đỉa.
Theo 24h
Thương nhân Trung Quốc lại "tung chiêu" gom mua cá cơm
Sau hàng loạt đợt thu mua kỳ quặc với móng bò, rễ cây, đỉa trâu... thương nhân Trung Quốc lại tiếp tục gom mua cá cơm - gây ảnh hưởng đến sản xuất nước mắm. Trong khi đó, tình trạng nhập lậu gà thải, nội tạng động vật vẫn đang nhức nhối.
Chiều 29/10, trao đổi với Dân trí tại phiên họp thường kỳ tháng 10 Bộ Công thương, ông Đào Minh Hải - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cho biết, tình trạng thương nhân Trung Quốc ồ ạt gom mua những mặt hàng hết sức kỳ quặc như móng bò, rễ cây...vẫn diễn ra trong suốt thời gian gần đây.
Đặc biệt, ông Hải thông tin thêm, qua hoạt động kiểm tra trên thị trường, cơ quan quản lý thị trường đã phát hiện, hiện tại, các thương nhân Trung Quốc đang tập trung thu mua thủy, hải sản ở dọc bờ biển nước ta, mà mặt hàng chính là cá cơm. Hoạt động gây ảnh hưởng đến việc sản xuất nước mắm của đồng bào ở Phú Quốc, Phan Thiết, Khánh Hòa.
Theo sự chỉ đạo của Bộ Công thương, Cục Quản lý thị trường cũng đã cố gắng bám theo các hành vi nói trên, song, theo ông Hải, cho đến nay vẫn chưa phát hiện được những đối tượng là thương nhân Trung Quốc trực tiếp thu mua, vận chuyển. Họ vẫn đang tổ chức thu mua thông qua các hộ gia đình, tức ở đây, người Việt Nam vẫn đang đóng vai trò thu mua, vận chuyển, thanh toán và đưa hàng sang Trung Quốc.
Điều đáng nói, theo phản hồi của báo chí trong thời gian vừa qua, nhiều địa phương đang diễn ra hoạt động thu mua đỉa trâu với giá cao. Sự kiện này diễn ra đồng thời với những tin đồn lan truyền về hiện tượng sinh vật này xuất hiện trong các sản phẩm rau củ quả, thực phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc sang. Điều này nếu không được xử lý một cách quyết liệt và dứt điểm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý người tiêu dùng nói chung cũng như thương mại tại các mặt hàng rau quả, thực phẩm.
Hoạt động gom mua cá cơm của các thương nhân Trung Quốc khiến ngư dân làm mắm điêu đứng (ảnh minh họa).
Muôn nẻo khó xử lý gà thải, nội tạng lậu
Cũng trong phiên họp báo này, ông Hải đề cập đến hoạt động buôn bán gà nhập lậu và nội tạng động vật. Theo đó, gà nhập ở đây là gà loại thải của Trung Quốc có chất lượng thấp, giá rẻ. Theo đánh giá của đại diện Bộ Công thương, gà nhập vào thị trường Việt Nam ngoài việc thẩm lậu, gây thất thu thuế còn mang theo nguy cơ dịch bệnh.
Tuyến nhập khẩu chủ yếu từ Lạng Sơn và Quảng Ninh về Hà Nội. Qua kiểm tra cho thấy, trên tuyến này, nhiều địa phương đã có biểu hiện dịch bệnh trên gia cầm. Chính vì vậy, Bộ Công thương và các cơ quan chức năng đã có chỉ đạo phải ngăn chặn và xử lý đối với mặt hàng này.
Ông Hải cho biết, trong số các đợt ra quân tập trung thì vào ngày 6/10, Đội quản lý thị trường số 30 của Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra và phát hiện 3.150 kg gà nhập lậu, đã xử phạt 15 triệu đồng, đồng thời tiêu hủy toàn bộ số gà này.
Hoạt động điều tra vừa qua đang tập trung ở hai điểm chính là điểm lên gà và xuống gà trong toàn tuyến. Tuy nhiên, theo ông Hải, đường vận chuyển gà rất phức tạp và dích dắc, đi qua đường mòn lối mở, hoạt động vào đêm nên đã gây khó khăn cho việc kiểm tra, kiểm soát. "Họ thường thay đổi xe, thay đổi phương thức. Trong khi đó, để kiểm tra từng chuyến xe ở những nơi đông người như chợ Hà Vĩ, Thường Tín là hết sức phức tạp".
Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường cũng giãi bày cái khó, rằng khi triển khai ra quân tại chợ Hà Vĩ, từ chỗ buôn bán hàng chục tấn gà mỗi ngày thì khối lượng đã giảm hẳn, hầu như chỉ còn gà nội địa. Tuy nhiên, ngay sau khi lực lượng rút đi, các hiện tượng này lại quay trở lại.
Với hiện trạng này, trong thời gian tới, hoạt động kiểm soát thị trường sẽ có sự kết hợp chặt chẽ đầu lên - đầu xuống trên cả toàn tuyến, phối hợp đồng bộ giữa các tỉnh từ Quảng Ninh, Lạng Sơn về Hà Nội.
Đối với nội tạng động vật - một sản phẩm đã bị cấm, song vẫn còn một lượng thẩm lậu qua biên giới. Ông Hải cho biết, khi lực lượng quản lý đánh mạnh trên tuyến đường bộ thì sau đó mặt hàng này lại bật sang tuyến đường sắt. Vừa qua ngày 23/10, Đội quản lý thị trường số 11 của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra 15 thùng nhựa chưa đến 1 tấn lòng lợn sơ chế, đã bốc mùi được chuyển vào Hà Nội để tiêu thụ.
Tuy nhiên, theo như ông Hải chia sẻ, đối với cả hai loại sản phẩm này, hiện cơ quan chức năng đang gặp khó khăn trong tiêu hủy - bởi bắt được là một chuyện, còn chuyện tiêu hủy số hàng tịch thu lại là một vấn đề không dễ giải quyết.
Theo dantri
Hành trình tận thu cây kim cương để bán sang Trung Quốc Với giá bán lên đến 10-12 triệu đồng/lạng (loại khô), cây kim cương đang được người dân một số xã ở huyện Kon Plong, Kon Tum đổ xô vào rừng tận thu để bán cho các thương lái người Trung Quốc. Nhiều năm nay, cây lá kim cương luôn được các thương lái Trung Quốc thu mua với giá ngày càng cao. Nếu...